Đền thờ hai vị thánh Tổ ca trù Quảng Yên

Thảo luận trong 'Ca trù' bắt đầu bởi ConNhangDeTu, 26/3/12.

Lượt xem: 2,866

  1. ConNhangDeTu

    ConNhangDeTu New Member

    Mới đây, nghệ thuật Ca trù của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Trong bộ hồ sơ nghệ thuật Ca trù Việt Nam trình lên UNESCO đề cập đến Đền thờ hai vị thánh Tổ ca trù Quảng Yên (Hà Nội).



    Làng Quảng Nguyên có tên Nôm là Kẻ Bưởi, thuộc xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa (Hà Nội). Trong số 18 xóm của làng Quảng Nguyên có đến hai xóm mang tên Nhà Trò phân biệt nhau bởi hai chữ lớn và nhỏ. Ngôi đền thờ nhị vị thánh tổ ca toạ lạc khiêm tốn giữa xóm Nhà Trò lớn. Người trông nom ngôi đền cũng là nhà thờ tổ họ Nguyễn Ngọc là ông Nguyễn Ngọc Anh, 61 tuổi. Ông Anh là con thứ nhưng vì ông cháu trưởng tộc sinh sống ở Hà Nội, nên ông được nhận việc này.


    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD="class: cms_img"][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: cms_imgCaption"]Cồng Nhà Trò nhỏ ở Quảng Yên.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Đền có bốn gian nhìn hướng nam, quá giang vượt, đòn tay tre, lợp ngói di, sân lát gạch bát, xung quanh có tường bao. Tường hậu ba gian nhà ngoài mở ba cửa lớn, bên trong là điện thờ - mái cuốn vòm, bệ xây. Nhìn từ ngoài, ban giữa thờ các vị tiên tổ dòng họ Nguyễn Ngọc, dòng họ truyền đời giữ nghệ ca trù trong làng; ban bên phải thờ nhị vị thánh tổ Ca trù; ban bên trái thờ ông bà cha mẹ ông trưởng tộc, họ đều là những nghệ sĩ nổi tiếng một thời. Ban thờ Thánh, nổi bật hai bức phù điêu lớn cỡ 45 cm x 95 cm, sơn son thếp vàng trạm chân dung Thánh ông, Thánh bà. Thánh ông gương mặt phương phi, đầu đội mũ cánh chuồn, hai tay cầm hốt ngà nâng trước ngực, vận áo bào đỏ. Thánh Bà gương mặt phúc hậu, đội mũ miện hai bên buông ngù, tay phải cầm quạt xếp, vận áo bào vàng cổ thõng lộ màu yếm đỏ. Mỗi bức đều được đặt trong chiếc khung trạm khắc hình cửa khám có cửa võng, có lưỡng long chầu nguyệt, đều sơn son thếp vàng. [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD="class: cms_img, align: center"][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: cms_imgCaption"]Bài vị ngài Đinh Dự.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Trên án đặt trang trọng một hòm sắc đã ngả sẫm màu thời gian. Nhưng thật tiếc, khi mở ra, chỉ là hòm rỗng không. Các bản sắc phong, vì nguyên do nào đó nay đã thất lạc hết. Căn cứ vào truyền thống ca trù ở Hà Tây (cũ) và các tỉnh trong vùng thì nhị vị Thánh tổ được tôn thờ ở đây chính là ngài Đinh Dự và công chúa Mãn Đường Hoa. Theo truyền ngôn trong dòng họ, thì hai bức phù điêu chân dung, chính là vật báu do triều đình ban tặng để suy tôn công đức giáo hoá của các Ngài. [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD="class: cms_img"][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: cms_imgCaption"]Bài vị công chúa Mãn Đường Hoa.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Còn một di vật quý khác lưu giữ những thông điệp cô đúc nhất về dòng họ Nguyễn Ngọc với giáo phường ca trù Quảng Nguyên, đó là bức hoành phi treo ở chính điện do mấy ông cháu ngoại cung tiến năm 1946 với bốn chữ Hán: “Trình thị dư phong”. Theo đó, “Trình thị” chỉ Trình Y Xuyên, một đại Nho đời Tống chuyên việc chú giải Kinh, Truyện; “Phong” chỉ lời phong dao trong dân gian, nghe đó có thể biết được phong tục của mỗi dân tộc trong lịch sử… Cả câu tạm hiểu là: Họ Nguyễn Ngọc thuộc dòng họ đại Nho, dòng họ lưu truyền nghề ca trù của tổ tiên để lại. Tại khám thờ chính điện, còn lưu một tấm mộc phả (phả khắc trên bảng gỗ). Trên bản chép ra giấy, dòng lạc khoản có ghi: Người chủ trì việc khắc bản văn là cụ tổ đời thứ 6 họ Nguyễn ở Quảng Nguyên - Nguyễn Đình Nhã; thời gian khắc là ngày mồng tám tháng tư năm Giáp Dần (1794). Như vậy chí ít đền thờ này được xây dựng đến nay (2009) đã có tuổi 215 năm. Đây là một di tích văn hoá quý hiếm về truyền thống ca trù của nghìn năm Thăng Long - Hà Nội.
    Nguồn:http://cacdongho.vn/TabId/103/ArticleId/68/PreTabId/464/Default.aspx
     

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. Triều Viên

    Triều Viên New Member

    Hihihi............... Hai bài vị này đẹp quá. Ở đâu làm được loại này nhỉ?
     
  3. Trí Minh

    Trí Minh Active Member

    Đây được gọi là tranh gỗ, hoặc tượng bán thân gỗ, làng Sơn Đồng làm được loại này, loại hình này phổ biển cuối Lê đầu nguyễn. Ở chùa Trăm Gian còn một bộ Thập điện diêm vương rất nổi tiếng.

    ---------- Post added at 05:25 PM ---------- Previous post was at 05:24 PM ----------

    2 vị trên là Thanh Xà đại vương và Mãn Đường Hoa công chúa.
     
  4. Triều Viên

    Triều Viên New Member

    Bác dạy em lấy làm phải ạ. Nhưng bác ơi sao hai Ngài này tên hay nhỉ như bên Bốn phủ nhà em ý......... hihihi.... Dung nghi tươi đẹp quá....
     
  5. Trí Minh

    Trí Minh Active Member

    Ngày xưa thành thần đều tên thế cả, nam thần đa số là đại vương, nữ thần là công chúa.
     
  6. Quyet_Son_Dong

    Quyet_Son_Dong New Member

    Bài vị công chúa Mãn Đường Hoa. bên tay phải mắt mình nhìn vào thì thiếu mất một vế rồng , đẹp như thế mà không bảo quản , để thất thoát thì lãng phí quá , nhà em được cái cũng có duyên với cửa nhà phật , nhà thánh , có nhiều đình đền miếu mạo có rất nhiều đồ cổ , nhưng chết cái do thời gian , biến cố và thăng trầm của lịch sử đôi khi không còn được nguyên vẹn ,
     
  7. Lãng

    Lãng New Member

    sống động quá
    nhìn qua cứ tưởng khám thờ chứ chả phải tranh ;)
     

Chia sẻ trang này