Thánh Mẫu Liễu Hạnh là Mẫu Đệ Nhất hay Mẫu Đệ Nhị?

Thảo luận trong 'Giải đáp thắc mắc' bắt đầu bởi Hoang Charming, 8/5/13.

Lượt xem: 30,322

  1. Bạn thì thấy hay chứ tôi thì thấy đó là nhảm nhí, nghe không lọt tai một tí nào cả. Nếu đơn giản hoá mọi việc như cách bạn nói thì há chẳng phải thật giả lẫn lộn hết cả à???
     
  2. hula

    hula New Member

    rốt cuộc cái bản ngã của con người ta thật khó mà vượt
    miệng nói 1 đằng nhưng tâm vẫn thích áp đặt người khác
    hoài hơi mà đi tát nước bè
     
  3. Khun_Lovely

    Khun_Lovely New Member

    Tớ thấy hay thì tớ mí nói. Mí lại bjo trăm ông trăm phép, nhìn bà nghì quyền. Tín ngưỡng, thì đương nhien cũng có nhiều dị bản.
    Mỗi ng mỗi quan niệm mà kau.
     
  4. Chả ai áp đặt được cho ai... Nhưng nói chẳng lọt cái tai thì lên tiếng nói của cả nhân chứ sao...???
     
  5. ConNhangDeTu

    ConNhangDeTu New Member

    bạn nói rất đúng còn cứ cái kiểu mỗi người một phép thì chẳng mấy mà loạn hết con cháu chẳng biết đúng sai
     
  6. hungthang999

    hungthang999 Member

    Theo mình khi đã nói về Tứ Phủ thì phải có đủ 4 phủ và tương ứng với đó là có 4 vị thánh mẫu, không nên lẫn lộn các vị với nhau vì như thế sẽ không còn ý nghĩa của Tứ Phủ.

    Tuy nhiên nếu nói đến Tam Tòa Thánh Mẫu thì chỉ có 3 vị thôi, đây cũng là một vấn đề khó xử khi có những 4 Thánh Mẫu. Vậy tam tòa thánh Mẫu gồm những Mẫu nào?

    Cá nhân mình xin có ý kiến như sau về việc thỉnh mẫu trong nghi thức hầu bóng: hiện nay có 2 cách Thỉnh Mẫu là:

    - Cách 1: Thỉnh Mẫu Thiên Tiên -> Mẫu Địa Tiên -> Mẫu Thủy Tiên.

    - Cách 2: Thỉnh Mẫu Địa Tiên -> Mẫu Nhạc Tiên -> Mẫu Thủy Tiên.

    Theo mình cách 1 mới là cách chuẩn mực và nên được công nhận là cách chính thức, cách thứ 2 cần loại bỏ vì những lý do sau:

    - Thứ nhất: cách 1 là cách đã có nguyên bản từ xưa, khi mà tín ngưỡng Tứ Phủ chưa hình thành, lúc đó mới chỉ có khái niệm Tam Phủ thì thỉnh 3 Mẫu theo thứ tự như trên là chuẩn.

    - Thứ hai: nếu thỉnh theo cách 1 thì sau đó Mẫu Nhạc Tiên vẫn có thể được hầu sau đó, Mẫu Nhạc Tiên chính là Chúa Sơn Trang. Nếu làm theo cách 1 như vậy không mất đi một giá Mẫu nào cả.

    - Thứ ba: Nếu thỉnh theo cách 2 thì Mẫu Thiên sẽ không được thỉnh, sau đó nếu hầu chúa Sơn Trang nữa thì hóa ra lại Thỉnh Mẫu Nhạc Tiên những 2 lần. Như vậy làm theo cách 2 kiểu gì cũng sẽ bị mất một giá mẫu.

    Kết luận: cách thỉnh chuẩn nhất là

    Thỉnh Mẫu Thiên Tiên -> Mẫu Địa Tiên -> Mẫu Thủy Tiên -> Hầu Chúa Sơn Trang (Mẫu Nhạc Tiên).

    Như vậy sẽ đủ cả bốn vị Thánh Mẫu trong Tứ Phủ. Nếu hầu tứ phủ mà không đủ 4 vị thánh mẫu thì không ổn có phải không các bạn?
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/6/13
  7. Nhiều người cứ tin vào những sự đơn giản nhảm nhí...!!!
     
