ĐÀN GÁO - Đàn Hồ

Thảo luận trong 'Nhạc cụ dân tộc' bắt đầu bởi kuangtuan, 26/5/11.

Lượt xem: 5,625

  1. kuangtuan

    kuangtuan New Member

    ÐÀN GÁO 1-Giới thiệu sơ lược:
    [​IMG][​IMG]àn Gáo hay đàn Hồ là nhạc khí dây kéo (cung vĩ) phát triển từ Ðàn Nhị, to và dài hơn Ðàn Cò(Nhị) khá giống như Ðàn Hồ Cầm của Trung Quốc về tính năng. Hình dáng Ðàn Gáo được khắc trên bệ đá kê chân cột Chùa Phật Tích, ở miền Bắc người ta gọi là Ðàn Hồ. Theo GS Tô Vũ: "Gáo" và "Cò" là sáng tạo ngôn ngữ có tính cách dân gian ở Nam Bộ, để chỉ cây Nhị và Hồ ở miền Bắc và miền Trung, mà từ nguyên dễ khiến người ta liên hệ đến tính cách du nhập của những nhạc khí đó. Ðàn Gáo ở miền Nam người ta lấy nửa gáo dừa to, bịt mặt gỗ làm bầu đàn nên gọi là Ðàn Gáo.



    2-Xếp loại:
    [​IMG]àn Cò Gáo là nhạc khí dây kéo (cung vĩ), là một cải biên của Việt Nam từ loại Nhị Hồ (Trung Quốc) được nhập vào Việt Nam và trở thành đàn Việt Nam.
    [​IMG]3-Hình thức cấu tạo:
    1-Bầu cộng hưởng
    2-Dọc đàn (cần đàn)
    3-Trục đàn
    4-Ngựa đàn
    5-Dây đàn
    6-Khuyết đàn (nơ đàn)
    7-Cung vĩ (archet)


    [​IMG]rong âm nhạc dân tộc hiện nay, có 3 loại đàn Gáo (đàn Hồ) đàn Hồ tiểu, đàn Hồ trung (tương ứng đàn Violoncell) và đàn Hồ đại (tương ứng đàn Contrebasse), hình thức cấu tạo cả 3 đều giống nhau chỉ khác kích cỡ: đàn Hồ tiểu nhỏ nhất đến Ðàn Hồ trung và đàn Hồ đại lơn nhất
    [​IMG]1-Bầu cộng hưởng: làm bằng gáo dừa, tùy theo kích thước của trái gáo dừa. Ðường kính vòng ngoài bầu cộng hưởng nơi có bịt da khoảng 14,5cm hoặc gỗ thông.
    2-Dọc đàn (cần đàn): làm bằng gỗ cứng, gụ hay trắc để có sức chịu khi lên dây, cần đàn thân tròn hoặc vuông (15mmx15mm) chiều dài khoảng 82,5cm, phần đầu cần đàn thẳng, phía dưới cần đàn xuyên thủng bầu cộng hưởng khoảng 3cm về phía mặt da.
    3-Trục đàn: dùng để lên dây còn gọi là trục dây, cả hai trục đều cắm xuyên qua đầu cần đàn, nằm theo hướng của bầu cộng hưởng. Trục đàn dài khoảng 18,5cm bằng gỗ hình tròn (một đầu lớn, một đầu nhỏ) trục được gọt thành những múi hình lục lăng để lên dây, có khi được chạm bằng xương hay xà cừ.
    4-Ngựa đàn: làm bằng tre hay gỗ dài khoảng 1,5cm, cao khoảng 1,3cm và dày khoảng 0,9cm, ngựa đàn đặt trên khoảng giữa mặt da (màng rung).
    5-Dây đàn: có 2 dây, trước kia làm bằng sợi tơ xe, ngày nay hay dùng dây nylông nhưng tốt nhất là dây kim khí vì dây kim khí tiếng đàn bảo đảm chuẩn xác tuy nhiên tiếng đàn hơi kém mềm mại.
    6-Khuyết đàn (nơ đàn): còn gọi là "cữ đàn" là một sợi tơ xe néo 2 dây đàn vào gần sát cần đàn ở đoạn phía dưới các trục dây. Có người dùng khuy nút áo, xỏ 2 dây đàn vào 2 lỗ khuy rồi buộc khuy vào gần sát cần đàn làm cái khuyết đàn. Tác dụng của bộ phận này là để điều chỉnh độ cao thấp của âm thanh Ðàn Gáo. Khi đưa khuyết đàn (nơ đàn) xuống làm ngắn quãng dây phát âm (do đó dây đàn có âm thanh cao) Khi đẩy nơ đàn lên, làm dài quãng phát âm (do đó dây đàn có âm thanh trầm).
    7-Cung vĩ (Archet): làm bằng tre, cành hóp hay bằng gỗ, có mắc lông đuôi ngựa, cung vĩ uốn cong hình cánh cung, tương xứng với cần đàn dài khoảng 85,5cm, được nằm giữa hai dây đàn (không lấy cung vĩ ra ngoài được). Khi đàn, cọ sát vào dây và kéo, đẩy để phát ra âm thanh.
    Vị trí nốt trên dọc (cần đàn)
    [​IMG]

