Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ

Thảo luận trong 'Thần tích vị Thánh Tứ Phủ' bắt đầu bởi ninhngoclam, 19/5/11.

Lượt xem: 20,263

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. o0oatmo0o

    o0oatmo0o Công thần

    đúng vậy nói như anh Khởi em đồng ý. Thì người dân ở vùng đó hầu ngài thôi. Hoặc là quê quán hay đến đất nhà ngài hoặc là có gì liên quan đến nhà ngài hẵng hầu. đằng Này chưa tìm hiểu đã nói. thể hiện mình mê tín không đúng cách cái gì thì ái. đồng ý là tâm linh. Nhưng mak nghe hợp lí thì mình hẵng nên theo. Mọi người đồng ý như tôi nói không
     
  2. Feng

    Feng Member

    mọi người không đồng ý :p
     
  3. CHUA BA NAM PHUONG

    CHUA BA NAM PHUONG New Member

    hany lên diển dan moi biet chua ba nam phuong cung mua moi day
    khiep nhi the minh biet chua ba ve chi khai quang rui bay bong luon chu hok mua moi j dau
    con ve chua ba nguyet ho thi ba co rat nhieu tich nhung ba theo hok thay quy coc la rat chinh xac
    hien h cung noi tho quy coc ma va tho duoi thay thuy coc la 3 vi chua muong
    ban nao muon tim hieu chinh xac len ve den coc lâm la noi tho quy coc tien sinh co tich rat chinh xac ve chua nguyet
     
  4. o0oatmo0o

    o0oatmo0o Công thần


    vậy cậu nói sao về bản tích của quỷ cốc tiên sinh và thời của bà chúa nguyệt hồ cho hợp lí đi/hj
     
  5. Feng

    Feng Member

    Đền đó ở đâu ạ
     
  6. kuangtuan

    kuangtuan New Member

    Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đền Nguyệt Hồ
    (theo báo Bắc Giang)

    [​IMG] Cổng đền Nguyệt Hồ.
    Đền Nguyệt Hồ là một trong những di tích cổ gắn liền với hàng ngàn năm lịch sử và văn hiến của quê hương Bắc Giang. Ngôi đền nằm ở vùng đất có nhiều di tích thuộc thượng lưu dòng sông Thương. Dọc ven dòng sông này có rất nhiều các điểm di tích thờ Mẫu nhưng được quan tâm và chú ý nhiều hơn là đền Nguyệt Hồ, thuộc xã Hương Vĩ, huyện Yên Thế.

