Đệ Tam Thánh Mẫu và sự tranh luận liên quan đến dân tộc Việt Nam

Thảo luận trong 'Bài viết nghiên cứu Đạo Mẫu' bắt đầu bởi Trí Minh, 26/6/11.

Lượt xem: 2,825

  1. Trí Minh

    Trí Minh Active Member

    Gần đây trên một số diễn đàn có sự tranh luận về Thánh Mẫu đệ tam với sự liên quan đến Bách Việt Thủy tổ. Trí Minh xin trích đăng một số tranh luận sưu tầm trên diễn đàn để rộng đường dư luận, và cũng là để tham khảo ý kiến anh chị em trước khi hiệu đính hoản chỉnh bản Ngọc Phả và Đệ Tam Thánh Mẫu Xích Lân Long Nữ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/7/11

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. Trí Minh

    Trí Minh Active Member

    Mẫu Đệ Tam Thoải Cung


    Thánh Mẫu (Bà Chúa)Thoải Phủ. Bà vốn là con Vua Bát Hải Long Vương Thủy Quốc Động Đình, theo lờiVương Phụ, bà kết duyên cùng Kính Xuyên (là con Vua Đất). Một buổi, Kính Xuyênđi vắng, tiểu thiếp Thảo Mai tìm cách giả đồ thư để hãm hại cho bà. Kính Xuyênmù quáng, nghe lời Thảo Mai vu cho bà thất tiết, đem đóng cũi, bỏ lên rừng chothú dữ ăn thịt. Tại nơi rừng sâu bà không những được thú rừng yêu quý, mang vậtquả đến dâng mà còn tình cờ gặp được nho sĩ Liễu Nghị. Cảm thương trước nỗi oancủa bà, Liễu Nghị theo lời ngỏ, mang thư của bà về đến Hồ Động Đình, kể hết sựtình về cho vua cha. Sau đó vua cha sai người đi đón và bà được minh oan, rồikết duyên cùng Liễu Nghị, còn Kính Xuyên và Thảo Mai thì bị trừng phạt. Saunày, theo một số câu chuyện, bà thường hiển linh, phù hộ cho những người đibiển khỏi sóng to gió lớn nên được nhân dân biết ơn và lập đền thờ ở khắp nơicửa sông, cửa biển.


    Khi ở chốn Động Đình bàvốn là con vua cha Bát Hải nên được gọi là: “Động Đình Trung Công Chúa Ngọc HồThần Nữ”, sau này bà còn có danh hiệu: “Bạch Ngọc Thủy Tinh Xích Lân Long NữCông Chúa”.Vậy nên trong văn thỉnh Đức Thánh Mẫu cũng có hát rằng:



    “Thỉnh mời Đệ Tam ThánhTiên

    Xích Lân Long Nữ ngựmiền Thoải Cung

    Kính Xuyên sớm kết loanphòng

    Thảo Mai tiểu thiếp ralòng gieo oan

    Kinh Xuyên chẳng xétngay gian

    Vàng mười nỡ để lầm thansao đành

    Lòng trời thương kẻ ngaylành

    Xui quan Liễu Nghị nhosinh tìm vào…”



    Đền thờ Mẫu Thoải có khánhiều nhưng hầu hết đều do lòng thành kính của nhân dân hoặc do nơi cửa sôngcửa biển chứ hầu như không có dấu tích của Mẫu vì Mẫu không giáng trần. Nổitiếng nhất có Đền Mẫu Thác Hàn Sơn ở huyện Hà Trung, Thanh Hóa, nơi bến Đò Lèn,còn có Đền Mẫu Thoải ở thị xã Lạng Sơn, gần sông Kì Cùng, và có ngôi đền ở bếnsông Hồng, gần cầu Chương Dương, Gia Lâm cũng tên là Đền Mẫu Thoải hay còn gọilà Đền Cửa Sông.

