Trình tự các bước diễn của mỗi giá đồng tại Vinh Phú

Thảo luận trong 'Bài viết nghiên cứu Đạo Mẫu' bắt đầu bởi Prebronzer, 22/7/13.

Lượt xem: 6,575

  1. Prebronzer

    Prebronzer Member

    Pre thấy các bàiviết riêng về lời văn của các gía đồng khá nhiều, tuy nhiên trình tự tiến hànhít nhiều mô tả tả tiến trình thời gian của nó thì hầu như không thấy.

    Vẫn biết là mộthoạt động văn hóa dân gian ở từng địa phương có những đặc điểm riêng, nhuwg vềcơ bản cúng khá gióng nhau.

    Nhân đọc bài ở :

    http://www.vhttdlvinhphuc.vn/Article.aspx?c=TNTMVP&a=1743

    Rất tiếc dù viết như một cuốn sách nhưng không thấy tên tác giả.

    Pre xin up ở đây ai quan tâm tham khỏa và cũng cảm ơn tác giả đã rất côngphu viết tài liệu này. Pre đã copy toàn bộ nó khoảng 60 trang. Dĩ nhiên sẽ cónhững ý kiếm về câu chữ trong trong từng giá đồng, nhưng qua nó ta hình dungđược không gian hầu đồng thông thường ở tỉnh Vĩnh Phú ( cũ).

    Hy vọng bà con ở các địa phương khác tham gia để ít nhiều ta thấy nhữngđiểm chung và riêng của loại hình van hóa dân gian này. Xin trính một đoạn :
    ----

    Trình tự các bước diễn của mỗi giá đồng
    Trong Mẫu TứPhủ, thần điện là để ghi nhận thế thứ các vị có trong phả Tứ Phủ. Việc tái hiệncác vị thánh cho tiếp xúc với đời thường trước điện thiêng là công việc của cácgiá đồng. Có 2 thuật ngữ thường dùng cho các kì thực hiện các “lớp diễn” (ngônngữ của sân khấu kịch) này:
    - Ghế đồng: Là một tổ hợp thực hiện các giá đồng, cho một vị Đồng đứng chủ.
    - Giá đồng: là một lớp diễn tái hiện một vị thánh nào đó có trong phả hệ củaMẫu Tứ Phủ (Giá đồng chúa Ba, giá đồng Hoàng Mười, giá đồng cô Sáu Lục Cung).
    Giáng đồng - Đó là khi thánh nhập hồn vào thân xác ông đồng, hoặc bà đồng, tựanhư tựa vào một vật làm cái “giá” để thực hiện việc giáng đồng. Khi lên đồngmỗi thánh là một giá đồng.
    “ảnh” đồng: là khi thánh về nhập vào đồng, nhưng không giáng đồng. Chỉ quay đầuvài vòng, không mở khăn rồi “thăng”. Khi ấy cung văn đàn và hát các chữ “xeloan thánh giá hồi cung” nghĩa là thánh trở về ngàn xa, không giáng đồng, mộtsố sách dùng thuật ngữ là hầu “tráng mạn” (Hầu không mở khăn).
    Chúng tôi dùng thuật ngữ “ảnh đồng”. Chữ “ảnh” nghĩa là “bóng”, Bởi vậy mới cótừ hầu bóng để chỉ về các giá đồng. Hầu “tráng bóng” để chỉ các giá ảnh đồng vàgiáng đồng của các cô đồng mới ra “mở phủ”.
    Thăng đồng: chữ “thăng” nghĩa là “lên”, để chỉ khi ấy thần thánh đã về trời, đãrời khỏi thân xác ông đồng, bà đồng. Kết thúc một giá đồng (trái với chữ“giáng”).
    Thường thì mỗi giá đồng, khi giáng về “giá” nào, thì người ngồi hầu đồng giơ taylàm hiệu. Giơ tay phải là giá về nữ; giơ tay trái là giá về nam (nam tả, nữhữu). Giơ một ngón tay bên phải, ấy là thánh chúa đệ nhất (chúa Thượng Thiên)hoặc cả ngón tay bên trái là quan Đệ Nhị (Nhạc Phủ). Khi ấy cung văn lựa bài màđàn hát cho phù hợp với giá đồng, các vị hầu dâng cũng biết để chuẩn bị đồtrang sức, đạo cụ dùng trong giá đồng cùng các thứ quần áo....
    Trong hầu đồng, chỉ có tối đa là 36 giá, nhưng thường có thỉnh về đồng các giátheo nhu cầu của khóa lễ.
    Mẫu Đệ nhất Thượng Thiên.
    Mẫu Đệ nhị Thượng Ngàn.
    Mẫu Đệ tam Thoải phủ.
    Tiếp đến giá Quan Trần Triều, đức Thánh Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.
    Sau giá đức Thánh Trần là 2 giá Vương cô Đệ nhất, Vương cô Đệ Nhị. Rồi mới đếngiá chúa Đệ nhất Thượng Thiên, giá chúa Đệ nhị Thượng Ngàn, giá chúa Đệ tam(chúa Đệ tứ không giáng đồng) và các giá hàng quan.
    Đến đây, có tục lệ về thứ tự hầu đồng:
    Một là: Hầu từ giá quan Đệ nhất đến giá quan Đệ tứ, thì tiếp tục về 2 giá hàngChầu là Chầu nhị, Chầu lục. Rồi trở lại giá Quan Đệ ngũ Tuần Tranh, thì tánđàn, thiêu hoá mã. Hết phần các giá đồng hầu chứng lễ. Kết thúc phần nghi lễ.
    Buổi chiều tiếp từ giá đồng hầu vui là: Chầu Mười, Chầu Bé, 5 giá hàng Cô (CôĐôi, Cô Bơ, Cô Sáu, Cô Chín và Cô Bé). Kết thúc hầu đồng bằng giá Cậu Bơ Hoàng- Tạ lễ, khao giải chúng sinh. Kết thúc khoá lễ.