    Những năm gần đây đền Nguyệt Hồ là điểm nhấn tâm linh tín ngưỡng của đông đảo nhân dân và du khách thập phương. Hàng năm, có tới hàng ngàn lượt khách từ khắp các tỉnh, thành trong nước hành hương tìm về đền Bà Chúa Nguyệt Hồ để xin lộc, cầu tài, cầu bình an trong cuộc sống.
    Theo thần tích và truyền thống ở vùng Bo (Yên Thế), sự tích chúa Nguyệt Hồ được ghi chép lại như sau: Cuối đời Hùng Duệ Vương, quân Thục ồ ạt mang quân sang xâm chiếm giang sơn họ Hùng. Hùng Duệ Vương bèn hạ chiếu đi các nơi tìm người tài giỏi để giúp vua trừ giặc. Lúc bấy giờ ở vùng Bo có ông Cao và ông Quý ra ứng tuyển và được vua chọn đi dẹp giặc. Bái tạ ơn vua, hai ông kéo quân về đây ngày đêm luyện tập binh mã chờ thời cơ diệt giặc. Khi quân Thục kéo sang, hai bên giao chiến ác liệt, thế giặc mạnh, quân ta yếu, hai ông Cao - Quý chỉ huy quân sĩ rút lui theo triền sông Thương rồi lựa thế đất hiểm trở quay lại giết giặc. Thuyền chiến dùng dằng chưa đi được vì các bà con gái lưu luyến yêu mến vùng đất này nên đã rời thuyền trở lại vùng Bo. Hai ông chỉ huy quân sĩ quay lại đánh giặc, bị bất ngờ phản công, quân Thục tự nhiên vỡ trận thua to, những kẻ tháo lui đều bị quân sĩ truy đuổi tiêu diệt hết. Thắng giặc, hai ông trở về khao thưởng quân sĩ rồi hồi triều báo công với vua. Trước khi hồi triều, hai ông phi thẳng ngựa đến khu Rừng Từ để nhìn bao quát vùng Bo một lần nữa rồi bỗng nhiên hoá tại đó. Phu nhân và con gái biết tin nhớ thương nên cũng tự hóa theo, hôm đó vào ngày 15-2. Sau khi đánh thắng quân Thục, nhà vua phong cho các danh tướng là Thượng Đẳng Phúc Thần và truyền cho các địa phương, nơi các danh tướng đánh giặc, xây dựng đền miếu để thờ phụng mãi mãi. Triều vua Lê Đại Hành có sắc phong cho các vị thần ở vùng Bo là: "Cao Sơn Quý Minh đại đức hùng lược trác vĩ Đại Vương Thượng đẳng thần". Đến triều Nguyễn địa phương xây dựng miếu thờ ở Huyết Hồ, xin triều đình cho thờ nữ thần là Nguyệt Nga phu nhân và con gái của vị thần họ Cao. Triều vua Tự Đức năm thứ ba (1850) ban sắc phong cho Nguyệt Nga phu nhân và ban cho dân xã vùng Bo phụng thờ. Sau lại có sắc phong cho Nguyệt Nga công chúa. Đời vua Duy Tân năm thứ nhất (1907) cũng có sắc phong cho Nguyệt Nga phu nhân.
    Đền bà chúa Nguyệt Hồ có lịch sử từ lâu đời, xưa ngôi đền có một cung đặt tượng thờ Nguyệt Nga công chúa và bài trí tượng thờ theo đạo thờ Mẫu. Qua thời gian, ngôi đền đã được nhân dân địa phương và các nhà hảo tâm công đức tu sửa tôn tạo nhiều lần thêm phần khang trang. Quần thể di tích hiện nay gồm các hạng mục công trình: Cổng đền, khu sân đền, hồ Nguyệt, khu đền chính gồm toà đại bái và hậu cung, kiến trúc theo lối cổ truyền thống. Trong hậu cung đặt tượng bà chúa bản đền, chúa Nguyệt Hồ (tức Nguyệt Nga công chúa) và bài trí tượng thờ theo đạo thờ Mẫu gồm hàng Thánh Mẫu tới hàng Quan, hàng Chầu, ông Hoàng, các cô, cậu và Đức Thánh Trần. Hai cung ngoài toà đại bái cũng bài trí tượng thờ theo đạo thờ Mẫu. Như vậy, theo bề dày lịch sử, đền Nguyệt Hồ đã được phủ lên nhiều lớp tín ngưỡng, ngoài thờ "Bà chúa Nguyệt Hồ - Chúa Bói", còn thờ "Tam toà Thánh Mẫu", thờ Cô, thờ Cậu, thờ Sơn Trang, thờ các ông Hoàng và đức Thánh Trần Triều... Từ lâu đền Nguyệt Hồ đã được phủ lên một lớp tín ngưỡng "thờ Mẫu". Theo các nhà nghiên cứu thì tín ngưỡng thờ Mẫu vốn là tín ngưỡng của người Việt cổ có từ lâu đời và ngày càng phát triển.
    Tiệc của bà chúa Nguyệt Hồ là ngày 15-2 âm lịch. Trong ngày lễ chính, nhân dân vùng Bo rước kiệu từ đình Bố Hạ về đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Sau khi tế lễ tại đền Trung lại rước kiệu về đền Nguyệt Hồ. Tại đây phần tế lễ chúa Nguyệt Hồ được tiến hành với những nghi lễ độc đáo. Bài văn cúng dâng chúa Nguyệt Hồ được thể hiện qua hình thức hát văn. Người được chọn diễn xướng hát văn phải có giọng hát hay, đàn giỏi, gia đình không có tang bụi. Trong nghi thức thờ Mẫu ở đền bà chúa Nguyệt Hồ còn có lệ hầu bóng được diễn ra trong các dịp đầu năm và trong ngày lễ hội. Khách về lễ Mẫu và hầu bóng chủ yếu là khách thập phương từ Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Nội... tụ hội về đây để được dâng văn hầu chúa Nguyệt Hồ.
    Hội đền Nguyệt Hồ nằm trong không gian chung của tín ngưỡng thờ Mẫu theo tuyến hành lễ đền Nguyệt Hồ - đền Suối Mỡ - đền Bắc Lệ - đền Mỏ Ba - đền Thượng Đồng Đăng và cuối cùng xuôi về đền Bà Chúa Kho - Bắc Ninh.
    Đồng Ngọc Dưỡng
    (Ban quản lý di tích tỉnh)​
     
