Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ

Thảo luận trong 'Thần tích vị Thánh Tứ Phủ' bắt đầu bởi ninhngoclam, 19/5/11.

Lượt xem: 20,265

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. ninhngoclam

    ninhngoclam New Member

    Chúa Bà Nguyệt Hồ là bà chúa bói dưới thời Hùng Vương (có tài liệu lại nói chúa cũng giáng thế dưới thời Lê Trung Hưng, lại có tài liệu nói bà là con gái nuôi của Vua Hùng). Tương truyền rằng, chúa bà vốn là người thôn nữ ở đất Bắc Giang . Sinh ra trong một nhà có 3 chị em gái , chị cả là bà Lê Hoa một nữ tướng thời tiền Lê sau này khi đánh trận ở Hữu lũng Lạng sơn và thác ở đó . Xác của bà trôi về Đền Ba cầu . Người chị thứ 2 của bà là Như Hoa thác ở bên cạnh gốc cây làng Muổng . Tương truyền khi dân làng đi làm đồng về thấy có người phụ nữ chết dựa vào gốc cây , vì là buổi trưa nên dân làng để bà nằm đó , buổi chiều khi ra chỗ gốc cây thì xác bà bị mối xông thành một ụ đất . Từ đó nước giếng mỏ Găng ( lấy nguồn từ con sông Thao ) cũng tự nhiên hết nước , tiếng gà buổi sáng cũng không còn cất tiếng gáy . Người dân làng được báo mộng là ở đất của họ có vị tướng hiển thánh nên dân làng lập miếu thờ bà . Sau này vua về phong sắc nữ tướng cho bà .
    Người em út là Nguyệt Hồ lúc đó mới 14 tuổi , từ nhỏ đã sống trong cảnh cơ hàn. Nhưng bà là người rất tốt bụng, thảo hiền, có lòng nhân hậu, vì vậy, Lão Tổ Quỷ Cốc Tử Tiên Sinh thấy bà là người xinh đẹp đã nhận bà làm con nuôi và truyền dạy cho bà những đạo pháp của mình ( thuật chiêm tinh, bói toán) và đặt tên hiệu cho bà là Nguyệt Hồ (hoặc có nơi gọi là Huyết Hồ ). Sau khi đã học được phép của Tiên Sinh, bà dành hết cuộc đời mình để làm phúc cho dân lành. Chẳng bao lâu, danh tiếng đồn của Chúa Nguyệt Hồ đã lan tới kinh đô, đức vua bèn truyền chỉ, mời chúa về kinh đô ( theo một số tài liệu ghi thì Vua Hùng nhận bà làm con nuôi), mỗi lần ra trận, vua đều cho người đến thỉnh cầu, nhờ chúa bà bấm đốt tay, xem lành dữ và hỏi chuyện quân cơ, mưu lược, bày binh bố trận . Trong lúc đó Quỷ cốc tiên sinh lại là người Tàu đối địch với người Nam , thấy bà giúp vua nên tìm cách đem bà đi Yểm vàng ( chôn sống giữ của ) . Rồi Lập miếu thờ bà . Tuy mất nhưng chúa bà luôn hiển linh xem bói giúp người
    Trong Tam Vị Chúa Mường thì bà Chúa Nguyệt là bà chúa bói danh tiếng bậc nhất và rất hay ngự đồng. Thông thường, khi có mở đàn Chúa Bói mà không thỉnh được cả Tam Vị Chúa Mường về ngự thì người ta thường hay thỉnh bà về chứng cả ba tòa chúa (Màu đỏ, màu xanh và màu trắng) còn bình thường thì chúa về chứng tòa Chúa Đệ Nhị màu xanh. Khi ngự đồng , chúa mặc áo xanh, múa mồi. Đôi khi chúa ngự về còn dùng lá trầu quả cau để xem bói, phán bảo trần gian.
    Chúa Nguyệt Hồ được thờ chính tại Đền Nguyệt Hồ ở gần ga Kép, chợ Bố Hạ, tỉnh Bắc Giang (tương truyền là nguyên quán của Bà Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ khi xưa). Tiệc của Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ là ngày 15-16/2 âm lịch. ( Ngày 15/16 là lấy ngày mất của hai bà chị của bà Nguyệt Hồ , vì khi bà bị Yểm không biết chính xác ngày mất của bà ) . Tại đền Nguyệt Hồ hiện còn lưu phong sắc của bà nữ Tướng Lê Hoa.
    Nguồn: nhacdantoc.nethigi
     