  8. cuongvnu

    cuongvnu Member

    theo tại hạ , nam thiên hiển thánh tam tòa thánh mẫu đều là người việt cả
    Đệ Nhất đế thích thiên đình ( con vua đế thích nơi thiên đình ) liễu hạnh công chúa
    Đệ Nhị thượng Ngàn quỳnh hoa ngọc nữ công chúa
    Đệ tam thủy cung xích lân công chúa .
    Đấy là ba vị thánh mẫu của người nam coi sóc đất trời núi sông việt nam.

    Read more: Tam Vị Thánh Mẫu và quan điểm cần thống nhất. - Trang 13 http://hoangbo.vn/forum/showthread.php?742-Tam-Vị-Thánh-Mẫu-và-quan-điểm-cần-thống-nhất/page13#ixzz2VySxk0tB
    Nguồn bài viết lấy từ Diễn đàn công đồng tứ phủ hoangbo.vn
     
  9. Bạn ơi bên diễn đàn hoangbo.vn cũng đang tranh luận như chúng ta cả thôi, cũng chẳng ngã ngũ được gì vì quan điểm có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau...!
    Theo ý kiến của mình thế này...!!! Nguyên thủy của Đạo Mẫu ta trước khi triều Hậu Lê thành lập chỉ có Tam Phủ : Thiên-Thanh, Địa-Hoàng, Thoải-Bạch. Sau này cho tới khi vua Lê Thái Tổ đem quân đánh giặc Ngô ở Chi Lăng-Xương Giang thì Thượng Ngàn Công Chúa, sắc phong Lê Mại Đại Vương đã hiển lộng thần uy khuông phù cho vua Lê Thái Tổ đánh thắng trận Chi Lăng-Xương Giang. Sau khi đăng cơ Hoàng Đế, vua Lê Thái Tổ mới phong thần cho các tướng lĩnh phò vua bình Ngô, đồng thời cũng phong thần cho bách thần Nam Việt âm phù giúp Ngài diệt giặc...! Thì lúc đó mới xét thêm Thượng Ngàn Công Chúa vào Tam Phủ thành Tứ Phủ. Nguyên Thủy thờ Tam Tòa Thánh Mẫu là Thiên-Thanh, Địa-Hoàng, Thoải-Bạch nhưng đến triều Lê khi cập thêm Nhạc Phủ Thượng Ngàn vào thì màu sắc có sự thay đổi. Đệ Nhất Thiên Tiên Thánh Mẫu Cửu Trùng Thanh Vân chuyển thành màu đỏ, Đệ Nhị Địa Tiên Thánh Mẫu Quỳnh Hoa Dung Liễu Hạnh màu vàng, Đệ Tam Thoải Tiên Thánh Mẫu Xích Lân Long Nữ màu trắng, Đệ Tứ Nhạc Tiên Thánh Mẫu Lê Mại Đại Vương màu xanh.
    Trong dân gian bây giờ còn có không ít người nhầm lẫn Tam Tòa Thánh Mẫu với Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Họ cứ nghĩ Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh ba lần thì mỗi lần ứng với một Bà Mẫu, thì ba lần là Ba Tòa Thánh Mẫu. Theo tôi đây cũng là luống ý nghĩ sai lệch nghiêm trọng.
    Theo tôi thì Tam Tòa Thánh Mẫu cũng là riêng, Thánh Mẫu Liễu Hạnh cũng là riêng. Không thể nhập nhèm, lẫn lộn, đảo điên được. Vì sao riêng...??? Riêng bởi lẽ, Tam Tòa Thánh Mẫu là Thánh Mẫu, riêng duy có Thánh Mẫu Liễu Hạnh hiển lộng thần uy đã có công đức với nhân dân rất to lớn lên bà vừa là Tiên, vừa là Phật, vừa là Thần, vừa là Thánh...!!! Là con gái của Vua Cha Ngọc Hoàng nên bà là Liễu Hạnh Thiên Tiên, bà là Mã Vàng Bồ Tát, bà là Thiên Bản Giáng Thần, bà là Sòng Sơn Hiển Thánh...!!! Nhưng dù thế nào thì ngôi thứ vẫn phải phân định rõ ràng :

    Đệ Nhất Thiên Tiên Thánh Mẫu Cửu Trùng Thanh Vân
    Và :
    Đệ Nhị Địa Tiên Thánh Mẫu Quỳnh Hoa Dung Liễu Hạnh
     
