Thỉnh giáo tố uyên

Thảo luận trong 'Thế giới tâm linh' bắt đầu bởi packnguyen, 13/1/15.

Lượt xem: 7,827

  1. packnguyen

    packnguyen New Member

    mình đọc những lời giải đáp của bạn thật thâm sâu qua những thắc mắc của mọi người . Bạn cho hỏi những từ ngữ đó xuất phát từ tâm bạn hay qua 1 thánh , thần , phật chỉ dạy hoặc qua sách zạy . Mong được thỉnh giáo . mình la đệ tử nhà phật đang tu tại gia.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. Tố Uyên

    Tố Uyên New Member

    Uyên cũng là đê tử nhà Phật, tu tại gia, thường được mẹ Quan Âm chỉ dạy nên cũng biết chút chút. Thực ra những điều mà Uyên được học đem ra nói chuyện vui chơi thư giãn một vài phần thôi, không dám tiết lộ hết những điều đã biết.
    Bạn cũng là người có nghiệp tu hẳn phải được nhà Ngài dạy dỗ, kiến thức chắc chắn cũng không thua kém Uyên mà.
     
  3. Kim Sắc

    Kim Sắc New Member

    Chào 2 bạn Tố Uyênpacknguyen...do bởi nguyên nhân gì 2 bạn đến với Phật Pháp? do đâu 2 bạn nói mình là đệ tử nhà Phật, tu tại gia? Có đi xem và được biết là có căn tu hay không? Đã quy y tam bảo và thọ trì ngũ giới chưa?
    - Bạn sướng thật, có thể chia sẻ, ngài thường dạy những gì? nếu bạn ngại có thể chỉ nói đại cương hoặc nếu không ngại có thể nói chi tiết. Những pháp ấy có nằm trong các kinh điển?
    - Hàng ngày bạn có tụng chú như chú đại bi,... ?
    Tôi có thấy có vấn đề vi tế nằm ở đây, bạn hãy đọc lại đoạn ấy nhiều lần và suy nghiệm, rồi viết lên suy nghĩ của mình, rồi tôi sẽ viết lên suy nghĩ của tôi.
    Thật lợi ích, nếu có vấn đề để chúng ta trao đổi. Những pháp nào còn chưa rõ, chỗ nào còn đang hồ nghi...
    Còn về phần riêng tôi, giác ngộ được ít ỏi - bé bỏng - không bao nhiêu.
     
  4. Tố Uyên

    Tố Uyên New Member

    Rất tiếc là Uyên không thể chia sẻ điều gì với bạn Kim Sắc được.
    Còn việc Uyên nói (bạn có đoạn trích dẫn đó) bạn nêu ý kiến ( chữ màu đỏ) thì nếu bạn là người hiểu biết về tâm linh sẽ biết ngay ý của nó là gì và dẫn dắt đến đâu.
     
  5. Kim Sắc

    Kim Sắc New Member

    Những cánh cửa đã được mở ra. Chủ nhà, đã mở cổng, nhìn từ cổng vào có một gian nhà, trong gian nhà có một bộ bàn ghế gỗ và trên bàn có một ấm trà nhưng mà rất tiếc, các vị khách đã không bước vào.

    Ở đây là tự ngã
    Người ấy quả chắc rằng
    Ly trà ta nhìn thấy
    Ly ấy chỉ âm ấm
    Vì màu sắc nó đậm
    Cái ly lại đặc biệt
    Dày gấp đôi ly thường
    Cũng lại bởi tự ngã
    Bỏ qua rất nhanh chóng
    Nghĩ ly này bình thường
    Như là bao ly khác
    Không một chút nghi ngờ
    Thưởng trà không cần thổi
    Nhưng ly trà vẫn nóng
    Người ấy bị bỏng lưỡi
    Cho đến mấy ngày sau
    Lưỡi mới lại bình thường.

    :D chào bạn, trà nguội rồi, đêm cũng đã khuya, chủ nhà phải đóng cổng thôi ^_^
     
  6. packnguyen

    packnguyen New Member

    chào uyên ! mình kg có được phước đức như uyên đã được chỉ dạy , mình cũng mong được như uyên. mình con phải tu thật nhiều mới mong đạt được sự giác ngộ , mà uyên tu được bao nhiêu năm rồi? phật tại tâm, tâm là phật . từ bi phổ độ chúng sanh , pháp, giới giải tam nghiệp tội.
     
  7. Lâm_Lâm

    Lâm_Lâm New Member

    A Di Đà Phật. Thấy các bác trao đổi mà đệ đệ thấy hổ thẹn vì tu tập ít ỏi giác ngộ bằng không của bản thân quá. Hôm nào xin các bác chia sẻ kiến thức tâm linh cho đệ đệ mở rộng tầm mắt với. Đệ muốn hỏi là Phật quả là gì, Phật Thánh song tu ( vừa tu Phật vừa theo Thánh) liệu là đúng hay sai?
    Đệ đệ có duyên với chúa bà, ơn chúa chỉ đường mà được đến với Phật Pháp, quy y và thọ ký với Đức Pháp Vương mật tông. Nay pháp mật đệ đệ vẫn tu, thân làm thanh đồng vẫn hầu Thánh, uống rượu hút thuốc ..... Hiện nay đệ đệ thấy không biết nên đi thế nào cho phải, xin các bác chỉ giáo cho.
    Nam mô hoan hỷ tạng bồ tát ma ha tát.
     