    Last edited by a moderator: 7/6/11

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. Trí Minh

    Trí Minh Active Member

    Tôi thấy phần thần tích chúa Nguyệt nên xem thêm truyên Nguyệt Hồ thần nữ của Trung Quốc, đồng thời tham khảo thêm lịch sử di dân Hán xuống phía Bắc Việt để hiểu rõ hơn tục thờ chú Nguyệt và lộc bói toán, cũng như Quỷ Cước tiên sinh.
     
  3. o0oatmo0o

    o0oatmo0o Công thần

    ơ thế 3 bà chị không đựoc sắc phong ak. theo bản thần tích này ko nói đến quỷ cốc là ai. là ng nào. cũng không thấy nói bà chúa nguyệt là của người việt nam hay trung quốc. Nếu bà xem bói toán giúp dân sao cách hầu bà lại là múa mồi ????
     
  4. hoang.bao198x

    hoang.bao198x Super Moderator

    Cám ơn bạn đã chia sẻ
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/5/11
  5. Feng

    Feng Member

    Chúa Nguyệt hầu đc bằng cả áo màu đen mà. Boo đc lên đền chúa 1 lần rồi
     
  6. Feng

    Feng Member

    Quyết định hết á. Tôi pảo tôi thýk màu trắng tôi hầu chúa Nguyệt màu trắng đấy đc k? Múa mồi thì sao nào? Theo cô Thái thì sao k múa mồi
     
  7. o0oatmo0o

    o0oatmo0o Công thần

    đúng là chán. múa mồi là hành động dạy dân lên rừng. ko nghe văn hát ak. dạy người mường lên dãy làm nuơng thôi chán hẳn/
     
  8. Feng

    Feng Member

    Đấy lại nói 1 kâu nữa sai. Thế mồi tượng trưng cho gì mà pảo là dạy dân lên nương lên rẫy. Mồi là tượng trưng cho ngọn đuốc, cho ánh sáng đưa đường chỉ lối cho con người. Không biết mà lại nói thế à. Nói thế thì hầu Chúa Năm Phương sao lại múa mồi,chúa dạy dân làm nương rẫy bao giờ, rồi Chúa bói Cà Phê và nhiều vị Chúa khác
     
  9. o0oatmo0o

    o0oatmo0o Công thần

    múa mồi là hành động dạy cho dân biết đốt đuốc lên rừng mà tìm mọi thứ. chẳng qua dẫn câu lên dẫy làm nương cho dễ hiểu thôi/
    chúa năm phương hay cà phê đều là ngừoi như thế. Còn chúa nguyệt bản tích dành dành kia. chẳng có liên quan gì đến múa mồi nhá
     
  10. Feng

    Feng Member

    Chúa Ngũ Phương là 1 ví Chúa Quận. Chúa có dạy người vào rừng tìm mọi thứ đâu, ở đâu bảo Chúa dạy người làm nương lên rẫy hử. Ngoan cố quá
     
  11. o0oatmo0o

    o0oatmo0o Công thần

    ơ thế chúa quận là vị chúa ntn ??? trả lời đi
     
  12. Feng

    Feng Member

    Chúa hạ phàm làm Bạch Hoa Công Chúa nhà họ Vũ đất hải phòng. Khi ngài hóa đc sắc phong là chúa Ngũ Phương Bản Cảnh hay Chúa Quận.
     
  13. o0oatmo0o

    o0oatmo0o Công thần

    vậy chúa hạ phàm chẳng để làm gì ak
     
  14. Trí Minh

    Trí Minh Active Member

    Cãi nhau vớ vẩn quá,
     
  15. hoang.bao198x

    hoang.bao198x Super Moderator

    Văn hóa nhất là văn hóa tâm linh chúng ta không nên nhìn dưới góc độ của khoa học 1+1 = 2. Chúng ta hãy khám phá theo nhiều góc độ.
     