  7. haha. vấn đề này hay nha. Đúng là có 1 số thanh đồng hầu chúa nguyệt hồ mặc áo màu đen chẳng sao cả. Hoặc theo quan niệm trong tam vị chúa mường thì chúa nguyệt là chúa đệ nhị nên người hầu mặc áo xanh cũng ko sao cả. Còn múa mồi có nhiều ý nghĩa: boo nói đúng đấy hjhj đấy là ý kiến của em ko být các bác thế nào ạ
     
  8. Feng

    Feng Member

    có đồng minh rồi hehe
     
  9. CHUA BA NAM PHUONG

    CHUA BA NAM PHUONG New Member

    đền đấy o pho coc huyen lang giang tinh bac giang ah
    thay quy coc tien sinh theo ban tich thi la ong to cua tuat boi toan chiem tinh ong la nguoi tau thay quy co nhan 3 chi em chua nguyet ho lam de tu moi nguoi ong day mot thuat tich de lai thi chua nguyet duoc thay quy coc day cho thuat xem boi
    con ve ten chua nguyet ho thi theo minh dc biet ten cua ba phai la huyet ho moi la dung ba b mu tu nho
    con hau ba thi theo minh nghi thi mac ao xanh cung dc ma ao den cung dc vi ao den la mua ao cua dan toc muong hay mac chua thuong mua moi de mo phu boi cung tai loc cho cac con dong co can chua vi theo cac cu dong ai co can chua moi dc hau chua
    nhieu nguoi cung noi chua mu khong mua moi dc nhung theo minh luc chua ve ha pham moi la phuong tien de chua soi duong
    con trong 3 vi chua muong thi chi co chua lam thao la hok mua moi thoi chua ve chi cam guong khai quang ban den thoi
    con chua ba de nhat it ve dong nhat vi ba tu theo mau tay thien nhung cung co ng noi ba dc tho canh den hung nhung minh nghi deu la mot ng ca
     
  10. Feng

    Feng Member

    thanks you
     
  11. o0oatmo0o

    o0oatmo0o Công thần

    bạn nói vậy không hợp lí cho lắm. chúa lâm thao tinh tường con mắt không dậy dân đốt đuốc lên rừng mak chúa nguyệt mù lại đi dậy dân lên rừng
     
  12. CHUA BA NAM PHUONG

    CHUA BA NAM PHUONG New Member

    theo to duoc chua lam bi mu mot mat ba chi dung len khi ve mo phu boi cho dong day la dong cuu bao vay va ba chua lam thao la chua chuabenh chua de nat thi bi mo hai mat ba la chua soi chua to nghe boi la chua ba ca phe thi mat ba bi mo va bi cong lung day la theo hieu biet cua minh la vay
     
  13. TuPhuVanLinh

    TuPhuVanLinh New Member

    Tôi cũng có cùng quan điểm như bạn Khoa. tôi nghĩ vì các ngài ở trên vùng rừng núi, mà thời ngày xưa thường hay sử dụng ngọn đuốc làm ánh sáng soi đường. Bởi vậy văn mới hát đêm đêm đốt đuốt đi rừng. hay có câu đuốc ai sáng tỏ trên non 1 bầu xuân sắc tốt tươi rườm già.
     
