Lễ Mở Phủ Và Những Điều Cần Biết

Thảo luận trong 'Pháp sự khoa nghi' bắt đầu bởi Thanh Tùng, 28/6/11.

Lượt xem: 31,193

  1. Thanh Tùng

    Thanh Tùng Thành viên Bị cấm

    Nhà Trần và Bốn Phủ là hai hệ phái khác nhau hoàn toàn. Cần phải phân biệt rõ ràng điều này, không thể hầu hạ lẫn lộn như bây giờ. Khi xưa các đồng thuộc dòng Thanh Đồng khi có bản mệnh sát về nhà Trần hoặc được lệnh làm việc theo Trần Triều thì họ làm thế này. Cách thức để được phủ khăn hầu Nhà Trần cũng hoàn toàn khác bốn phủ, Người Thanh Đồng nhà Trần có thể KHÔNG CẦN CÓ QUAN THẦY PHỦ KHĂN DẪN ĐỒNG như bốn phủ, Pháp sư làm lễ cáo yết và xin phép hội đồng Trần Triều ban lệnh nhận đồng ( viết cách nôm na ) và cho quyền phủ khăn tráng mạn nhà Trần. Họ ( pháp sư ), khai quang, chứng mã và cho thanh đồng vào làm việc thánh.Trường hợp có quan thầy hầu chứng và dẫn đồng thì cũng là rất cẩn thận, cũng không bị coi là sai phép tắc. Nhà Trần ko có lễ gọi là lễ khai phủ hay mở phủ nhà Trần. Các thanh đồng sửa lễ đội lệnh nhà Trần, sau đó thì phủ khăn hầu thánh ngay. Nhưng có một điều chú ý, là khi hầu nhà Trần, Người tân đồng khi mới đội lệnh hầu ở tại nơi xin đội lệnh ( nôm na như chốn tổ bên bốn phủ ) sau bách nhât thì được cho về phủ đệ của nhà Trần để bắc ghế. Và sau 100 ngày là đã có thể làm bùa dẫn, làm phép lệnh của nhà Trần. Nếu các thanh đồng không có cung mệnh kiêm chi, thì khi hầu không cần phải thỉnh qua tam tòa mẫu, thỉnh văn thờ và phủ khăn hầu ngay đức thánh ông. Còn tục hầu thánh tại đền Kiếp Bạc, đền Bảo Lộc hay Trần Thương cũng rất rõ ràng ( khi trước ). Các thanh đồng về Kiếp Bạc bắc ghế thì hầu nhà Trần trong chính điện, không được phép hầu bốn phủ tại đây ( kể cả trường hợp lập bài vị bốn phủ và tuyên thỉnh về đền ), nếu hầu bốn phủ phải sang đền nam tào, bắc đầu hoặc mẫu sinh - mẫu hóa. Về Bảo Lộc hầu nhà Trần thì cũng vậy, nếu muốn hầu Bốn Phủ thì phải ra sân lập bài vị bốn phủ và bắc ghế hầu ( khi xưa chưa có điện mẫu ở Bảo Lộc ). Trần Thương cũng như vậy. Vài ý kiến chia sẻ cùng anh chị em ak :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/6/11
  2. conchudangyeu

    conchudangyeu Thành viên Bị cấm

    Đến như bản thân em cũng học pháp sư đây như vẫn chưa đội lệnh nhà trần . không phải ai cũng có thể thích thì làm là được đâu
     
  3. Thanh Tùng

    Thanh Tùng Thành viên Bị cấm

    Đúng, việc hầu Nhà Trần khi xưa anh cũng được dạy là việc cần làm rất cẩn trọng. Không thể làm bừa bãi, và người đội lệnh trần triều phải đích thực có bản mệnh sát về nhà Trần hoặc được lệnh làm việc của nhà Trần. Các Thanh Đồng quan niệm rằng, việc hầu nhà Trần là cực kỳ nặng bóng, và ngay cả là Thanh Đồng, khi bắc ghế hầu, làm không đúng phép cũng là bị quở phạt rất nặng. Chứ chưa nói gì đến việc đội lệnh bừa bãi, và ko có quy củ trong hầu hạ như bây giờ. ( Xl vì nói hơi mạnh mồm ạ )
     
  4. conchudangyeu

    conchudangyeu Thành viên Bị cấm

    đúng đo hầu nhà trần là luyện binh luyện phép như cụ em ngày xưa con có hầu thêm ông hắc hổ nữa . Bản thân nhà em khi xưa cũng có điện trần triều , cụ em cũng chuyên bắt mà bắt ta . Tuy điện nay k còn . Nhưng nó về việc phụ sự nhà thánh thì nhà em đến 5 đời nay chư bao h đứt cả luôn được ức thiên hương hỏa truyền đăng kế tự được .
    Âu cũng là cái lẽ zời
     
  5. Thanh Tùng

    Thanh Tùng Thành viên Bị cấm

    Thật là quý hóa. :) cơ duyên truyền đời cửa thánh chỉ lệnh thì phải theo, cũng là cái phúc hơn người của gia chung nhà em. Lạy ngài vạn lạy
     