  10. cuongvnu

    cuongvnu Member

    :)). Nghe thấy cứ buồn cười. Ông bạn này bị cuồng mất rồi. Tôi chả biết bà cửu trùng có công đức j. nhưng Liễu Hạnh tiên chúa thì ko phải nói nhiều ai cũng biết...Ông ko phải viết to tướng thì Bà Cứu trùng là Thiên tiên đâu :)). Tôi thấy rất nhiều thần phả, sắc phong Bà Liễu Hạnh là Thiên Tiên Thánh Mẫu trong tứ phủ. Còn Bà cửu trùng nhà ông thì được phối thờ thôi. Theo Nhiều đồng trưởng cũng là như vậy :D
     
  11. Tuyenmom890

    Tuyenmom890 New Member

    Ấy thế mà Phật có dăn rằng:
    Đừng tin tưởng một điều gì vì văn phong. Đừng tin tưởng một điều gì vì vịn vào một tập quán lưu truyền.Đừng tin tưởng điều gì vì có được nhiều người nói đi nhắc lại.Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của thánh nhân.Đừng tin tưởng điều gì dù thói quen từ lâu khiến ta nhận là điều ấy đúng. Đừng tin tưởng một điều gì do ta tưởng tượng ra lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ vịn vào chỉ có một uy tín của các Thầy dạy các người. Nhưng chỉ tin tưởng những gì mà chính các người đã từng trải,kinh nghiệm và nhận là đúng,có lợi cho mình và kẻ khác. Chỉ có cái đó mới là mục đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chuẩn mực.
    Hãy suy nghĩ trước khi nói nhé! Các chư Phật, chư Bồ Tát cùng các vị Thánh Mẫu luôn ở bên ta! Nam Mô A Di Đà Phật.
     
  12. Vậy xin bạn chỉ dẫn cho tôi vài Đạo sắc phong để minh chứng những điều bạn nói là đúng đi...! Chứ bạn nói thế này thì thật tôi cũng chẳng muốn tranh luận với bạn. Bạn có cái lý riêng của bạn, tôi có cái lý riêng của tôi...! Chúng ta chẳng ai tự nhiên bắt được ai phải theo ai...!!!
    Mà ngẫm ra bạn cũng chẳng hiểu hết được cái ý của tôi đã nói ở trên. Chúng ta làm gì thì cũng phải tôn trọng lịch sử...!!! Tam Phủ có trước, tới thời Hậu Lê mới có khái niệm Tứ Phủ bạn à...!!!
     
  13. Kemkuxi

    Kemkuxi New Member

    mau Lieu Hanh la mau de nhat ban a. NHUNG neu xet ve tong the thi Mau AU CO moi la mau lon hon ca.
     
  14. hungthang999

    hungthang999 Member

    Việc thờ Mẫu Thiên Thanh Vân Công Chúa có từ thở sơ khai của Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ bạn à, vậy sao lại nói là phối thờ được bạn nhỉ. Với lại Mẫu là của chung tất cả chúng ta, không phải của riêng ông nào bà nào cả.

    Nhiều đồng trưởng nói cùng một ý chắc gì đã đúng, khi mà phần lớn các đồng trưởng không chịu tìm hiểu sách vở.



    Bạn à, điều mà mình đang nói là về Tín Ngưỡng Tứ Phủ, như vậy mình nghĩ Mẫu Âu Cơ không nên bàn đến ở đây. Với lại nhìn ngược lại lịch sử cũng còn có nhiều vấn đề lắm bạn à. Bạn đã bao giờ nghĩ rằng Âu Cơ lại là cháu ruột của Lạc Long Quân chưa? Và bạn đã từng nghĩ giữa Lạc Long Quân và bố của Âu Cơ từng là kẻ thù của nhau chưa? Hay Lạc Long Quân đến với Âu Cơ không phải từ việc gặp gỡ một cách tình cờ mà là vì Âu Cơ bị Lạc Long Quân bắt được trong một trận đánh hay chưa? v.v... ý của mình là lật lại lịch sử mọi chuyện rất phức tạp bạn à, chứ không phải như truyền thuyết đâu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/6/13
  15. Tuyenmom890

    Tuyenmom890 New Member

    Ví dụ này kiểu gì thế.... Xúc phạm nghiêm trọng rồi nhé...
     
  16. hungthang999

    hungthang999 Member

    Bạn cuongvnu à, vấn đề ở đây là: Tổ tiên cha ông của chúng ta đã xây dựng lên một tín ngưỡng Tam Phủ (về sau là Tứ Phủ). Trong tín ngưỡng Tứ Phủ phải bao gồm cả 4 phủ trong đó bắt buộc phải có Thiên Phủ, và đã là Thiên Phủ thì phải có Mẫu Thiên. Đó là một điều quan trọng để hình thành tín ngưỡng tứ phủ. Nếu không có Mẫu Thiên thì Tín Ngưỡng Tứ Phủ bị một điểm khuyết rất lớn.