  14. o0oatmo0o

    o0oatmo0o Công thần

    theo báo http://www.baobacgiang.com.vn/40/59778.bgo ta có thần tích của bà chúa Nguyệt Hồ như sau:
    Theo thần tích và truyền thống ở vùng Bo (Yên Thế), sự tích chúa Nguyệt Hồ được ghi chép lại như sau: Cuối đời Hùng Duệ Vương, quân Thục ồ ạt mang quân sang xâm chiếm giang sơn họ Hùng. Hùng Duệ Vương bèn hạ chiếu đi các nơi tìm người tài giỏi để giúp vua trừ giặc. Lúc bấy giờ ở vùng Bo có ông Cao và ông Quý ra ứng tuyển và được vua chọn đi dẹp giặc. Bái tạ ơn vua, hai ông kéo quân về đây ngày đêm luyện tập binh mã chờ thời cơ diệt giặc. Khi quân Thục kéo sang, hai bên giao chiến ác liệt, thế giặc mạnh, quân ta yếu, hai ông Cao - Quý chỉ huy quân sĩ rút lui theo triền sông Thương rồi lựa thế đất hiểm trở quay lại giết giặc. Thuyền chiến dùng dằng chưa đi được vì các bà con gái lưu luyến yêu mến vùng đất này nên đã rời thuyền trở lại vùng Bo. Hai ông chỉ huy quân sĩ quay lại đánh giặc, bị bất ngờ phản công, quân Thục tự nhiên vỡ trận thua to, những kẻ tháo lui đều bị quân sĩ truy đuổi tiêu diệt hết. Thắng giặc, hai ông trở về khao thưởng quân sĩ rồi hồi triều báo công với vua. Trước khi hồi triều, hai ông phi thẳng ngựa đến khu Rừng Từ để nhìn bao quát vùng Bo một lần nữa rồi bỗng nhiên hoá tại đó. Phu nhân và con gái biết tin nhớ thương nên cũng tự hóa theo, hôm đó vào ngày 15-2. Sau khi đánh thắng quân Thục, nhà vua phong cho các danh tướng là Thượng Đẳng Phúc Thần và truyền cho các địa phương, nơi các danh tướng đánh giặc, xây dựng đền miếu để thờ phụng mãi mãi. Triều vua Lê Đại Hành có sắc phong cho các vị thần ở vùng Bo là: "Cao Sơn Quý Minh đại đức hùng lược trác vĩ Đại Vương Thượng đẳng thần". Đến triều Nguyễn địa phương xây dựng miếu thờ ở Huyết Hồ, xin triều đình cho thờ nữ thần là Nguyệt Nga phu nhân và con gái của vị thần họ Cao. Triều vua Tự Đức năm thứ ba (1850) ban sắc phong cho Nguyệt Nga phu nhân và ban cho dân xã vùng Bo phụng thờ. Sau lại có sắc phong cho Nguyệt Nga công chúa. Đời vua Duy Tân năm thứ nhất (1907) cũng có sắc phong cho Nguyệt Nga phu nhân.
    Đền bà chúa Nguyệt Hồ có lịch sử từ lâu đời, xưa ngôi đền có một cung đặt tượng thờ Nguyệt Nga công chúa và bài trí tượng thờ theo đạo thờ Mẫu. Qua thời gian, ngôi đền đã được nhân dân địa phương và các nhà hảo tâm công đức tu sửa tôn tạo nhiều lần thêm phần khang trang. Quần thể di tích hiện nay gồm các hạng mục công trình: Cổng đền, khu sân đền, hồ Nguyệt, khu đền chính gồm toà đại bái và hậu cung, kiến trúc theo lối cổ truyền thống. Trong hậu cung đặt tượng bà chúa bản đền, chúa Nguyệt Hồ (tức Nguyệt Nga công chúa) và bài trí tượng thờ theo đạo thờ Mẫu gồm hàng Thánh Mẫu tới hàng Quan, hàng Chầu, ông Hoàng, các cô, cậu và Đức Thánh Trần. Hai cung ngoài toà đại bái cũng bài trí tượng thờ theo đạo thờ Mẫu. Như vậy, theo bề dày lịch sử, đền Nguyệt Hồ đã được phủ lên nhiều lớp tín ngưỡng, ngoài thờ "Bà chúa Nguyệt Hồ - Chúa Bói", còn thờ "Tam toà Thánh Mẫu", thờ Cô, thờ Cậu, thờ Sơn Trang, thờ các ông Hoàng và đức Thánh Trần Triều... Từ lâu đền Nguyệt Hồ đã được phủ lên một lớp tín ngưỡng "thờ Mẫu". Theo các nhà nghiên cứu thì tín ngưỡng thờ Mẫu vốn là tín ngưỡng của người Việt cổ có từ lâu đời và ngày càng phát triển.
    Tiệc của bà chúa Nguyệt Hồ là ngày 15-2 âm lịch. Trong ngày lễ chính, nhân dân vùng Bo rước kiệu từ đình Bố Hạ về đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Sau khi tế lễ tại đền Trung lại rước kiệu về đền Nguyệt Hồ. Tại đây phần tế lễ chúa Nguyệt Hồ được tiến hành với những nghi lễ độc đáo. Bài văn cúng dâng chúa Nguyệt Hồ được thể hiện qua hình thức hát văn. Người được chọn diễn xướng hát văn phải có giọng hát hay, đàn giỏi, gia đình không có tang bụi. Trong nghi thức thờ Mẫu ở đền bà chúa Nguyệt Hồ còn có lệ hầu bóng được diễn ra trong các dịp đầu năm và trong ngày lễ hội. Khách về lễ Mẫu và hầu bóng chủ yếu là khách thập phương từ Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Nội... tụ hội về đây để được dâng văn hầu chúa Nguyệt Hồ.
     
