Đồng Chánh – đồng tà Nguyện đem thân này ngụp lặn trong sự khổ đau cùng chúng sanh muôn loài hầu mong phổ truyền Thánh pháp , Cầu cho tất thảy chúng sanh muôn loài đều thành Phật Đạo . Nam mô địa tạng vương bồ tát ma ha tát Kính thưa anh chị em bạn đạo với sự hiểu biết nông cạn của mình , bản thân tôi vẫn luôn mong gắng sức góp công cho Thánh pháp nước nhà . Bản thân thấy rằng cái lí trong đạo Thánh vốn rất vi diệu , chẳng thể đem cái tâm phàm vốn chất chứa đầy thất tình lục dục mà lí giải cho tường tận . Chỉ mong dốc hết lòng thành mà cầu đạo thì may chăng các bậc Thánh minh trên cao cảm ứng thương xót , mà gia trì cho trí huệ được thông tỏ , cái tâm trở về với cái bản tính thanh tịnh hằng có , thì cũng coi như là đã không uổng phí một đời này / Nhận thấy vấn đề đồng chánh – đồng tà được khá nhiều anh chị em quan tâm , tôi cũng xin chắp bút mà có vài lời , cũng coi như là tận tâm , tận lực vậy . Sở dĩ , tôi đặt tiêu đề đồng chánh – đồng tà ,bởi lẽ : Thứ nhất cũng là để thuận theo cái sự hiểu biết và cách gọi của đại đa số các anh chị em . Thứ hai , cũng là để cho hợp với cái thời đại của bài viết này ra đời . Chứ còn về phần riêng tôi , tôi không hề đồng tình với cách gọi này . Bởi sao vậy ? bởi rằng đã là đồng thì không có đồng chánh hay đồng tà . ‘’’Đồng ‘’trong quan niệm dân gian là một biểu tượng trong sáng , một tâm hồn ngây thơ , non nớt , hay như trong đạo học coi rằng đó là một tâm hồn chưa bị cấu nhiễm . Một đứa bé – một tâm hồn trong sáng được chọn theo đúng các qui tắc ngặt nghèo - qui tắc được một cộng đồng làng xã xây dựng lên dưới sự giám sát chặt chẽ của các bậc thần minh . Một cồng đồng dân cư với truyền thống yêu nước , chân chất , mộc mạc , khẩn cầu đến đấng thần minh linh thiêng , hòng có được một cuộc sống , một cách cư xử hợp với thiên ý . Thì cớ sao có cơ hội cho các loài ma tà kia nhập xác mà tác quái . Ở một số nơi trên thế giới , những xác thân của những đứa bé vẫn có thể được sử dụng để truyền đạt thông điệp của thế giới ma quỉ , nhưng điều đó chỉ xảy ra khi có sự tác ý , lập pháp của các vị thầy tu luyện tà pháp . Như vậy , ở đây ta nhận thấy có 02 tác động chính để đánh giá về mức độ thành công của buổi lễ cầu Thánh minh giáng đồng nhân : Đồng nhân được chọn . Động cơ cầu đồng . Nhưng xem ra , yếu tố tiên quyết hàng đầu vẫn chính là yếu tố động cơ cầu đồng . Đúng như các bậc tiền nhân đã dạy : Tâm tà ắt gặp tà , tâm Phật ắt gặp Phật . Xét rằng , nếu như xưa kia , buổi lễ cầu đồng được diễn ra , nhằm thỉnh thiên ý đối với những việc hệ trọng của làng xã , hay cả một quốc gia ., Đó là xuất phát từ cái tâm thành , cái tâm mong cầu sự bình yên - hạnh phúc của cả một cộng đồng , nhằm mong muốn những chỉ dẫn của bậc Thánh minh , ắt sẽ tương ưng mà nhận được sự linh nghiệm cần thiết . Nhưng nếu là một buổi lễ cầu đồng để hòng mong