    Đành rằng Mẫu Thiên ít hiển linh hơn Mẫu Liễu Hạnh, điều này cũng không thành vấn đề nếu chúng ta muốn xây dựng một Tín Ngưỡng Tứ Phủ đầy đủ trọn vẹn.

    Hơn nữa bạn cũng nên nhớ rằng Mẫu Thiên ở trên Thiên Đình, vậy thì Mẫu Thiên ít hiển linh ở trần gian hơn cũng là lẽ đương nhiên, vì ở chốn trần gian đã có Mẫu Liễu rồi, còn ở trên Thiên Đình có lẽ vai trò của Mẫu Thiên sẽ lớn hơn Mẫu Liễu Hạnh chăng?


    ---------- Post added at 09:21 PM ---------- Previous post was at 09:15 PM ----------

    Sao bạn lại nói mình xúc phạm nghiêm trọng vậy bạn. Chuyện đó là thật mà. Đây nhé, bạn có thể vào wikipedia để tìm hiểu: http://vi.wikipedia.org/wiki/Đế_Ai

    "Sách Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn - phần ngoại kỷ - dẫn nguồn từ tư trị thông giám, đoạn chép về Hồng Bàng thị còn ghi lại rất chi tiết về vị vua này. Đại khái nội dung như sau: "thuở ấy phương bắc có đế Lai là người hiếu chiến chuyên xua quân xâm lấn các bộ lạc láng giềng, tuy nước Xích Quỷ của Lạc Long Quân là em con chú ruột nhưng ông ta vẫn cất binh tiến đánh. Hai bên gặp nhau ngoài mặt trận coi như chẳng cò bà con thân thích gì lập tức cho quân đánh giáp lá cà ngay tức khắc, quân của đế Lai không hợp với thủy thổ phía nam nên chỉ chiến đấu vài trận đã bị ngã nước đau ốm la liệt không có sức tiếp tục nữa. Lạc Long Quân thấy vậy thúc quân đánh thật mạnh khiến đế lai thua to phải rút chạy về phương bắc, không rõ nguyên nhân gì mà khi đi đánh trận đế Lai lại mang cả con gái là nàng Âu Cơ đi theo. Lạc Long Quân thấy nàng xinh đẹp nết na hiền thục khác hẳn tính cách của cha liền lấy nàng làm vợ, nếu phân tích dòng máu thì Âu Cơ phải gọi Lạc Long Quân bằng chú xưng cháu. Tuy nhiên hồi đó xã hội còn hoang sơ chưa có lễ giáo gì nên việc lấy nhau như vậy cũng đâu có phải chuyện lạ, chẳng bao lâu Âu Cơ sinh được cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con trai. Lạc Long Quân truyền ngôi cho con trưởng là Hùng Vương còn 99 người con khác chia ra cai quản những nơi khác, từ đó nước Xích Quỷ rộng lớn bị phân liệt thành 100 bộ lạc lớn nhỏ mà trong sử sách vẫn gọi ho là Bách Việt."
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/6/13
  17. cuongvnu

    cuongvnu Member

    Gần ra vấn đề rồi đấy. Sau khi Mẫu Liễu giáng thế thì vị trí của Bà thay thế vị trí Bà cửu trùng đồng thời kiêm tri địa phủ chúng tiên.
    Đơn cử như vấn đề tứ bất tử. Mẫu Liễu đã thay thế luôn 1 trong những vị trước đó, để trở thành 1 trong tứ bất tử của Việt Nam

    Vấn đề mình muốn nói: Bà cửu trùng thì vẫn cứ là Bà cửu trùng ở trên trời,. Nhưng trong 4 phủ thì Bà Đệ Nhất thiên tiên là Quỳnh hoa dung liễu Hạnh cung chủ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/6/13
  18. phuong bo

    phuong bo New Member

    linh tinh.....................hazz
     
  19. Đổi trắng thay đen, thật giả lẫn lộn, lung tung thế này cơ à??? Đây là lần đầu tiên tôi được nghe thấy những điều như bạn nói...!!!

    ---------- Post added at 10:29 PM ---------- Previous post was at 10:27 PM ----------

    Nhân tài ẩn dật, giờ mới thấy xuất hiện đây...!!! Hoan nghênh, hoan nghênh...!!!
     