  15. zjk kùté

    zjk kùté New Member

    mình thấy chúa nào chả múa mồi nhỉ
     
  16. Feng

    Feng Member

    thôi không bàn luận nữa tuỳ thầy mỗi thầy mỗi phép. Ai hầu sao thì hầu chúa chứng cho đắc đạo là được
     
  17. Trí Minh

    Trí Minh Active Member

    Mình mới phát hiện ra một dẫn chứng liên quan đến việc múa mồi và khai quang. Là do thời trước các thành đồng thường hầu vào ban đêm, với quan niệm ban đêm là thời gian quả quỷ, thần (Nửa đêm giờ tý hiện ra, áo hoàng pháp phới khăn hoa dịu dàng). Vì hầu đêm nên việc dùng mồi hoặc khai quang trong lúc làm việc thánh để tạo thêm ánh sáng trở nên phổ biến dần dần trở thành một nghi lễ mang tích cách thức do đó kể cả các vị Thánh ở đồng bằng cũng dùng mồi hoặc đuốc khai quang. Mà thực chất khai quang là dùng hương có khói với gương mà thôi. Vả lại trong kinh có nói "thả nghi tùy chủ định chủ nghinh" và "Thuận hành nghịch hành vô phi Phật sự" cho nên cũng không nên quá khắt khe trong quy cách hầu hạ. Theo ngu ý của riêng mình cốt nhất ở tâm trí trong sáng và thần thái trong khi làm việc Thánh là chủ yếu.
    PS. Phát hiện trên chỉ là một khía cạnh không phải là một chủ thuyết hay luận điểm của vấn đề nhé.
     
  18. nhưng em xem tích thì Chúa Lâm Thao bị mù đôi mắt. Tuy như thế nhưng chúa bà lại có tài chữa bệnh. còn Chúa nguyệt hình như chỉ bị lòa thui. Còn về múa mồi. Thì hầu như các chúa chầu đều múa mồi từ chúa đệ nhất đến chúa năm phương. Như chúa thác bờ ở vùng trung du hòa bình nhưng khi hầu thanh đồng vẫn vừa cầm chèo vừa múa mồi trên sông đà. Cũng chẳng sao cả vì MỒI có nhiều ý nghĩa mà
     
  19. Mà nếu chúa nguyệt ko múa mồi. Thì xin hỏi là chúa múa zì vậy. Múa quạt hay chúa có tài bói bằng quả cau là trầu và bấm đốt tay. Hay hầu chúa cầm quả cau là trầu múa kèm theo bấm đốt đc đấy nhỉ. Theo em múa mồi thứ 1 nhất trong văn có câu: Cứ đêm đêm đốt đuốc soi rừng soi 3 chim thú người rừng gọi nhau. Hoặc thiều quang sáng tỏ lưng trời 1 bầu xuân sắc tốt tươi rườm rà. Lên trên ngàn lắm quả nhiều hoa chúa bà đốt đuốc vào ra sớm chiều. Thứ 2 theo em múa mồi là ngọn lửa của ánh sáng là luồng sáng để soi đường chỉ lối, là khai tỏ trí tuệ cho thanh đồng.( đây là ý kiến của em mời các bác cứ bình luận tự nhiên hjhj)
     
  20. Feng

    Feng Member

    Chúa đệ Nhất đúng ra là không múa mồi đâu chỉ được khai quang thôi ý. Ngày xưa các cụ đồng hầu thế đó
     

Chia sẻ trang này

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.