muốn thần minh kia đồng ý ban cho những thứ trái với luân thường đạo lí thì e rằng cũng chỉ có ma tà ngập xác mà thôi . Xưa là vậy , nay cũng chẳng khác , trời đất dù có thay đổi nhiều qua năm tháng , yếu tố đồng nhân dù đã có sự thay đổi nhưng động cơ cầu đồng vẫn là yếu tố quyết định hàng đầu trong sự cảm ứng tương ưng . Ngày nay , tôi gặp khá nhiêu anh chị em cầu đồng . Từ giới tri thức , dân kinh doanh , lao động , học sinh đến ....thằng ăn trộm đều có thể trực tiếp tham gia cầu đồng . Như trên đã nói yếu tố đồng nhân đã thay đổi , được mở rộng ra rất nhiều . Tôi cho rằng điều này cũng là hoàn toàn phù hợp với qui luật phát triển tất yếu của xã hội . Bởi lẽ đạo không ngoài đời . Bởi lẽ đi song song với nhu cầu của cả cộng đồng xã hội luôn là nhu cầu của mỗi cá nhân . Mỗi cây mỗi hoa – mỗi nhà mỗi cảnh . Trăm con người là trăm hoàn cảnh khác nhau . Vậy ai cũng sẽ cần cho mình một sự chỉ bảo chi tiết tường tận . Thời kì này khi lòng tin của con người bị suy giảm thì người ta sẽ cần đến cho riêng mình một sự hướng dẫn thật cụ thể hơn là thứ gì đó chung chung cho cả cộng đồng . Yếu tố đồng nhân đã thay đổi , vậy động cơ cầu đồng thì sao ? Sẽ chẳng ai nhận mình là tà , ai cũng luôn tự cho mình là chánh . Nhưng thử hỏi , mấy ai cầu đồng để nhằm hoằng dương Thánh đạo , giúp đỡ quần sanh . Sẽ Thật buồn cười khi nói rằng : Tôi hầu Thánh để mong giúp đỡ quần sanh , bởi người ta sẽ cười bạn rằng : ‘ bạn thật ngốc , đó không phải là hầu thánh , bởi ngày nay người ta cầu đồng là mong Thánh ban cho đồng , lộc , tài , ....mà thôi . ‘’ Tôi cho rằng đây cũng là điều dễ hiểu , bởi nó xuất phát từ nhu chính trong mỗi con người chúng ta . Hay một số người nói rằng , họ hầu thánh bởi xuất phát từ sự kính ngưỡng các Ngài , tôi cho rằng trong này , cũng có tới 3 phần là điều không thật . Âu cũng là điều dễ cảm thông . Vậy , tương ứng với sự mong cầu lợi dục bản thân đó sẽ là tà hay các vị thần mình giáng xác đây ? Hiền nhân dạy rằng : Tà chánh vốn bất phân , trong một niệm mà chánh tà hiện đủ cả . Bởi vậy , có thể rằng : ‘’ Phóng hạ đồ đao , lâp địa thành phật . ‘’ Nên tôi cho rằng : Là tà nhưng có thể xuất niệm thiện lành thì vẫn cứ nên theo , là thiện mà tự sanh điều ác thì nên tránh xa . Trong đồng bóng ngày nay , để tìm được một đồng nhân có đầy đủ thiện nguyện của chư Thánh thì e rằng khó . Đây là Chánh trong chánh . Một phần còn lại là lực lượng tà – chánh bất phân . Tức là có chánh , có tà , có thiện – có ác , tác ý liên tục . Và lực lượng đồng nhân chủ yếu còn lại là tà tu chánh . Tại sao tôi gọi là tà tu chánh . Ban đầu những đồng nhân này hầu đồng để họ và phần vong hồn theo họ tự thỏa mãn lợi dục cá nhân , nhưng sau đó phần hồn và phần xác này đã biết kết hợp giữa cái lợi của mình với cái lợi của người . Tôi cho rằng đây là một quá trình tiến tu . Phần còn lại