    Ngày tiệc chính của MẫuThoải là ngày 10/6 âm lịch, thường được tổ chức long trọng nhất là ở Đền MẫuThác Hàn Sơn.

    (Trích nguồn nhacdantoc.net)
     
    1 person likes this.
  3. Trí Minh

    Trí Minh Active Member

    Tôi nghĩ Kính Xuyên có thể là Kinh Dương Vương vì Dương là Giang = Xuyên, Kinh đọc thành Kính, hoặc giả Kính Xuyên là vị vua phương Bắc (Kính với nghĩa kính trọng, Xuyên hay Giang là hành Thuỷ, tượng của phương Bắc).


    Nếu vậy thì chuyện Mẫu Thoải con vua cha Bát Hải Động Đình trùng với truyền thuyết Kinh Dương Vương lấy con gái Thần Long Động Đình. Hay Mẫu Thoải là mẹ Lạc Long Quân, là mẫu tổ của Bách Việt..

    Comment của bạn Minh Xuân bên diễn đàn lý học đông phương.
     
  4. Trí Minh

    Trí Minh Active Member

    Trích Đại Việt sử ký toàn thư, Kỷ Hồng Bàng Thị, phần Kinh Dương Vương:
    Vua lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân (Xét: Đường kỷ chép: thời Kinh Dương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Động Đình Quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên, bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Động Đình Quân. Thế thì Kinh Xuyên và Động Đình đời đời làm thông gia với nhau đã từ lâu rồi).

    Như trên thì chuyện Kinh Xuyên lấy con gái Động Đình đã được ghi lại trong... Hoa sử (Đường kỷ). Chuyện này hoàn toàn trùng với sự tích Mẫu Thoải của Việt Nam. Kinh Dương Vương là vua Việt cũng là vua Hoa Hạ vậy.


    Comment của bạn Minh Xuân bên diễn đàn lý học đông phương.
     
  5. Trí Minh

    Trí Minh Active Member

    Trí Minh có đồng quan điểm với bạn Minh Xuân vì Kính Xuyên là con thứ hai của Kinh Xuyên Vương. Kinh Xuyên vương tức là vua của đất Kinh Châu và Xuyên Châu hay còn gọi là Dương Châu. Mà đức Bách Việt Thủy Tổ của chúng ta là Kinh Dương Vương - Lộc Tục. nên rất có thể thủy tổ của chúng ta còn có một tên khác là Kính Xuyên trước khi được thế tập vương vị Kinh Dương Vương.
     
  6. Thanh Tùng

    Thanh Tùng Thành viên Bị cấm

    Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ( Triều Liệt Đại Phu, Quốc Tử Giám Tư Nghiệp, Kiêm Sử Quan Tu Soạn, Thần Ngô Sĩ Liên Biên ) - Quyển I ( "Thời Hoàng Đế dựng muôn nước, lấy địa giới Giao Chỉ về phía Tây Nam, xa ngoài đất Bách Việt. Vua Nghiêu sai Hy thị (1) đến ở Nam Giao (2) để định đất Giao Chỉ ở phương Nam . Vua Vũ chia chín châu (3) thì Bách Việt (4) thuộc phần đất châu Dương, Giao Chỉ thuộc về đấy. Từ đời Thành Vương nhà Chu ( 1063-1026 TCN ) mới gọi là Việt Thường thị (5) , tên Việt bắt đầu có từ đấy." )

