ĐÀO HỒNG TUYẾT NSND Quách Thị Hồ Hồng Hồng Tuyết Tuyết Mới ngày nào còn chưa biết chi chi Mười lăm năm thấm thoát có xa gì Ngoảnh mặt lại đã tới kỳ tơ liễu Ngã lãng du thời khanh thượng thiếu Khanh kim hứa giá, ngã thành ông Cười cười nói nói sượng sùng, Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại Riêng một thú Thanh Sơn đi lại Khéo ngây ngây Khéo ngây ngây dại dại với tình Đàn ai một tiếng dương tranh [FLASH]http://www.nhaccuatui.com/m/kdl9FubG9s[/FLASH]
Xin chia sẻ thêm một số thông tin về điệu hát này như sau: Bài Đào Hồng Tuyết do Dương Khuê sáng tác theo Điệu hát nói của nghệ thuật ca trù. Nội dung nói về đào nương tên Hồng Tuyết, từ lọt lòng mẹ như một bông hoa rất trong trắng, trẻ, đẹp. Đào nương được quý trọng từ thuở bé, 3 - 4 tuổi đã học đánh phách. Đứa bé còn thơ dại, chưa biết gì về con đường tình ái. Nhưng 15 năm sau đứa bé đã đến kỳ tơ liễu... Ngã lãng du thời quân thượng thiếu là lời tự sự của ông già là người chơi bời lãng du từ còn nhỏ kia, nay đã già nhưng còn chưa hết chơi bời lãng mạn. Bạch phát tức là tóc trắng, chỉ ra một người đã quá già. Tuy nay gặp lại, nàng đã lớn nhưng ta đã già, vẫn còn quá chênh lệch nên gặp nhau vẫn cười nói sượng sùng
Có nên tẩy chay Đào Hồng Tuyết ? Theo Nghệ nhân Nguyễn Thế Hối, một nghê nhân thuộc làng ca trù Lỗ Khê, là người vốn đi đánh đàn thuê từ nhỏ ở nhà hát nên hiểu rất rõ nguồn gốc bài Đào Hồng Tuyết giải thích về nguồn gốc của bài ca trù này như sau: "Ca trù xuất phát từ nông thôn nên cái gốc là hát cửa đình thường gồm 3 phần tế tự, thơ ca và múa. Ca trù còn có lối hát chơi ở các công sở và gia đình với lời thơ của những bài hát sâu lắng, trữ tình và giàu tính nhân văn cao đẹp. Nhưng đến đầu thế kỷ 20 khi Pháp sang thì nhiều nhà hát đã biến thành nhà thổ. Nhiều bài hát lãng mạn phục vụ sự thích chí của khách chơi nay không còn phù hợp với thời đại mới như bài Đào Hồng Tuyết. Xưa đào nương ở đô thành hay dùng hồng hồng tuyết tuyết phục vụ cho quan viên có tiền đi hát và chơi bời". Trong lời bài hát ta có thể thấy xuất hiện một số câu như sau: - Ngã lãng du thời quân thượng thiếu là lời tự sự của ông già là người chơi bời lãng du từ còn nhỏ kia, nay đã già nhưng còn chưa hết chơi bời lãng mạn - "Thú Thanh Sơn đi lại", chỉ nơi tập trung nhiều cô đầu thuộc khu vực Hà Đông - Hà Tây ngày nay, là chốn ăn chơi của các quan viên, của những người có tiền ngày xưa. Chính vì nguồn gốc và ý nghĩa của Đào Hồng Tuyết như vậy nên một số Nghệ nhân đã tẩy chay, không hát điệu hát này. Đồng thời không cho phép hát bài này trong các nghi thức cũng như phản đối việc dùng bài hát này trong các cuộc thi hát ca trù. Không biết ý kiến các bác thế nào ???
Theo mình thì không nên tẩy chay. Dù sao nó cũng đã phản ánh một thời kỳ lịch sử của ca trù. Sự thật đã xảy ra như thế mà
chời . hay quá trời . nếu ta nghe nó với cái tâm dung tục thì nó dung tục ta nghe nó với cái tâm vô chấp thì nó quả là tuyệt đỉnh . câu từ là vô tội . hay hay hay quá
Vậy mà bây giờ nhắc ca trù thì người ta lại nhắc đến bài Hồng Hồng tuyết tuyết. Chúng ta nên tẩy chay việc các cháu bé bên ca trù Thăng Long hát bài này vì nội dung không phù hợp nên chọn cho các cháu bài phù hợp với lứa tuổi .Khi ca trù bị đưa vào cửa quyền là lúc ca trù bị biến tướng mất rồi nó không được hiểu là thú chơi thanh tao của các bậc cao nhân nữa mà trở thành tện nạn của xã hội.