có lực lượng đồng nhân ngày nay đó là tà trong tà , sai càng thêm sai , sự tham lam , sự ngu dốt vô độ vốn là những thói xấu của loài ma quỉ . Nó không những được duy trì mà còn có phần gia tăng liên tục theo thời gian . Vậy để khi một người tìm đến sự giúp đỡ của các đồng nhân này thì hãy cứ theo hạnh nguyện ‘ Trên lo việc thánh – dưới gánh việc trần ; quên mình vì tha nhân ‘’ – một tinh thần hi sinh cao cả của nhà Thánh mà quán xét , mà đi khẩn cầu sự giúp đỡ ............ Sẽ có không ít sự khó khăn trong quá trình quán xét này , nhưng tôi tin rằng , nếu trước khi tìm đến sự giúp đỡ của các đồng nhân này , các anh chị em thật tâm biết xám hối thì tương ứng sẽ có những sự cảm ứng linh dị , được gia tiền tiền tổ , hay chính các vị Thánh minh đưa đường chỉ lối gặp được các đồng nhân chân chính giúp đỡ mình . Nhược bằng như tôi đã nói : Tâm xuất quỉ thần chứng – tâm ma ắt gặp ma . Hãy nhớ rằng , một đồng nhân : - Dạy bạn trộm cắp – không làm - Dạy bạn nói dối hại người – không làm - Dạy bạn tà dâm – không làm - Dạy bạn sát sanh hại vật , cúng thần cúng quỉ hòng cầu tiền bạc , sống lâu – không làm - Dạy bạn làm những việc thương thiên hại lí , hại người lợi mình – quyết không làm - Dạy bạn uống thuốc , hút thuốc , ăn chơi sa đọa – không làm Bởi Thánh là Thánh thiện , là chân lí chói lòa , là bỏ ác hành thiện , một tinh thần quên mình vì tha nhân . Bạn chớ vội tin vào những lời nói của đồng nhân vì cho rằng cho là lời của Thánh thần , hãy dừng lại và quán xét kĩ càng . Nhân đây , tôi cũng chỉ ra một trường hợp đồng chánh – đồng tà cho anh chị em biết được cái sự lí vi diệu của Thánh Đạo . T Trường hợp bà T – Hải Dương Có nhiều anh chị em cho rằng đây là tà , vì sao vậy ? vì bà T tự nhận mình là Mẫu và để con nhang đệ tự cúng bái mình như các bậc Thánh .... Có nhiều anh chị em cho đây là Chánh , vì bà đã thật sự giúp đỡ được khá nhiều người qua cơn hoạn nạn , .... Vậy bà là Chánh hay tà ? Người đời vốn hay nhầm lẫn cho tà là chánh , chánh là tà , nhầm tưởng cái thiện là ác , cái ác là cái thiện vậy . Tôi hay nói với anh chị em rằng , nếu như người đang bị cơ hành , nếu nghiệp không quá nặng , vong nghiệp có thể thỏa hiệp , cảm hóa được thì chỉ cần sám hối , nương theo pháp của chư vị phật thánh mà hóa giải , sẽ không cần phải trình đồng mở phủ tốn kém . Sẽ không tốn tiền là bao . Nhưng anh chị em lại cho rằng , sao không mất tiền được , sẽ không linh nghiệm , nên không ai dại gì mạo hiểm mà làm theo . Vậy nhân đây sẽ có một cơ để dẫn dắt điều này . Nhiều người cho rằng , việc bà T mở phủ tập thể là sai , bản thân tôi lại thấy đây chính là một cơ vậy . Như trên đã nói , người đời bây giờ , có bệnh sẽ ắt đi kêu cầu bốn phương , cái gì miễn phí thì sẽ ít quí trọng và ít ai có thể đặt niềm tin vào sự miễn phí này , kêu họ mở phủ trình đồng không mất tiền thì họ không tin , kêu họ mở phủ vài chục triệu thì họ kêu tốn . Vậy đây , mở phủ tập thể 3- 5 triệu , tôi cho rằng sẽ giúp được khá nhiều người . Và bằng chứng thấy rằng , nhiều người đã tạm thời qua cơn hoạn nạn nhờ thủ pháp này . ở đây ta thấy sự vi diệu trong đạo Thánh . Và thấy rằng , có thể những thứ hao tiền tốn của kia là do con người ngày nay đặt ra ? Đây là cái lí thứ nhất trong cơ . Cái lí thứ hai : Thấy rằng : Tại sao bà T xưng danh Mẫu , để bá tánh thờ cúng như tượng sống lại vẫn có thể tồn tại đến tận bây giờ ? Các Thánh sao không trừng trị ? Ở đây ta thấy , việc làm này của bà là hoàn toàn không thể chấp nhận được , đi ngược lại mọi giá trị đạo đức , ngược lại tông chí của Thánh đạo nước nhà . Nhưng tại sao bà vẫn tồn tại như một tượng đài . Tôi xin chỉ ra vài ý trong đây : - Thứ nhất , việc bà bị trừng trị sẽ xảy ra trong nay mai , đó như là một hệ quả tất yếu của những việc làm bà gây ra . Để thấy rằng công – tội của bà thời gian qua là song hành . Việc mở phủ tập thể của bà như trên đã giúp được khá nhiều người – đúng như tinh thần hoằng dương Thánh pháp và cũng là một sự tạo đà cho quá trình đưa đạo Thánh trở về với thưở đơn sơ : lễ mọn – tâm thành . - Thứ hai : Để thấy rằng ý nói : Thánh chấp từng ly là hoàn toàn sai lầm . Chúng sanh tự thân thiện – ác báo ứng , không phải không báo mà là chưa báo , chư vị không hề can thiệp vào quy luật tự nhiên này . Kể cả đó là sự mạo nhận trắng trợn , vô lễ . Cái lí thứ ba : - Rõ ràng , ở đây chúng ta thấy pháp lực của bà ( vong linh trợ pháp ) là không hề nhỏ , nhưng đó không hề có sự tham gia của bậc thánh minh , vậy đó là thế lực nào ? Như vậy ta rút ra : Không chỉ có các Thánh tứ phủ mới ngự đồng và tham gia nghi lễ hầu đồng , mà hiện có rất nhiều các cung cõi khác nhau đang dần tham gia , là cửu huyền thất tổ , là các atula , các thần .....đều có thể tham gia hầu đồng tứ phủ và giả danh tiên thánh . Cái lí thứ tư : - Là tà nhưng biết hướng thiện làm lành thì vẫn có công , trong trường hợp bà T cái tà thì ta đã thấy rõ , nhưng cái công quả không nhỏ chút nào, nó được thể hiện rất rõ trong phần quả , của phần dương công bà đang hưởng bấy lâu . Cái lí thứ năm : Sự sụp đổ của bà T là điều tất yếu , nhưng sau sự sụp đổ này , nhiều người đã và sẽ học cho mình một bài học xứng đáng về sự mê tín – lòng tin mù quáng – - Riêng những đồng nhân đang hành pháp , đây là một bài học sâu sắc về sự ảo tưởng sức mạnh , quyền năng . Tất cả những năng lực đến từ thế lực bên ngoài , không do tự thân rèn luyện mà có được , nếu không tự thân ý thức được về điều đó mà lạm dụng nó , thì trước sau cũng sẽ biến thành trò cười cho thiên hạ , hại người – hại mình mà thôi . MỘT HỒI CHUÔNG CẢNH TỈNH RUNG LÊN – ÔI ! MẪU T , MẪU CỦA MUÔN LOÀI . Hết ! chúc anh chị em bạn đạo thân tâm an lạc ! Đệ tự Vạn lợi – Đàm quang Vinh kính bút !