    Phần luận về Kinh Dương Vương. Sử thần Ngô Sỹ Liên chép:
    "Tên húy là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông (6). Nhâm Tuất, năm thứ 1. Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh (7) lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua (Kinh Dương Vương). Vua là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Vua cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ. Vua lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân...."
    Sử thần Ngô Sỹ Liên luận bàn việc này như thế này:
    "Khi trời đất mới mở mang, có thứ do khí hóa ra, đó là Bàn Cổ thị. Có khí hóa ra rồi sau có hình hóa, không thứ gì ngoài hai khí âm dương cả. Kinh Dịch (8) nói: "Trời đất nung ủ, vạn vật thuần hóa, đực cái hợp tinh, vạn vật hóa sinh" Cho nên có vợ chồng rồi sau mới có cha con, có cha con rồi sau mới có vua tôi. Nhưng thánh hiền sinh ra, tất có khác thường, đó là do mệnh trời. Nuốt trứng chim huyền điểu mà sinh ra nhà Thương (9) , giẫm vết chân người khổng lồ mà dấy nhà Chu (10) , đều là ghi sự thực như thế. Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao? Xét sách Thông Giám Ngoại kỷ (11) nói: Đế Lai là con Đế Nghi; cứ theo sự ghi chép ấy thì Kinh Dương Vương là em ruột Đế Nghi, thế mà kết hôn với nhau, có lẽ vì đời ấy còn hoang sơ, lễ nhạc chưa đặt mà như thế chăng?"
    Nếu xét theo " Đại Việt Sử Ký Toàn Thư " mà lấy luận của Sử thần Ngô Sỹ Liên làm gốc thì em đồng ý với tích này

    * Ghi chú::
    (1) Hy thị: Tương truyền vua Nghiêu sai anh em họ Hy (Hy thị) và họ Hòa (Hòa thị) đi bốn phương để trông coi công việc thiên văn lịch pháp. Hy Thúc là em Hy Trọng đến ở miền đất phương Nam

    (2) Kinh Thư: chép vua Nghiêu sai Hy Thúc đến ở Nam Giao (Hy Thúc trạch Nam Giao). Chỉ cho Nam Giao là phương Nam. Mãi đến thời Đường, Tư Mã Trinh mới giải thích Nam Giao là Giao Chỉ ở phương Nam.

    (3)Chín châu là Ký, Duyện, Thanh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Lương Ung.

    (4)Bách Việt: là từ mà người Hán dùng để gọi chung các tộc người khác Hán sống ở miền nam Trung Quốc thời xưa. Từ này lần đầu tiên thấy chép trong Sử Ký (Ngô Khởi Truyện của Tư Mã Thiên.

    (5)Việt Thường Thị: tên nước thời cổ ở phía Nam Trung Quốc có quan hệ với nhà Chu (hiến chim trĩ cho Thành Vương), lần đầu tiên được ghi trong sách Thượng Thư Đại Truyện. Có nhiều giải thích khác nhau, có thuyết nói rằng Việt Thường Thị ở miền quận Cửu Đức, tức miền Hà Tĩnh ; có thuyết nói Việt Thường thị ở vị trí nước Lâm Ấp đời sau

    (6)Thần Nông: theo truyền thuyết Trung Quốc, là một trong 5 vị đế thời thượng cổ, dạy dân biết cày bừa trồng trọt, cũng gọi là Viêm Đế.

    (7)Ngũ Lĩnh: theo tài liệu này là chỉ 5 ngọn ở biên giới phía nam của Trung Quốc. Theo Quảng Châu ký, đó là các núi: Đại Dũ, Thủy An, Lâm Hạ, Quế Dương, Yết Dương.

    (8)Kinh Dịch: Hệ từ

    (9) Truyền thuyết Trung Quốc nói là bà Giản Địch (vợ thứ Đế Cốc) nuốt trứng chim huyền điểu, có mang, sinh ra ông Tiết, tổ của nhà Ân - Thương.

    (10) Bà Khương Nguyên giẫm vết chân người khổng lồ, sinh ra ông Khi, tức Hậu Tắc, tức là tổ nhà Chu.