  16. toiyeuadmin

    toiyeuadmin New Member

    Đồng ý với bạn này. Khám phá tâm linh đòi hỏi người tìm hiểu đầu tiên phải có cái Tâm.
    Nếu tranh luận mãi sẽ đi về đâu nhỉ?
     
  17. ducnangthangso

    ducnangthangso New Member

    luyên thuyên, luyên thuyên hết!
    Khổ thân chúa bà, bị gán làm Thầy bói từ lúc nào mà chả biết!
    Quỷ cốc Tiên Sinh từ thời Xuân Thu lại đi cỗ máy thời gian của Đô rê mon quay lại thời Hùng Vương để dạy chúa bà xem bói.
    Nguyệt Nga Công chúa mà lại đi xem bói ah?
     
  18. Feng

    Feng Member

    Này chưa biết gì thì đừng nói linh tinh. Ai pảo Quỷ Cốc tiên sinh này là Quỷ Cốc lão tử thời Xuân Thu chứ. Thôi thì tốt nhất là đây là văn hóa tâm linh chúng ta không nên tranh luận nữa. Đây là những điều đã có từ xưa ta cứ theo thế mà làm. Ai hầu thế nào thì hầu, sai phép thì Thánh phạt thui. Tất cả hoan hỷ.
     
  19. o0oatmo0o

    o0oatmo0o Công thần

    tất nhiên là tâm linh đến từ cái tâm nhưng cái gì hợp lí thì mình mới nghe và làm theo chứ. Nếu ko là mê tín ak ???
     
  20. Triều Viên

    Triều Viên New Member

    chia sẻ

    Hí hí, Thái với Khoa cứ như oan gia trái chủ ý, vào chỗ nào cũng thấy tranh luận. Mà toàn tranh luận nửa với thôi! Hôm nào có nhân duyên phải cho hai em trực tiếp chiến đâu bằng bom tấn "loa loa" mới thấy ai giỏi được? khà khà.
    Hai em và các bạn yêu quí, theo thiển nghĩ của tôi, Tam vị Chúa Mường hay Chúa Cá Phê, Chúa Mọi, hay Chúa Ngũ phương bản cảnh nhà mình, đều là nhân thần hiển thánh có sức lan tỏa ở một vùng- mình tạm gọi là " thành hoàng" của vùng gắn bó sâu sắc với ý thức tâm linh của cư dân vùng miền đó. Các vị này không thuộc hàng tứ phủ nên ta cũng có thể "thoáng hơn" với cách qui định về màu sắc, cách hầu. Nhưng mình nghĩ đúng hơn là hầu theo phong cách của cư dân mà vị thần đó thoát thai theo thần tích của nhà ngài. Còn nhiều khi mỗi ông bà đồng lại có một cách nghĩ khác nhau mà dẫn đến cách hầu có khác. Cái này thôi thì cũng lạy thánh mớ bái là "nhập gia tùy tục", bởi thực chất thì đi đến cùng thì việc thờ cúng, hầu hạ nhà ngài cốt nhất là cái tâm, và tôn được bóng thánh. Vậy lên, các bạn có thấy bạn Lê Hoài Vũ thủ đền Chúa Ngũ phương Bắc giang hầu Chúa mặc áo người thượng thì cũng như tôi hầu ngài mặc sắc trắng thôi nhỉ? Yêu quý, tôn trọng, chia sẻ cùng nhau học tập và giúp nhau để làm con bốn phủ không phân biệt cao thấp, sang hèn, đồng này hay đồng kia... , tát cả anh em hòa mục một nhà, người đi trước dẫn người đi sau, ấy mới thỏa đạo làm tôi ông Thánh.
    Sớm nay mùng một, tiết tháng Năm rồi con cháu bốn phủ lại bùi ngùi xúc động tưởng nhớ đến vị Quan lớn Tuần Tranh tối tú anh linh, xuất thân từ đất Ninh Giang cách quê tôi 10km mà ải đày lên tận Kỳ cùng- Lạng sơn, thác hóa thành ông Thanh xà uy dũng uốn mình trên Điện Thánh. Nghe văn nhà Ngài mà thê thiết, hùng anh.
     

Chia sẻ trang này

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.