  20. Hoang Charming

    Hoang Charming New Member

    Mình đã theo dõi tranh luận của các bạn, rất nhiều quan điểm được đưa ra nhưng mình nghĩ như sau:

    Đạo Mẫu là đạo thờ Thánh, mà thời phong kiến chỉ có vua mới có quyền phong Thánh, vì vua là Thiên tử, đại diện cho trời, có quyền lực tối cao trong nhân gian. Mẫu Liễu Hạnh là do vua phong Đệ Nhất Thiên Tiên - Thượng Đẳng Tối Linh Thần thì bà chính là người ngồi ở vị trí ngôi Đệ Nhất. Còn về các quan điểm dân gian thì có nhiều quan điểm trùng lắp chồng chéo và chưa rõ rệt, được hình thành trên tư tưởng, cách hiểu và niềm tin cá nhân của mỗi người, mỗi nhóm người, mỗi cộng đồng khác nhau. Xét theo yếu tố lịch sử hình thành và phát triển của đạo Mẫu thì mình được biết có những quan điểm khác nhau về tam tòa Thánh Mẫu tồn tại:

    - Tam tòa Thánh Mẫu gồm Thiên - Địa - Thoải: Mẫu Liễu Hạnh ở ngôi Đệ Nhị
    - Tam tòa Thánh Mẫu gồm Thiên - Nhạc - Thoải: Mẫu Liễu Hạnh ở ngôi Đệ Nhất
    - Tam tòa Thánh Mẫu với quan điểm Mẫu Tam Thân - tương đương với tòa Tam Thế trong đạo Phật, tức là chỉ có 1 mẫu.
    - Tam tòa Thánh Mẫu đại diện cho Tam thế giáng sinh của mẫu Liễu Hạnh - tức là chỉ có 1 mẫu Liễu Hạnh.

    Trước hết, chúng ta đều biết tín ngưỡng dân gian Tam Phủ có trước Tứ Phủ, tức là có từ trước khi thánh mẫu Liễu Hạnh giáng sinh. Khi đó người ta thờ Tam Phủ gồm Thiên - Nhạc - Thoải là 3 vị thánh mẫu cai quản bầu trời, rừng núi và mặt nước. Thuở xa xưa đó, các cư dân nông nghiệp chưa có sự hiểu biết về thế giới tự nhiên lớn như bây giờ, những yếu tố như mưa gió, sấm sét, bão lũ, thú dữ, núi rừng là những nơi nguy hiểm với tính mạng con người và ảnh hưởng trực tiếp đến mùa màng, sức khỏe... mà không giải thích được. Người ta thờ 3 vị thần linh để mong được che chở, phù hộ cho mùa màng tốt tươi, đời sống no ấm.

    Khi mẫu Liễu Hạnh giáng sinh người ta thờ bà ở ngôi Đệ Tứ - Địa Phủ. Chúng ta có thể thấy rõ nhất điều này ở hàng Chầu. Theo quan niệm đạo Mẫu thì các Mẫu hóa thân về hàng Chầu, mẫu Liễu Hạnh ứng với ngôi Chầu Đệ Tứ Khâm Sai. Hiện nay ở Phủ Dầy cũng có đền trình Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai. Thứ tự sắp xếp là Thiên - Nhạc - Thoải - Địa.

    Sau này người ta lại đưa mẫu Liễu Hạnh lên ngôi Đệ Nhị, thứ tự sắp xếp thay đổi thành Thiên - Địa - Thoải - Nhạc. Mẫu Thượng Ngàn về ngôi Đệ Tứ. Quan điểm này được hình thành có thể do người ta hiểu theo truyền thuyết mẫu Liễu Hạnh là con gái thứ 2 của Ngọc Hoàng giáng trần nên thờ bà ở ngôi Đệ Nhị - ứng với số 2 chăng? Cũng có thể do Phủ Dầy - nơi bà giáng sinh lần 2 được biết đến nhiều nhất, sau lần này bà hóa về trời được Ngọc Hoàng phong là Liễu Hạnh Công Chúa - cũng ứng với số 2 luôn.