Mình có một số ý kiến như sau về chữ "Đồng", mọi người cùng đóng góp ý kiến nhé: Trong tín ngưỡng Tứ Phủ thì từ “Đồng” được nhắc đến rất nhiều, ví dụ như trong các thuật ngữ: lên đồng, hầu đồng, đồng thầy, thanh đồng, ốp đồng, đồng tân, đồng cựu, ... Vậy thì từ “Đồng” ở đây có ý nghĩa như thế nào? Trong Hán Nôm, từ “Đồng” được viết như sau: 僮Từ “Đồng” ở đây có ba ý nghĩa: - Ý nghĩa thứ nhất: Đứa nhỏ (vị thành niên). - Ý nghĩa thứ hai: Nô bộc, nô tì (như gia đồng – người đầy tớ trong nhà) - Ý nghĩa thứ ba: Họ Đồng Trong ba ý nghĩa trên thì ý nghĩa thứ ba là không liên quan đến Tín Ngưỡng Tứ Phủ, chỉ có ý nghĩa thứ nhất và ý nghĩa thứ hai là có thể liên quan. Một số người cho rằng chữ “Đồng” ở đây mang ý nghĩa thứ nhất tức là đứa trẻ nhỏ và giải thích điều này dựa trên quan điểm như sau: “Giải thích chữ đồng ở đây giống chữ đồng trong từ chỉ đứa trẻ con là vì khi hầu đồng thì người ngồi đồng giống như chiếc ghế để thánh ngồi (từ cốt có nghĩa là xác, có thể quan niệm khi hầu thánh người ngồi đồng chỉ là xác để chư thánh điều khiển). Khi đó người ngồi đồng không còn là chính mình nữa mà mang hình bóng của thần thánh (không quan niệm hồn thần thánh nhập vào và chỉ quan niệm bóng thánh ảnh vào mà thôi). Người ngồi đồng giống như đứa trẻ con thơ ngây trong sáng, quên đi cái tôi của mình mà hóa nhập vào hình bóng thần thánh.” Tuy nhiên theo quan điểm của tôi thì chữ “Đồng” ở đây phải mang ý nghĩa thứ hai mới là chuẩn, tức là chữ “Đồng” = Nô tì, nô bộc = Người phụng sự, người làm việc, hầu cận cho một ai đó. Vậy thì ở đây “Đồng” làm việc cho ai, phụng sự ai và hầu cận ai? Đó chính là Phật Thánh, là các vị Thánh Mẫu và các vị thánh khác trong Công Đồng Tứ Phủ. Nếu hiểu chữ “Đồng” theo ý nghĩa này thì các thuật ngữ khác sẽ trở lên dễ hiểu và sáng sủa hơn. Cụ thể như sau: - Lên Đồng, Hầu Đồng: để chỉ hành động làm việc, phụng sự, hầu cận các vị Thánh Tứ Phủ thông qua hình thức để các vị đó ốp vào và làm việc. - Tân Đồng: là những người làm việc phụng sự hầu cận phật thánh trong nghi lễ hầu đồng, nhưng tân đồng là người mới bước vào lĩnh vực này. - Đồng Cựu: là những người làm việc phụng sự hầu cận phật thánh trong nghi lễ hầu đồng, nhưng đồng cựu là những người đã bước vào lĩnh vực này một thời gian lâu dài và đã có nhiều kinh nghiệm. - Đồng Thầy: là những người làm việc phụng sự hầu cận phật thánh trong nghi lễ hầu đồng, nhưng đồng thầy là bậc thầy so với những người khác, có trình độ và quyền hạn cao hơn những đồng thông thường.
phân tích cùng bạn qua từ điển online nào 童 : đồng - Đứa trẻ 僮 như trên đã nói. 詷 và 同 dùng như nhau. mang nghĩa sau: 1.Hội họp, tụ tập hội đồng 會同 hội họp 2.Thống nhất, làm như nhau 3.Tán thành tán đồng 贊同 chấp nhận, đồng ý 同意 có cùng ý kiến. thường thấy dùng 公同 công đồng. từ 同 này là từ phổ biến trong tâm linh tam - tứ phủ. xưa nay ko thấy từ đồng nào khác từ đồng này:同 cũng có từ đồng giống 同 như thêm bộ nhân. 侗 thoạt nghe, nhìn và dập khuôn chữ Hán mà nghĩ thì có nghĩa lắm lắm. vậy mà lại ko kể cả trong tâm linh hết rồi, từ điển nói có vậy thôi
Cám ơn Nhất Tâm Tịnh, đúng là "Công Đồng" chính xác phải dùng chữ "同". Còn "Thanh Đồng" thì sao, có đúng là cũng phải dùng chữ 同 không vậy? Và đúng là nếu dùng chữ 同 thì giải thích cụm từ "Thanh Đồng" ra sẽ có ý nghĩa là gì ạ? Rất mong Nhất Tâm Tịnh giải đáp giúp mình câu hỏi này.