  6. conchudangyeu

    conchudangyeu Thành viên Bị cấm

    Hồi xưa em có biết gì cái này đâu , bà em đồng cựu 70 năm , cụ ra đồng từ năm 16 đến khi cụ 86 tuổi thì cụ từ dã cõi trần , cụ đưa em đi khắp các cửa các đền . Rồi dạy dỗ chỉ bảo , huhuhuhu , bé tí đã được đưa vào đời rồi . huhuhuhuh
     
  7. hoang.bao198x

    hoang.bao198x Super Moderator

    Cám ơn các bạn đã cung cấp nhưng thông tin bổ ích lí thú
     
  8. Triều Viên

    Triều Viên New Member

    Dĩ nhiên là cung cách mỗi nơi mỗi khác, mà việc cúng lễ cũng vạn phép tùy duyên nhưng bài này của bạn Thanh Tùng cơ bản đó.
     
  9. Trí Minh

    Trí Minh Active Member

    Các tôn giáo lớn trên thế giới đều có sự nhất quán về các thức và nghi lễ. Một số tôn giáo còn bảo thủ nghiêm mật các bí tích trong nghi lễ chứ không có sự biến thiên linh động làm tam sao thất bản cái tinh túy của nghi lễ. Rất mong thay một ngày nào đó chúng ta có một quy chuẩn về lề lối và các thức trong nghi lễ tứ phủ. Như vậy sẽ tạo tiền đề khoa học cho một hồ sơ đệ trình Di Sản Văn Hóa Thế Giới.
     
  10. hoidongcacchua

    hoidongcacchua New Member

    ôi thế còn gì bằng.....cảm ơn trí minh
     
  11. Triều Viên

    Triều Viên New Member

    Anh ơi thế thì không được đâu? Không được ai lại nghĩ và làm thế. Ta mà nghĩ thế thì ta tự đóng băng mình đó. Ta đưa lại cái gốc mà hình thành và tạo dựng Tín ngưỡng này đi ( em chưa gọi lần nào gọi là Đạo Mẫu). Cơ sở của tín ngưỡng này là đức tin của cư dân nông nghiệp, trọng âm, trọng phụ nữ kết hợp với cái tư duy căn cơ của người Việt lại mang tính "tự phát". Cái tự phát ấy mang đến hai mặt. Cả tích cực và tiêu cực. Tích cực là mang tới cho Tín ngưỡng này một hệ thống Chư vị tối linh đa dạng Phật, Lão, Nho, và hình ảnh người Mẹ là trung tâm (bên cạnh những vị thần cố định của Bốn Phủ còn có các vị thần bản địa, các ông bà Đồng không chỉ thờ mà còn bắc ghế hầu luôn), cái sự hòa nhập này mang đến những nét đặc trưng thú vị của mỗi vùng miền tác động trực tiếp đến cung cách hành lễ (quan niệm cúng tế, hầu hạ,...), Tiêu cực là nó không mang tính thống nhất, không có gì gọi là qui chuẩn dẫn đến nhiều cái thái quá hoặc tùy tiện. Nhưng vốn dĩ tự thân nó là thế? Nếu bắt Tín ngưỡng này bó vào một khuôn khổ nó sẽ không còn là nó nữa các anh chị em ạ. Mà có một câu đầy hài hước mà nước ngoài họ hay nói về tác phong của ta: "ăn nhanh, đi chậm, hay cười thích mua đồ cũ là người Việt Nam", đúng là cái này ta hay gặp thật! Và đây là một nét để nhận ra người Việt thì cái sự linh động, đa dạng, nhập thế đến độ "tùy hứng" ấy mới là tư duy của Tín ngưỡng thờ Mẫu.
     
  12. Trí Minh

    Trí Minh Active Member

    Không đến nỗi thế đâu, chỉ là một bộ xương để đắp thịt vào thôi, còn ai có thẩm mỹ thì trát phấn tô son them cho đẹp. Nhưng cũng cần có cách thức quy chuẩn để tránh sự biến thiên thái quá làm mất đi giá trị của tứ phủ. vấn đề tế nhị này thì chắc Phutrieulinhtu hiểu mà.
     
  13. conchudangyeu

    conchudangyeu Thành viên Bị cấm

    nhưng cái quan trọng ở đây là đất lề quê thói , nên nó hới khó .
    Đành rằng là nhưng vậy nhưng mà sợ nhất là những ngưới "sáng tạo " "tường tượng " thêm ra biến từ cái văn hóa thành 1 cái trò chơi ...............
     