    Khi mẫu Liễu Hạnh được vua phong Đệ Nhất Thiên Tiên thì bắt đầu hình thành quan điểm bà là ngôi Đệ Nhất, Đệ Nhị Thượng Ngàn, Đệ Tam Thoải Phủ. Quan điểm này tương đồng với quan điểm dân gian: quê ở đâu thì đại diện ở đó. Mẫu Thượng Ngàn Sơn Lâm Công Chúa là con gái của Tản Viên Sơn Thánh sinh ra ở rừng núi nên bà đại diện cho Thượng Ngàn, Mẫu Thoải là con vua Bát Hải Động Đình sinh ra ở Long Cung nên bà đại diện cho Thoải Phủ, tương tự Mẫu Liễu Hạnh tuy giáng sinh ở hạ giới nhưng bà lại có gốc thiên tiên, là con của Ngọc Hoàng Thượng Đế nên bà đại diện cho trời và đất, là thần chủ. Mẫu Cửu Trùng được thờ bán thiên ở phía trước theo hình thức phối thờ, không phân ngôi nữa, tương tự Ngọc Hoàng Thượng Đế vẫn được thờ ở ban trong cùng nhưng sau ban này vẫn là cung cấm thờ Tam Tòa Thánh Mẫu.

    Và với các quan điểm như phần đầu đã nói, người ta bị nhầm lẫn và khi thỉnh ngôi Đệ Nhất và Đệ Nhị thường hát về tích của mẫu Liễu Hạnh (để cho an toàn chăng?). Chỉ có ngôi Đệ Tam thì hát đúng vì ko thay đổi gì.

    Với quan điểm Mẫu Tam Thân, có thể do ảnh hưởng từ Đạo Phật nên người ta nghĩ vậy, Ko bàn đúng sai về quan điểm này vì nó có nhiều tính triết học trong đó, nhưng cũng có thể tham khảo để hiểu rộng hơn ý nghĩa của Đạo.

    Với quan điểm Tam Tòa Thánh Mẫu đại diện cho 3 lần mẫu giáng sinh, có lẽ quan điểm này hình thành từ Phủ Dầy, và có hơi liên quan đến quan điểm Mẫu Tam Thân. Ở phủ Tiên Hương và phủ Vân Cát (Phủ Dầy) có 3 cỗ ngai thờ, có người nói 3 cỗ ngai đó thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, cũng có người nói đó là hình tượng Mẫu Tam Thân, cũng có người nói 3 cỗ ngai đó thờ 3 lần mẫu Liễu Hạnh sinh - hóa. Nếu theo quan điểm thờ 3 lần mẫu sinh - hóa thì thỏa mãn với riêng Phủ Dầy, và quan điểm Mẫu Tam Thân thì cũng thỏa mãn với riêng Phủ Dầy. Vì Phủ Dầy tuy là nơi gắn với cuộc sống của mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần 2 nhưng lại là nơi thờ mẫu lớn nhất, nếu ví Vỉ Nhuế với quá khứ, Vân Cát - Tiên Hương là hiện tại, Sòng Sơn là tương lai thì thỏa mãn vì "hiện tại" là lớn nhất. Và 3 cỗ ngai đó thì cỗ ngai bên trái đại diện cho quá khứ - lần giáng sinh thứ 1 ở Vỉ Nhuế, cỗ ngai chính giữa đại diện cho hiện tại - lần giáng sinh thứ 2 ở Vân Cát, cỗ ngai bên phải đại diện cho tương lai, lần giáng sinh thứ 3 ở Thanh Hóa, điều này cũng thỏa mãn vì Phủ Dầy là nơi mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần 2, đương nhiên phải đặt vị trí chính giữa trung tâm cho lần giáng sinh này - tương đương với chúa bản đền.

    Với Tứ Vị Chầu Bà cũng có quan điểm trái chiều. Có người cho rằng 4 vị này theo hầu 4 mẫu, nhưng cũng có người cho rằng 4 người nhưng chỉ hầu 3 mẫu, vì khi mẫu giáng sinh lần 3 có đưa theo 2 tiên nữ là Quế Nương và Quỳnh Nương theo hầu, đây chính là 2 vị trong tứ vị chầu bà, theo hầu mẫu Liễu - Đệ Nhất Thượng Thiên. Cũng có quan điểm cho rằng Tam Tòa Thánh Mẫu thực ra là mẫu Liễu Hạnh và 2 vị tiên nữ theo hầu trong lần giáng sinh thứ 3 của bà.

    Trên đây là một số quan điểm qua quá trình tìm hiểu của mình, mình nêu ra để các bạn tham khảo. Còn theo ý kiến riêng của mình thì Thánh Mẫu Liễu Hạnh được vua sắc phong Đệ Nhất Thiên Tiên thì ngài chính là người ngồi ở ngôi Đệ Nhất mặc áo đỏ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/6/13

Chia sẻ trang này