    (11) Thông giám ngoại kỷ: là phần Ngoại Kỷ của sách Tư Trị Thông Giám do Tư Mã Quang đời Tống soạn


    Toàn bộ đoạn trích trên đều trích dẫn nguyên văn theo sách " Đại Việt Sử Ký Toàn Thư " quyển I - trang 2 của sử thần Ngô Sỹ Liên
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/6/11
    1 person likes this.
  7. Thanh Tùng

    Thanh Tùng Thành viên Bị cấm

    Sách " Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục " - Tiền Biên - phần 1 của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn chép:
    " Hồng Bàng thị. Đầu là Kinh Dương Vương, tương truyền là vua trước tiên của nước Việt ta. Kinh Dương Vương sinh Lạc Long Quân. Hùng Vương là con Lạc Long Quân.
    Nguyên xưa, Đế Minh, cháu ba đời Viêm đế Thần Nông thị , đi tuần sang Nam, đến Ngũ Lĩnh, lấy Vụ tiên nữ , sinh con là Lộc Tục có đức tính hoàn toàn. Đế Minh yêu Lộc Tục lắm, muốn truyền ngôi cho, nhưng Lộc Tục cố nhường cho anh là Nghi. Bấy giờ mới lập Đế Nghi làm vua nối ngôi, thống trị phương Bắc (Trung Quốc), phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương, thống trị phương Nam, vua lập Thần Long, tức con của Động Đình Quân làm Hậu


    Theo tài liệu nghiên cứu " Kinh Dương Vương và huyền thoại nước Xích Quỷ " của Ths Nguyễn Tuấn Anh - Trường ĐH KHXG & NV Hà Nội - mã HS: DE.QHX.3549 ( thực hiện đề tài năm 2007 ) thì:

    " Năm 2879 TCN, Kinh Dương Vương lập nên nhà nước Xích Quỷ, nhà nước sơ khai đầu tiên của chúng ta. Xích Quỷ là tên một ngôi sao có sắc đỏ rực rỡ nhất trong Nhị thập bát tú trên bầu trời (Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh biên soạn, trang 168, Hàn Man Tử hiệu đính, Trường Thi xuất bản năm 1932). Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ: phía Bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam, Trung Quốc), phía Nam giáp Hồ Tôn, Chiêm Thành; phía Đông giáp bể Nam Hải; phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc). Lúc đầu Vương đóng đô ở núi Ngàn Hống (hay còn gọi là Hồng Lĩnh), thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay. Sau đó, Vương dời đô về Ao Việt (Việt Trì).

    Trong Lịch triều Hiến chương Loại chí của Phan Huy Chú cũng đã nói tới việc Kinh Dương Vương dời đô ra đây. Hiện nay ở Việt Trì còn có các di tích lâu đài cũ như: Minh Đường, Lâu Phượng, Lâu Hạ, Minh Nông… đặc biệt còn có di tích cung Tiên Cát dựng lên thời đó cho Quốc Mẫu Thần Long-hoàng hậu Kinh Dương Vương. Sau khi Quốc Mẫu mất, Tiên cung này được xây đền thờ, tức là đền Tiên Cát thờ Thủy Tổ Quốc Mẫu ngày nay."


    Trước mắt khảo sát qua 3 tài liệu như thế này thì đều thấy rằng: mặc dù không nói nhiều đến vị Hậu của Kinh Dương Vương, nhưng đều ở một điểm chung thống nhất là: Ngài là con gái Động Đình Quân - Thần Long. Và đều đồng nhất quan điểm rằng: Ngài là thủy tổ thánh mẫu của Việt Nam ta. Cho nên em đồng ý về tích của đức thánh Mẫu Đệ Tam mà a Trí Minh dã trích dẫn ở trên ak
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/6/11
  8. Trí Minh

    Trí Minh Active Member

    anh cũng có quan điểm thế nhưng còn chờ nhiều ý kiến của các bạn khác xem sao, biết đau lại có nhiều ý kiến hay nữa, hoặc tài liệu dẫn chứng thêm cho quan điểm này Tùng nhỉ.
     
  9. Thanh Tùng

    Thanh Tùng Thành viên Bị cấm

    Em có đọc thêm "Lĩnh Nam Chích Quái", tham khảo được truyện họ Hồng Bàng thì như thế này:

    LĨNH NAM CHÍCH QUÁI​

    "
    Truyện họ hồng bàng​
    Đế Minh cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông sinh ra Đế Nghi, sau nhân đi tuần về phía
    Nam đến núi Ngũ Lĩnh lấy được con gái bà Vụ Tiên rồi trở về, sinh ra Lộc Tục. Tục dung
    mạo đoan chính, thông minh phúc hậu, Đế Minh rất lấy làm lạ, muốn cho nối ngôi mình. Lộc
    Tục cố từ, xin nhường cho anh. Đế Minh liền lập Nghi làm kẻ nối ngôi. Lại phong Lộc Tục là
    Kinh Dương Vương để trị đất Nam, lấy hiệu nước là Xích Quá. Kinh Dương Vương có tài đi
    dưới Thủy Phủ, lấy con gái Long Vương ở hồ Động Đình, sinh ra Sùng Lãm hiệu là Lạc Long
    Quân, cho nối ngôi trị nước. Kinh Dương Vương không biết đi đâu mất. Lạc Long Quân dạy
    dân việc cày cấy nông tang, đặt ra các đẳng quân, thần, tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng,
    đôi khi trở về Thủy Phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự, không biết do đâu được thế. Hễ dân
    có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: "Bố ơi! sao không lại cứu chúng tôi". Long Quân tới
    ngay, sự linh hiển của Long Quân, người đời không ai lường nổi. Đế Nghi truyền ngôi cho
    con là Đế Lai, cai trị Bắc phương. Nhân khi thiên hạ vô sự bèn sai quần thần là bọn Xuy Vưu
    thay mình trông coi quốc sự rồi đi tuần xuống nước Xích Quỷ ở phía Nam. Khi đó, Long
    Quân đã về Thủy Phủ, trong nước không có chúa. Đế Lai bèn để ái nữ là âu Cơ và các thị tỳ
    ở lại nơi hành tại rồi đi chu du thiên hạ, ngắm các nơi danh lam thắng cảnh. Thấy hoa kỳ cỏ
    lạ, trân cầm dị thú, ngọc ngà vàng bạc... các thứ đá quý, các cây trầm, đàn cùng các sơn hào
    hải vật không thiếu thứ gì, khí hậu bốn mùa không lạnh không nóng, Đế Lai rất ái mộ, vui
    quên trở về. Dân phương Nam khổ vì bị người Bắc phương quấy nhiễu, không được yên
    sống như xưa mới cùng gọi Long Quân rằng: "Bố ơi ở đâu mà để cho dân Bắc xâm nhiễu
    phương dân".
    Long Quân đột nhiên trở về, thấy âu Cơ có dung mạo đẹp đẽ kỳ lạ, trong lòng vui mừng,
    bèn hóa thành một trang thiếu niên phong tư tú lệ, tả hữu kẻ hầu người hạ đông đúc, vừa đi
    vừa ca hát đánh trống. Cung điện tự nhiên dựng lên. âu Cơ vui lòng theo Long Quân. Long
    Quân giấu âu Cơ ở Long Đài. Nham Đế Lai trở về, không thấy âu Cơ, sai quần thần đi tìm
    khắp thiên hạ. Long Quân có phép thần thông biến hóa thành trăm hình vạn trạng yêu tinh,
    quỷ sứ, rồng, rắn, hổ, voi... làm cho bọn đi tìm đều sợ hãi không dám sục sạo, Đế Lai bèn
    phải trở về. Truyền ngôi đến đời Du Võng, thì Xuy Vưu làm loạn. Vua nước Hữu Hùng là
    Hiên Viên đem chư hầu tới đánh nhưng không được. Xuy Vưu mình thú mà nói tiếng người,
    có sức khỏe dũng mãnh. Có người dạy Hiên Viên dùng trống da thú làm lệnh, Xuy Vưu sợ
    hãi chạy về đất Trác Lộc. Đế Du Võng xâm lăng chư hầu, cùng Hiên Viên giao binh ở Phản
    Tuyền đánh ba trận đều bị thua, bị giáng phong ở đất lạc ấp rồi chết ở đó. Giòng họ Thần
    Nông tới đây thì hết. Long Quân lấy âu Cơ rồi đẻ ra một bọc, cho là điềm bất thường, vứt ra
    cánh đồng; qua sáu bảy ngày, bọc vỡ ra một trăm quả trứng, mỗi trứng nở ra một con trai,
    mới đem về nhà nuôi. Không phải bú mớm, các con tự lớn lên, trông đẹp đẽ kỳ dị, người nào
    cũng trí dũng song toàn, người người đều kính trọng cho là triệu phi thường. Long Quân ở
    lâu dưới Thủy Quốc vợ con thường muốn về đất Bắc
    ......"
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/6/11
  10. Thanh Tùng