  14. Thanh Tùng

    Thanh Tùng Thành viên Bị cấm

    Nếu giờ cứ chỉ nói theo quan điểm là đất lề quê thói, để theo đấy mà mỗi người làm một kiểu, mỗi nhà làm một phép, mỗi vùng lại theo tín ngưỡng riêng thì nó sẽ mãi mãi cứ như bây giờ. Việc lập ra một cái khung cơ bản về những nghi lễ của tín ngưỡng, bên cạnh đó cũng có những tìm hiểu rõ ràng và phù hợp với tâm thức con người Việt để định ra những giới hạn và những nguyên tắc cơ bản của tín ngưỡng thì mình nghĩ nên làm. Nói thực, cái này nó là quan điểm cá nhân mình thôi, nhưng bây giờ, chẳng thiếu người hầu theo kiểu sáng tạo riêng của mình, sau đấy, khi có người khác hỏi tại làm sao lại làm thế thì lại cứ đổ tại vì vùng miền tôi ở thì hầu như vậy hay làm lễ như vậy. Chứ thực ra về việc hầu hạ nhà thánh, trong cung cách hầu, nghi lễ tiến hành thì về cơ bản ở các vùng là giống nhau, sự sai biệt có thì chỉ ở một vài giá hầu, cùng cung cách hầu hạ thôi. Chứ không biến loạn lên như bây giờ.
     
  15. damquangvinh

    damquangvinh New Member

    những nghi thức mạng nặng tính biểu diễn .
    1 canh diễn cho những con người hữu hình được thấy , được tin .
    những con rối được điều khiển khéo léo .
    và rồi tất cả , tất cả những điều đó sẽ được xóa bỏ trên con đường tiến hóa .
     
  16. Thanh Tùng

    Thanh Tùng Thành viên Bị cấm

    Bạn nêu quan điểm thờ thánh từ tâm và cái đó là gốc của đạo là điều mình rất đồng ý, bạn à, như bên phật cũng lấy từ đó để mà độ thoát chúng sinh. Nhưng như tín ngưỡng thờ thánh thì bởi người trần vô minh tăm tối bởi thế mới cần đến thánh chỉ bảo dạy dỗ cho, từ đấy dần nâng tầm con người lên và để thoát thai để vượt lên một ngưỡng tiến hóa mới trong tầm nhìn và tư tưởng tâm linh. Nhà thánh nhiều khi cũng phải thể ra uy quyền để cho người trần nhìn mà tin mà sợ ( như trong tín ngưỡng thờ đức thánh Trần chẳng hạn ), chứ nói không không sắc sắc thì là điều cao thâm quá mà không phải ai cũng hiểu và nắm được rồi để lưu vào tâm. Người ta lấy điều giáo hóa là nhằm vào cả một cộng đồng và mong muốn ai ai cũng hiểu, ai ai cũng biết, mong muốn phổ rộng ra cho tất thảy mọi người. Lấy nghi lễ mà làm vd thì không ai nói cái nghi lễ như thế là sai hay đúng, người ta cũng hiểu rằng làm đầy đủ nghi lễ là với người trần chứ ai biết được với thánh là có đầy đủ đúng phép hay không, hoặc giả nghi lễ bày ra là để cầu nguyện ( làm lễ cầu ) hay để học đạo ( như một hình thức bái sư dâng lễ )....., lấy cái nghi lễ đó, bày ra cái nghi lễ đó là để chúng ta bày tỏ lòng thành kính, và giữ phép của đạo con người Còn thì trong cõi sống này thì chẳng còn gì lưu lại khi con người nhắm mắt, có còn lại là cái bóng hình đáng trân quý, luật tục phù hợp với luân thường và cái đạo Người mà thôi. Đừng nói một cách sáo rỗng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/6/11
  17. Triều Viên

    Triều Viên New Member

    Cái ông Thanh Tùng này chỉ được cái nói hay, nói đúng! Chán nhất là sự sáo rỗng. Toàn nói cái đâu đâu thôi, nói cái gì mà người ta hiểu, thấy ngay và áp dụng được mới là cái quí chứ?
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/6/11
  18. Trí Minh

    Trí Minh Active Member

    Mến tặng ban Quang Vinh đối câu đối này trong lễ truy niệm đức Đệ Nhất Pháp Chủ

    Sắc tướng vốn không, mượn cảnh huyễn độ người trong mộng
    Tử sinh nào có, nương thuyền từ vớt kẻ còn mê.

    Tặng thêm bạn bài thơ này của Quảng Nghiêm thiền sư nữa.

    Thoát tịch diệt mới bàn tịch diệt
    Qua vô dư hãy nói vô dư
    Làm trai có chí xung trời thẳm
    Theo hướng Như Lai luống nhọc mình.
     
  19. Thanh Tùng

    Thanh Tùng Thành viên Bị cấm

    :)). Em cũng học nhiều từ bài thơ của thiền sư nữa ak. Em cảm ơn anh nhiều :)
     
  20. damquangvinh

    damquangvinh New Member

    Trí Minh
    Mến tặng ban Quang Vinh đối câu đối này trong lễ truy niệm đức Đệ Nhất Pháp Chủ

    Sắc tướng vốn không, mượn cảnh huyễn độ người trong mộng
    Tử sinh nào có, nương thuyền từ vớt kẻ còn mê.

    Tặng thêm bạn bài thơ này của Quảng Nghiêm thiền sư nữa.

    Thoát tịch diệt mới bàn tịch diệt
    Qua vô dư hãy nói vô dư
    Làm trai có chí xung trời thẳm
    Theo hướng Như Lai luống nhọc mình


    không hiểu .
     

Chia sẻ trang này