Bạn ơi cho mình hỏi 2 chữa hầu cận ở bài viết của bạn với nhé, mình k hiểu như mình hiểu thì hầu cận có nghĩ là theo hầu cận kề 1 ai đó, cụ thể ở đây là Đức Thánh, tức là làm những công việc của một người hầu hạ nhưng trong tình huống này thì k thể là người trần (ví dụ như mọi người vẫn hay nói bà cô tổ 1 dòng họ nhà người A theo hầu cận Đức Thánh Mẫu...) như vậy 2 từ hầu cận ở đây khác nhau thế nào hả bạn và theo mình hiểu như trên thì đã là hầu cận thì k thể là hành động của nhà ngài được (vì mình thấy hầu nhà ngài tức là bóng của nhà ngài là việc)
Có lẽ mình nên phân tích lại chữ "hầu cận" ở đây như sau: - Thứ nhất: "hầu cận" không phải là ở bên cạnh để hầu hạ như một người nô tì, mà "hầu cận" có nghĩa là thực hiện công việc nhà thánh. Chẳng hạn "Cô Chín" hầu cận "Mẫu Sòng", có nghĩa là "Cô Chín" thực hiện công việc nhà thánh dưới sự ủy quyền của Mẫu. - Thứ hai: "hầu cận" không hiểu theo một nghĩa hẹp đơn giản như bạn nghĩ, tức là chỉ có thể giữa người trần với người trần, hay giữa các vị thánh với các vị thánh, mà có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn, tức là giữa người trần với nhà thánh trong nghi thức hầu đồng. Cụ thể hơn, trong nghi thức hầu bóng, dưới sự ủy quyền của các vị thánh thì những hành động của đồng thầy hay thanh đồng chính là làm việc thay nhà thánh, và đó chính là sự hầu cận đích thực. Các vị thánh không hoàn toàn ốp vào thanh đồng, nhưng các vị thánh đã ủy quyền cho thanh đồng để thực hiện nghi lễ, và khi đã là làm việc dưới sự ủy quyền của các vị thánh thì đó được gọi là sự "hầu cận". Mình phân tích như thế không biết có ổn không, rất mong bạn góp ý.
cứ buồn cười nghĩ tới cảnh bà già nóng sốt dzán miếng Aikido trên chán, đắp chăn và dzên hừ hừ....nhưng vẫn ngoi cái đầu khỏi cái chăn và check CM.. hì hỳ...
đợi tí nhá, tra từ điển online xem nào để trả lời câu hỏi này. mong bạn cho biết bạn dùng từ Thanh Đồng là từ nào ? 青 và 清 đều là thanh. khác nhau ở bộ thủ 3 chấm thủy của từ 清. nghĩa và cách dùng : 1.青 : là tính từ chỉ màu sắc, trẻ trung 2.清 : trong sáng, minh bạch, rõ ràng, xinh đẹp , yên ổn 3.聲 thanh : tiếng, lời nói,tiếng tăm, danh dự, tuyên bố , âm nhạc bạn dùng từ nào trong 3 từ trên ?
Mình chưa biết nên dùng từ Thanh nào cả, hay là mình xét cả ba trường hợp trên đi Nhất Tâm Tịnh, nếu là trường hợp 1 thì sao, trường hợp 2 thì sao, trường hợp 3 thì sao, sau đó kết luận xem trường hợp nào là đúng nhất.
cái này ngoài khả năng của NTT . ko dám mạn đàm trên đây. qua face nói chiện nhé. cái nick của NTT là Đă...Ng....T. đã bình trên page Đạo Mẫu mà cậu lập ấy. hãy nói chiện bằng face cá nhân. ko fan page. ok ?
Ok, mình nói chuyện riêng cũng được, nhưng mà mình ít vào face lắm (vì không quen cách dùng). Hay là Nhất Tâm Tịnh gửi email cho mình nhé, email của mình là hungthang999@gmail.com. Có gì mình sẽ trao đổi qua email cũng được.