    4-Màu âm, Tầm âm:
    [​IMG]àn Gáo (đàn Hồ tiểu) có màu âm trầm hơn đàn Cò lòn, đầy đặn, rộng rãi chắc chắn hơn. Màu âm Ðàn Hồ đẹp, ấm hơi trầm phù hợp với tình cảm sâu lắng.

    • Ðàn Gáo tiểu tương đương Ðàn Hồ tiểu: có 2 dây bằng tơ se, lên cách nhau một quãng 5 đúng: (Sol, Rê1)hoặc (Fa, Ðô1). Tầm âm Ðàn Gáo (Ðàn Hồ) rộng hai quãng 8: từ Sol lên Sol2 (g lên g2).
    • Ðàn Gáo trung tương đương Ðàn Hồ trung: có hai dây kim khí bọc, lên cách nhau một quãng 5 đúng, dây Ðàn Hồ trung thấp hơn dây Hồ tiểu một quãng tám (Sol-1, Rê) (chú thích: Sol-1 : dưới Sol: 1 quãng 8; Rê). Màu âm Ðàn Hồ trung trầm hùng, hơi tối.
    • Ðàn Gáo đại tương đương Ðàn Hồ đại: có 2 dây lên cách nhau một quãng 5 đúng: dây Ðàn Hồ đại thấp hơn dây đàn Hồ trung một quãng tám: (Sol-2, Rê-1)

    (chú thích: Sol-2 : dưới Sol: 2 quãng 8; Rê-1 dưới Rê: 1 quãng 8). Màu âm Ðàn Hồ đại cực trầm, đầy đặn, vang, nặng nề.
    Ví dụ (282-1)(hò tư)
    [​IMG]
    Ví dụ (283-11)(hò tư)
    [​IMG]
    Ví dụ (284-9)(hò ba)
    [​IMG]
    Ví dụ (285-5)(hò tư)
    [​IMG]
    Ví dụ (286-3)(hò tư)
    [​IMG]
    Ví dụ (287-7)(hò tư)
    [​IMG]
    5-Kỹ thuật diễn tấu:
    [​IMG]ư thế ngồi và cách gảy đàn:
    [​IMG]
    Tư thế đứng
    [​IMG]

    [​IMG]Các ngón kỹ thuật diễn tấu nói chung đều rất ít dùng cung ngắt, mà thường dùng cung vĩ rời, cung vĩ liền. Những ngón chạy nhanh, nhảy xa cần hạn chế. Những ngón bấm nên tránh là ngón láy rền, ngón vuốt xa. Ðặc biệt các ngón bật dây có tác dụng tốt. Ðàn Gáo (Ðàn Hồ tiểu) chủ yếu là để đệm tiết tấu, dẫn bè trầm hòa âm trong Dàn nhạc. Ðàn Hồ trung đánh bè trầm hòa âm, đôi khi đệm tiết tấu. Ðàn Hồ đại đệm tiết tấu là chủ yếu, đôi khi cũng có đánh bè trầm làm đầy đặn hòa âm. Ngón rung: làm tiếng đàn ngân vang mà không khô, cứng. Ngón rung là ngón tay bấm, nhấn nhẹ liên tiếp ở một âm nào đó khiến âm thanh phát ra như làn sóng nhỏ. Ngón rung sử dụng ở hầu hết các âm có độ ngân dài. Người ta có thể rung cả ở dây buông bằng cách dùng ngón tay cái nhấn nhẹ liên tiếp vào cái khuyết (cái cữ của dây đàn), cần chú ý không để cái khuyết tụt xuống sẽ ảnh hưởng đến độ cao của dây đàn.
    Ví dụ: (288-17)
    [​IMG]
    Ngón vuốt: là cách di chuyển ngón trên dây đàn từ dưới lên trên hay từ trên xuống dưới. Âm vuốt làm tiếng đàn thêm mềm mại, uyển chuyển, gần giống giọng hát, giọng nói dân tộc. Có hai lối vuốt:

    1. Vuốt để chuyển thế tay, lối vuốt này nên tiến hành nhanh và chỉ nên chạmngón rất nhẹ trên dây, hết sức tránh âm thanh nghe phát ra nghe nhõng nhẽo. Vuốt để chuyển thế tay không cần ghi ký hiệu mà chỉ cần ghi thế tay và ngón bấm.
    Ví dụ: (289-15)
    [​IMG]
    b-Vuốt làm âm thanh dịu ngọt, mềm mại, ký hiệu ngón vuốt như gạch nối giữa các nốt nhạc, đặt trước hoặc sau một nốt nhạc tùy theo từng trường hợp. Ví dụ: (290-16)
    [​IMG]

    Ngón luyến: (cung vĩ liền) là cách dùng mỗi đường cung vĩ kéo hay đẩy để tấu nhiều âm. Sử dụng cung vĩ liền, âm thanh phát ra luyến với nhau, do đó còn gọi là cung luyến. Ngày nay các nghệ nhân đã sử dụng cung vĩ liền với số âm nhiều hơn trong một cung vĩ. Ký hiệu để ghi cung vĩ liền là dấu luyến đặt trên các nốt nhạc. Khi tấu hết các nốt nhạc đặt trong dấu luyến, đường cung vĩ mới đổi hướng. Trong khi cung vĩ rời biểu hiện những âm thanh khoẻ, dứt khoát, nhẹ nhàng, tình cảm chan chứa, triền miên, có khi bay bổng phơi phới...
    Ví dụ: (291-13)
    [​IMG]
    Ngón láy rền: đây là kiểu láy nhưng láy nhanh hơn để âm chính và âm cao liền bậc (hay cách bậc) phát ra như làn sóng rền. Ví dụ: (292-14)
    [​IMG]
    Ngón vê: (cung vĩ rung) cũng là một thứ cung vĩ rời nhỏ tiến hành với tốc độ rất nhanh trên một âm nào đó: dùng cổ tay điều khiển cung vĩ (thường là đầu cung) kéo, đẩy liên tiếp thật nhanh để phát ra nhiều lần một âm nào đó, cung vĩ rung nghe như tiếng Vê ở các đàn gảy dây, thực hiện cung vĩ rung ở các nốt nhạc kéo dài hoặc ở các nốt nhạc ngân ngắn. Ở các nốt nhạc khẩn trương, cao trào hay làm nền trong hòa tấu đều được vì nó diễn tả nhiều tình cảm, nhiều hình tượng khác nhau. Ký hiệu: đặt 3 gạch chéo ở đuôi nốt, nếu là nốt không có đuôi thì đặt 3 gạch chéo ở dưới hay ở trên.
    Ví dụ: (293-18)
    [​IMG]
    Ngón giật: (cung vĩ ngắt rời) là lối đánh ngắt từng âm, mỗi âm do một đường cung vĩ hay kéo ngắn gọn, vĩ không nhấc khỏi dây đàn. Có thể dùng phần đầu, phần giữa hay phần cuối cùng vĩ để đánh ngắt rời, nhưng thường là dùng phần đầu để đánh hơn. Âm thanh cung vĩ ngắt rời phát ra dứt khoát, gọn, nhanh. Thực tế sắc thái của những âm thanh này lại dịu, nhẹ hơn là mạnh mẽ. Thường dùng trong nhịp độ nhanh vừa trở lên.
    Ký hiệu dấu chỉ cung vĩ ngắt rời là một chấm nhỏ ghi trên hay dưới nốt nhạc.
    Ví dụ: (294-19)
    [​IMG]
    20 [​IMG] 21 [​IMG]

    6- Vị trí Ðàn Gáo (Ðàn Hồ) trong các Dàn nhạc:
    [​IMG]
    Đàn Gáo (Ðàn Hồ) tham gia trong Dàn Nhã nhạc, Phường Bát âm, Dàn nhạc Sân khấu Tuồng, Chèo. Ðàn Gáo giữ vai trò quan trọng trong ban nhạc Xẩm, đệm cho các giọng thổ (trung, trầm). Ðàn Gáo (Ðàn Hồ) không thấy có mặt trong các biên chế Dàn nhạc Cung đình ngày trước, cũng như trong Dàn nhạc Tài tử miền Nam, đó là điểm duy nhất mà nó khác với Ðàn Cò. Nhưng nói chung Ðàn Gáo luôn cặp kè chung với Cò (Nhị) trong các Dàn nhạc Sân khấu cổ truyền, Cải lương và trong phe văn Dàn nhạc Lễ.
    [​IMG] [​IMG]

    7-Những nhạc khí tương tự ở Ðông Nam Á:
    Tương tự với Ðàn Gáo (Hồ)Trung QuốcHu qin, ở Thái LanLàoXô tu, ở CampuchiaT'rô u.
    (Sưu Tầm )
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/5/11

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này