Chúng ta không thể so sánh Tín ngưỡng Thờ Mẫu với các đạo giáo khác. Vì sao? Giữa Đạo Hồi, Đạo Thiên Chúa, Đạo Phật,... được hình thành hàng ngàn năm trước. Mỗi dòng đạo đều đã trải qua những thời thịnh suy, khói lửa binh tàn. Họ có một chiều dài lịch sử xuyên suốt và có những tôn chỉ nghiêm ngặt. Đạo Cao Đài thành lập từ những năm 1920, chỉ có khoảng trên dưới 20.000 tín đồ đã có thể lập thành Đạo, được nhà nước công nhận. Ấy vậy mà tín ngưỡng Thờ Mẫu có trên dưới 50.000 tín đồ, được thành lập từ trong "văn hóa dân gian" với hơn 600 năm lịch sử và hàng ngàn năm hình thành. Vậy sao vẫn chưa thể tôn lập thành 1 Đạo Phái? Dưới đây là 10 điều yếu kém, hạn chế ngăn cản Tín ngưỡng Thờ Mẫu tiến lên thành một Đạo Phái: 1, KHÔNG CÓ TÔN CHỈ: Tín ngưỡng Thờ Mẫu được Thày Đồng truyền dạy cho các đệ tử qua hình thức truyền miệng. Không có văn bản viết tay, môn quy không thống nhất. Mỗi Thày Đồng lại có một hướng đi và trí tuệ khác nhau. Vậy nên sinh ra các trường phái khác nhau. Mà thiếu đi những lề luật, tôn chỉ chung. 2, THIẾU TÍNH ĐOÀN KẾT: Giữa các Thày Đồng, Thanh Đồng vẫn xảy ra hiện tượng nghi kị, ghen ghét lẫn nhau. Chúng ta có thể gọi là "ghen Đồng, ghen Bóng". Mỗi khi trong giới có người bị hàm oan, hạ nhục. Công Đồng không biết bảo vệ lẫn nhau mà có người thờ ơ cho qua, người thì đứng lên chửi bới lại người bị hạ nhục. 3, KHÔNG CÓ TỔ CHỨC RÕ RÀNG: Giữa các Thày Đồng không có sợi dây liên kết. Mỗi người mỗi ý, mỗi Thày có 1 môn quy. Nếu các Đạo Phái khác có Đạo Tràng Pháp Chủ đứng lên quản lí và tổ chức Giáo Hội. Thì chúng ta lại không hề có. Từ đó dẫn đến sự rối loạn, bất đồng quan điểm ngay trong Giới Đạo. 4, HẦU HẾT CÁC THANH ĐỒNG ĐỀU CÓ DÂN TRÍ THẤP: Một thực tế chỉ ra rằng các Thanh Đồng có thể có những người chưa học hết THPT. Vậy nên cách nhìn nhận về một sự việc có tính phiến diện, cảm xúc. Thiếu đi sự lạc quan, công tâm. 5, CÁC NGHI THỨC CÚNG BÁI, HẦU ĐỒNG KHÔNG ĐỒNG NHẤT: Mỗi người có một cách sùng bái khác nhau. Mỗi Thày Đồng có một cách hầu khác nhau. Nhiều Thanh Đồng không được đào tạo bài bản mà hầu theo cảm tính. Dẫn đến Giới Đạo bị rối loạn. 6, PHÂN BIỆT SANG HÈN, BẦN YỂU: Mỗi khóa lễ đều tốn rất nhiều chi phí. Đồng có điều kiện thì vung tay hoang sài. Đồng thiếu điều kiện thì dè dặt chi tiêu. Từ việc ghen Đồng ở trên dễ dẫn đến nhiều Đồng không theo được nên đành ngậm bồ hòn, tủi hổ. Thiết nghĩ các nghi thức hầu nên giản tiện, tiết kiệm, tránh lãng phí. 7, BẮT ĐỒNG BỪA BÃI: Việc bắt Đồng diễn ra quá phổ biến, bừa bãi. Ngày nay, bất kể một Thanh Đồng nào cũng có thể bắt Đồng. Việc bắt Đồng sai dễ dẫn đến việc "Niềm tin với Công Đồng bị đặt nhiều nghi hoặc trong dân gian". Việc bắt Đồng cũng như chữa bệnh. Bệnh nhẹ thì nghỉ ngơi, thư thái. Bệnh nặng thì thuốc men chữa trị. Nặng căn mới "Cắt tóc làm tôi, quy hàng Tứ Phủ". Việc này, Giới Đạo cần có sự suy xét thấu đáo trong cách làm việc. 8, CÁ TÍNH MẠNH, CÁI TÔI QUÁ CAO: Khi bị đả động đến lòng tự trọng, lợi ích cá nhân. Thanh Đồng dễ bất hòa, sân si. Lại cộng thêm việc dân trí thấp, nên dễ dẫn tới hiện tượng chửi bậy, nói càn, nói đại. Mà không có sự khách quan, công tâm, vô tư. 9, LÀM VIỆC BẤT CHÍNH: Nhiều Đồng làm những việc mờ ám, không tuân thủ môn quy từ các quý Thày. Dẫn đến những ánh nhìn tiêu cực của xã hội. 10, UY TÍN CỦA CÔNG ĐỒNG LUÔN BỊ TỔN HẠI: Từ tất cả các sự việc thống kê ở trên, dẫn đến sự tín nhiệm bị suy giảm. Tín ngưỡng Thờ Mẫu luôn bị xã hội nghi ngờ, hắt những ánh nhìn kém thiện cảm. Làm cho Công Đồng khó thống nhất, đồng quy thành Pháp Hội, Đạo giáo. ST