Nhìn chung những gì bạn ĐQV viết lách chia sẻ ở trên rất là đáng tuyên dương và khen thưởng, bởi chưa biết đúng sai nhưng những gì bạn viết thể hiện nó phát ra từ cái tâm nghiêm túc với đạo, có những trăn trở và tìm tòi cũng như những trải nghiệm dẫn tới hiểu biết thực tế, những gì bạn viết trên thì ai nhất tâm việc Thánh ít nhiều cũng đôi lần nghĩ tới, có người còn đang trăn trở chưa có câu trả lời, người thì đã được hồi đáp, người thì ngụp lặn với đời mà quên mất ... nhưng thôi, vạn sự tùy duyên, chưa ngộ thì mai, ngày kia, thứ 6 thứ 7 nào đó hoặc kiếp sau v.v... Với mình, nhà Thánh chính là cha là mẹ là tổ tiên gốc gác của chúng ta, ông Thích Ca, ông Jesus ở bển xét về dòng giống thì không phải, vậy nếu có ai đó đỡ đần khai thông cho các bạn thì chắc chắn đấy là ông Thánh, đúng như câu Phật ở xa Thánh ở gần. Nói vậy không phải để nâng cao hạ thấp điều gì, mà để các bạn hiểu rằng các Ngài vô cùng từ bi hỷ xả, chứ ko phải một ly cũng chấp như vẫn hay nghe nói, bởi nếu ko từ bi hỷ xả, đã chẳng giang tay ra cứu vớt các bạn làm gì. Bây giờ trong quan niệm của nhiều người việc quy thuận Thánh đạo, hầu đồng là việc "phải", nghĩa là miễn cưỡng, là mất tiền, là phiền phức, là dị hợm khác người. Nhưng họ đâu biết rằng cái diễm phúc được ngồi chiếu giữa là rất quý trọng, đáng tự hào, rằng thực chất nhiều ca cấp cứu sắp vong mạng nhưng được cha được mẹ giang tay ra cứu mà được thoát nạn, ấy thế mà xong xuôi lại quên mất ơn trên, ngồi nhăn nhở mà cười nói bốc phét rồi chẳng chịu tu tập gì cả ... Như vậy cha mẹ nào mà chịu cho nổi, bao công lao của cha mẹ thay đổi càn khôn để gia trì bảo trợ cho bạn, bao vất vả khó khăn kêu cầu tấu đối của gia tiên tiền tổ thế là cũng vô nghĩa, vậy thì chả còn cách gì hơn là thương cho roi cho vọt, bắt buộc phải dẫn tới cảnh hết sạch sành sanh cho nó sáng mắt ra, cho nó ngộ được cái manh áo đỏ, ấy là việc đương nhiên và vô cùng đúng đắn chứ ko phải 1 ly cũng chấp. Cái thói đời nó thế, sai lè ra vẫn còn tự huyễn hoặc đủ thứ lý do để bao biện, mấy ai chịu nhận ngay khuyết điểm đâu. Bây giờ lại chuyển sang mạch khác, mình lại hỏi các bạn rằng, từ khi biết đến cửa đền thần, các bạn thấy mình thay đổi thế nào, tốt hơn hay xấu đi, tâm sáng hơn hay u mê đi, đối nhân xử thế ra sao, học hành làm việc thế nào, có ý thức hơn với bản thân, gia đình và cộng đồng hay ko ?