     

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. tuan18101997

    tuan18101997 Member

    cang ngày tín ngưỡng tứ phủ càng hay chầu nhj và chầu sáu lại hầu trươc quan tuần chưa thấy ở đâu nt
     
  3. hungthang999

    hungthang999 Member

    Đúng là mình chưa bao giờ thấy giá hầu quan tuần tranh sau giá chầu cả. Đây là lần đầu tiên nghe về chuyện này, bạn nào ở Vĩnh Phúc biết về cái này lên tiếng cho anh em được biết.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/7/13
  4. thanhthuy6

    thanhthuy6 New Member

    Nhà thánh nghiêm minh có trên có dưới, hàng quan chưa phê chuẩn sổ sách xong, hàng chầu sao đã làm việc?
    Thêm nữa, làm sao cứ gán "cố định" giá tạ đàn là giá cậu bơ được? giá này phải tùy thuộc Đồng thầy hay lính ghế hầu mới thỏa đáng được. Nếu là giá tạ đàn, phải là giá cậu bé bản đền về khai quang khám xét bản đền, tạ đàn mới hợp lý
     
  5. anna

    anna Member

    hi.lối hầu như trên là có đó các bạn ah.ở mình thông thường đàn mở phủ có cả đàn mã sơn trang thì hầu 4 quan về mở phủ xong rồi thỉnh 1 hoặc 2 vị chầu về chứng mã sơn trang rồi mới hầu quan tuần để tán đàn.thì là xong việc của mở phủ.còn đâu hầu các giá chầu năm. chầu lục hoặc chầu bé để sang khăn hay thầy hầu tiếp thì tùy.vì mấy giá trên đã làm việc xong rồi.quan tuần cũng tán đàn rồi...
     
  6. hungthang999

    hungthang999 Member

    Thực ra nghi thức hầu quan đệ ngũ sau một số giá chầu như trên cũng là có lý do cả đấy. Mình sẽ giải thích ngay đây.

    Mình đã suy nghĩ rất nhiều về lịch sử hình thành Tín ngưỡng Tứ Phủ như thế nào, sự hình thành ra làm sao, hệ thống thần linh được xây dựng lên theo thứ tự như thế nào? vv...

    Mình đã từng biết rằng: trong quá trình hình thành tín ngưỡng tứ phủ thì 4 vị quan lớn được thêm vào trước để đại diện cho 4 phủ, mãi sau này người ta mới bổ xung quan đệ ngũ vào hàng quan lớn. Điều này thể hiện qua bức tranh sau:

    [​IMG]

    Để ý kỹ bức tranh này các bạn sẽ thấy rằng 4 vị quan lớn và 4 vị chầu bà được đưa vào hệ thống tứ phủ trước (chưa có quan đệ ngũ). Sau đó rồi người ta với đưa quan đệ ngũ vào hệ thống thần linh của tứ phủ, rồi sau đó nữa là các vị chầu bà từ chầu năm trở đi, v.v...

    Như vậy về mặt thời gian hình thành hệ thống thần linh trong tín ngưỡng tứ phủ thì:

    - 4 vị thánh mẫu xuất hiện trước

    - sau đó 4 vị quan lớn (quan đệ nhất đến quan đệ tứ) được đưa vào tứ phủ

    - sau đó 4 vị chầu bà (đệ nhất đền đệ tứ) được đưa vào tứ phủ

    - sau đó quan đệ ngũ được bổ xung vào hàng quan lớn của tứ phủ.

    Chính vì sự hình thành hệ thống thần linh trong tứ phủ theo thứ tự trên mà xuất hiện cách thức hầu quan đệ ngũ sau tứ phủ chầu bà, đơn giản là vì xét về mặt thời gian Quan Đệ Ngũ được đưa vào Tứ Phủ sau cả 4 vị Chầu Bà.

    Cảm ơn tác giả bài viết trên đã giúp chúng ta gợi mở ra một giai đoạn của lịch sử hình thành tín ngưỡng Tứ Phủ.

     
    Chỉnh sửa cuối: 23/7/13
  7. Cả nàh cho mình biết với thế các ông Hoàng bảy, ông hoàng Mười được hầu khi nào, mình cũng mới bắt đầu tìm hiểu nên cũng chưa biết bắt đầu từ đâu
     
  8. hoanglan21

    hoanglan21 Member

    Chắc ý của bạn ấy là 3 tòa chúa bói đó bạn, chúa Nguyệt vận y phục màu xanh nên có lẽ ng ta tưởng là chúa Thượng ngàn đó.
     
  9. halinh

    halinh New Member

    Sao lại hầu chầu nhị với,chầu lục trc quan đệ ngũ thế,nhỉ, Bạn ở đâu mà hầu như vậy

    ---------- Post added at 10:30 AM ---------- Previous post was at 10:25 AM ----------

    ông hoàng bảy, ông hoàng mười sau các giá chầu bạn ạ cụ thể sau giá chầu bé và ông hoàng bơ thì đến 2 giá ông hoàng bạn tìm hiểu.
     
  10. ConNhangDeTu

    ConNhangDeTu New Member

    mình tận tai đc nghe người vùng đó nói là hầu như vậy rồi, âu cũng là đất lề quê thói....
     
  11. ChúTiểu

    ChúTiểu New Member

    Khổ với cái đất lề quê thói....hix hix..!
     

Chia sẻ trang này