    Thanh Tùng Thành viên Bị cấm

    Cả nhà có ai tìm được tài liệu nào sát thực về Động Đình Hồ và truyền thuyết về đề Đền thờ Long Thần trên đảo Quân Sơn - Hồ Nam Trung Quốc thì đưa lên cho anh em tham khảo với. Mình nhớ khi trước mình có đọc được tài liệu này và thấy có nói rất nhiều đến việc Kinh Dương Vương con của Đế Minh lấy con gái của Động Đình Quân là Thần Long Nữ và từ đấy bắt cội của tộc Việt. Nhưng giờ tìm lại thì có nhiều tài liệu về Động Đình Hồ nhưng ko tài liệu nào sát thực cả. Thức cả đêm hôm qua lục lại nhưng ko tìm ra. Hix, ai tìm đc thì chia sẻ nhé. Cái này thực là tài liệu rất quý, tìm được là rất kho nhưng mong anh chị em hoan hỉ giúp đỡ cho.
     
  11. Trí Minh

    Trí Minh Active Member

    Anh có nhiều điều khi đọc và nghiên cứu làm anh muốn tin rằng Thánh Mẫu đệ tam là Hoàng Hậu của Kinh Dương Vương, là Tổ Mẫu của dân tộc mình. Vì Kinh Xuyên là con thứ 2 của vua Kinh Xuyên Vương, Đức Kinh Dương Vương cũng là con của vợ lẽ vua Đế Minh, em cùng cha khác mẹ với Đế Nghi.
     
  12. Thanh Tùng

    Thanh Tùng Thành viên Bị cấm

    A nói rõ thêm về ý kiến này đi ak.
     
  13. damquangvinh

    damquangvinh New Member

    "Đừng vội tin-tưởng những cái gì mà người ta thường lặp đi lặp lại luôn. Đừng vội tin-tưởng một điều gì dù điều đó là một tập tục cổ truyền đã trải qua nhiều thời-đại. Đừng vội tin-tưởng một điều gì dù điều đó là điều người ta hay đồn và hay nói đến luôn. Đừng vội tin-tưởng điều gì dù điều đó là do bút tích thánh-nhân xưa để lại. Đừng vội tin-tưởng một điều gì dù điều đó là luật-lệ đặt ra từ lâu và được xem như chính đáng. Đừng vội tin-tưởng một điều gì dù điều đó là do quyền năng của một bậc thầy hoặc do quyền lực của một nhà truyền giáo.

    Tất cả những gì hợp với lý-trí xét định, hãy tin".
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/6/11
  14. Thanh Tùng

    Thanh Tùng Thành viên Bị cấm

    Trứic la thanks những ý kiến ở trên đã. :)
    Và bạn damquanvinh có ý kiến gì đóng góp cho chủ đề đang được thảo luận ko? ( ý tôi là để làm rõ thêm về vấn đề của topic này ) có thể trên quan điểm tư duy của bạn. Hoặc bạn có thể chia sẻ các tài liệu nào bạn có ( ủng hộ hoặc phản đối ý kiến được lập đi lặp lại như bạn nói ?) Rất mong được học hỏi từ bạn.
     