"Mẫu The"? vị này tự phong cho mình làm Mẫu, phá vỡ nhưng nguyên tắc về tâm linh. Có câu "thượng sư dạy, hạ sư truyền", suy cho cung vị này cũng chỉ là đệ tử đang tu mà tự coi mình như Thánh, đặt ra những nghi lễ có thể nói là "vô cùng bất hảo"..Đây rõ ràng là tà. Nó dẫn tới 1 vấn đề là khi đệ tử bái Mẫu The làm thầy thì tức là họ cũng đồng tình với việc làm sai trái đó, hoặc là họ vẫn còn mê muội ko nhận ra. và nó dẫn tới 1 vấn đề nữa là nên rời xa vị thầy này càng sớm càng tốt, ko dễ để được làm người, nếu phí thời gian cho những việc làm bất minh như thế này quả là ko đáng. được cái gì? được thì sẽ phải mất, 1 chút lợi lộc chẳng hạn nhưng phước đức sẽ giảm đi. chả bao giờ có chuyện tự nhiên sung sướng cả, hoàn toàn có nhân duyên. Về việc vị này mở phủ "la liệt" thì đó chẳng phải là hoằng dương Thánh đạo gì cả, làm láo loạn thì đúng hơn. Thử hỏi trong những người vị này mở phủ cho thì vị ấy nhớ mặt được bao người, dạy dỗ được bao người, hay là cứ xoè tiền ra là “đóng dấu”? ĐÚng là phú quý sinh lễ nghĩa, nếu ko vì cái lời đồn hễ ra lễ là được đắc tài sai lộc thì nhiều cảnh nhiễu nhương mê tín dị đoan, tiền mất tật mang ko tràn ngập như hiện nay. Tâm linh nó là hoàn toàn khác với chuyện thế gian, muốn lên trên đỉnh núi Tiên- thì ko thể vác theo bao "vàng" nhân thế. vai trò của người Thầy là rất quan trọng để định hướng cho đệ tử. CÓ bản kinh văn hiếm hoi "Thiên tiên thánh mẫu phổ tế quần sinh chân kinh" do Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng. bản này viết bằng chữ quốc ngữ nên dễ hiểu, khác với nhiều bản Hán-Việt đọc thấy khó hấp thụ. Trong Kinh có đoạn Mẫu dạy: "Vì các con muốn vui tránh khổ, nhưng lại không biết thế nào để được an vui. Cho nên mới gây tội mổ bụng con cá, xé xác con vịt, bẻ cổ con gà. Rồi ăn uống với nhau cho thế là vui - hễ vui thì nghĩ rằng hết khổ. Nhưng không biết cái uất khí của chúng oán hờn, để rồi đem lại cái không may cho mình. Ông trời có đức hiếu sinh, các con nên nhớ lấy mà nằm lòng lời Ta, chớ có giết hại, chớ trộm cắp, chớ tranh vợ cướp chồng người khác, chớ lừa gạt người, chớ say sưa chẳng tỉnh rồi làm ra điều ác. Sửa được dần như thế là không gieo nhân khổ, chư thánh chúng sẽ độ trì. Vì người đó mà giúp đỡ cho gặp những cái may mắn an lành lớn. Nguyện gì cũng được dễ dàng thành tựu. Hãy nhớ 4 điều dưỡng thân tu Phúc. 1- Bố thí của cải đến người khác, cúng dường, từ thiện. 2- Nói lời chân thật, ngọt ngào dễ nghe, thường học Phật Pháp. 3- Hành động lợi ích cho mọi chúng sinh. 4- Hoà đồng với mọi người , chia sẻ sự đúng đắn. Nếu cố gắng tu dưỡng chín điều quý báu này thì quý vị đã tạo Phúc vô lượng. Là cái nhân để Phật Thánh phù hộ độ trì. Hãy nhớ rằng Ta cũng không giúp được gì nếu quý vị tạo nhiều ác nghiệp, chẳng có căn lành phước đức. Ta luôn muốn giúp đỡ các con nhưng phải tùy thuộc vào Phước đức nữa. Đừng xin cầu nhiều mà mất công vô ích. Đối với chư Thiên, Thánh chúng hãy cúng kiến trang nghiêm, sạch sẽ, thanh tịnh. Chớ bày vẽ cho tốn rồi chẳng lợi ích chi cả. Ta cần các con sửa tâm mới là thứ quý báu nhất dâng đến ta." Rất minh bạch, các vị Thầy cứ dạy để tử thế này, Kinh Phật-Thánh cư được lưu truyền rộng rãi thì những hình thức mê tín dị đoan đâu còn, tiền mất tật mang-thảm hoạ tâm linh đâu còn,... Đồng cao bóng cả, oai linh bốn phủ mới rạng rỡ làm sao..
Cámon bac Dam Gia da viet bai nay, bai viet nay chi la nhung khia canh tuong doi, hien tuong cac thanh dong lam nhieu sai trai qua nhieu nhung van it nguoi dam vach mat vi so bua chu.... mong Bac Dam Gia mo rong bai viet va thang than phe phan