  15. Trí Minh

    Trí Minh Active Member

    Như ở trên Trí Minh có nói là lập chủ đề này để thành viên cung cấp thêm thông ti cũng như dữ liệu về Đệ Tam Thánh Mẫu cũng như thảo luận để chúng ta có được cái nhìn toàn diện về huyền tích của vị Thánh Mẫu này. Với chủ trương hoàn thành thần tích của Tam Vị Thánh Mẫu, hiện thần tích về Đức Liễu Hạnh thì đã rõ ràng, về La Bình công chúa cũng có bản chuẩn lưu trong viện Hán Nôm rồi, chỉ có Đệ Tam Thánh Mẫu thì tư liệu chưa nhiều nên cần sự đóng góp của các bạn, rất mong lắm thay...
     
  16. HườngBaby

    HườngBaby New Member

    Em thì ko biết gì về tích các ngài nên ko dám có ý kiến gì nhưng em lại đọc thấy có tài liệu nói ràng Mẫu đệ tam là vợ vua thuỷ tề,có tích nói mẫu là con gái của Lạc Long Quân và Âu cơ,có tích nói như anh Trí Minh và Thanh Tùng sưu tập
     
  17. hoidongcacchua

    hoidongcacchua New Member

    Hay quá à...cảm ơn bạn nha
     
  18. o0oatmo0o

    o0oatmo0o Công thần

    theo đại việt sử kí toàn th có chép :
    Thời kỳ Hồng Bàng theo truyền thuyết và dã sử cho rằng bắt đầu từ năm 2879 TCN, là niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Địa bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay). Về sau người Việt chỉ thấy có ở miền Bắc Việt Nam ngày nay, có thể một phần do sự lấn áp của các tộc người Hoa Hạ từ phương Bắc.
    Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ. Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỉ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, đẻ một lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.[1]


    Theo các nghiên cứu và các kết quả khảo sát trong những năm 1980-1990 của nhà nghiên cứu Yên tử cư sỹ Trần Đại Sỹ (Biên cương nước Việt) thì hồ Động Đình chính là nguồn cội của tộc Việt/Bách Việt

    "Vua Kinh-Đương lấy con gái vua Động-đình là Long-nữ đẻ ra thái tử Sùng-Lãm. Thái tử Sùng-Lãm lại kết hôn với công chúa Âu-Cơ con vua Đế-Lai. Khi vua Kinh Đương băng hà thái-tử Sùng-Lãm lên nối ngôi vua tức vua Lạc-Long, đổi tên nước là Văn-lang. Nước Văn-lang Bắc tới hồ Động-đình, Nam giáp nước Hồ-tôn, Tây giáp Ba-thục, Đông giáp biển Đông-hải
    "...tộc Việt gồm có trăm họ khác nhau, mang tên Bách-Việt. Những tên như Âu Việt, Lạc Việt, Đông Việt, Nam Việt, Việt Thường đều thuộc Bách Việt cả. Cái tên trăm họ, hay trăm Việt (Bách Việt) phát xuất từ huyền thoại nói vua Lạc Long sinh ra trăm con. Trăm có nghĩa là toàn thể, tất cả, chứ không hoàn toàn là con số như ta tưởng ngày nay ..."
    Theo kết luận trên, biên cương phía bắc của Văn Lang là tới hồ Động Đình, xa hơn đỉnh Ngũ Lĩnh vài trăm dặm về phía Bắc


    mọi người có thể tham khảo bài vết về hộ động đình và quê ngoại của Lạc Long Quân Tại Đậy


    Mong mọi người chỉ giáo
     

Chia sẻ trang này