  8. Kim Sắc

    Kim Sắc New Member

    Chào bạn Lâm_Lâm
    - Phật quả hay còn gọi là thánh quả: ấy là một dấu hiệu cho thấy mức độ giác ngộ của một người tu. Ví dụ, ở trên cây thước có các vạch chia, vạch 1cm, rồi vạch 2 cm, vạch 3 cm, vạch 4 cm. Hay như trái cây, có trái được thấy còn non, được thấy đã già, được thấy đã chín. Ta biết chúng thông qua kích thước trái, màu sắc trái, thời gian từ khi kết trái,... Người có kiến thức, kinh nghiệm, có khả năng sẽ biết được đây là vạch 1cm, đây là vạch 2cm, đây là vạch 3cm...hay đây là trái còn non, đây là trái đã già, đây là trái đã chín. Muốn chính xác hơn nữa phải có phương tiện, thưở xưa các vị a la hán có lục thông, đặc biệt là thiên nhãn thông.

    Qủa ở đây, được hiểu là sự kết tinh của quá trình giác ngộ. Khi đủ nhân, đủ duyên nó sẽ phát triển, hoàn thiện và thấy được rõ. Nói một cách khác, sự giác ngộ được thấy lờ mờ, chưa phân biệt được rõ, qua quá trình kết tinh tới một giai đoạn được thấy rõ bởi các dấu hiệu. Vậy quả là danh sắc được gọi cho dấu hiệu ấy. Như đất sét chưa thành hình, khi nào ta nặn được thành hình hoàn chỉnh, ấy là một quả, sau quá trình nặn thành hình ta phơi khô, hình hài đã phơi khô xong được gọi là một quả, hình hài phơi khô xong rồi đưa vào lò nung, nung xong được gọi là một quả, sau khi để nguội và phủ lớp men được gọi là một quả hoàn chỉnh ^_^
    - Tứ thánh quả:
    +Dự lựu, quả vị đầu tiên: phá được 3 kiết sử Thân Kiến, Giới Cấm Thủ, Nghi Kiến. Tái sinh trong cõi đời này tối đa 7 kiếp, không bị đọa vào các đường ác.
    +Nhất Lai, quả vị thứ 2: Sau khi đã phá được 3 kiết sử, tiếp tục làm cho tham và sân bị muội lược. Tái sinh lại cõi đời này một lần.
    +Bất lai, quả vị thứ 3: đã diệt sạch 2 kết sử là tham, sân. Hóa sanh lên một cõi trời, tiếp tục giác ngộ để chứng quả A La Hán, rồi nhập Niết Bàn.
    + A Lan Hán: là thánh quả cuối cùng.
    Vị đã giải thoát hoàn toàn, sự giải thoát không giao động, ngay hiện tại có thể nhập vào Niết Bàn. Nếu còn dư y gọi là Niết Bàn hữu dư y, sau khi mạng chung sẽ nhập Niết Bàn vô dư y, không còn có tái sinh. Được mô tả: Sanh đã tận, phạm hạnh cũng đã hoàn thành, những việc cần làm cũng đã làm, những gánh nặng cũng đã được đặt xuống. Sau đời sống này không còn đời sống nào khác.

    - Phật thánh song tu là đúng mà không những đúng lại còn rất tốt. Chuyện uống rượu và hút thuốc trong lúc hành lễ thì bạn tham khảo với các ngài, hãy nói: con theo học pháp của thế tôn và con muốn giữ giới không uống rượu hút thuốc,... [tiếp theo tự bạn sẽ nói tiếp]. Nhưng trong thường ngày, bạn hãy bỏ thuốc và rượu. Rồi giữ thêm các giới trong ngũ giới mà một người tại gia, có lòng tin quy ngưỡng tam bảo.

    Tôi có thể phân tích kỹ về Phật Thánh song tu nhưng mà e rằng một bài sẽ không viết hết. Nếu bạn muốn xem, tôi sẽ viết riêng ở một bài khác, hãy cho tôi biết điều ấy :D
    p/s: tôi không phải một thanh đồng
     
  9. packnguyen

    packnguyen New Member

    hoan hỷ, hoan hỷ, hoan hỷ kim sắc hãy dùng trí tuệ mà phật pháp đã ban cho bạn hãy xoá đi bóng tối đem lại ánh sáng cho chúng sanh thoát khỏi tam nghiệp tội và quay về bờ giác . Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .
     
  10. packnguyen

    packnguyen New Member

    bạn Lâm Lâm ơi bạn hãy xem tận trong tâm bạn là bạn đã chọn rồi sao còn hỏi chi nửa . Phật và Thánh thì cũng đem lòng từ bi mà độ quá chúng sanh giúp chúng sanh thoát ly biển khổ . đó là nguyện lớn của các vị Phật và Thánh
     
  11. Lâm_Lâm

    Lâm_Lâm New Member

    Xin chào bạn Kim Sắc.
    Ngũ giới luật thì Lâm Lâm đã giữ từ khi mới sinh ra rồi, có lẽ là có cơ duyên từ nhỏ nhưng thực sự là tuệ căn chưa đủ để hiểu Pháp.
    Lâm coi trọng sinh mạng, mỗi lần thấy giết gà bán chó con..... là mắt mũi ướt đẫm cảm thương, chán ăn bỏ ngủ. Từ bé đã không ăn quá ngọ, k biết nói sai, không rượu thuốc thường ngày.......Mấy cái giới ấy Lâm Lâm giữ dễ lắm, lâm thấy thoải mái khi như vậy chứ k hẳn là phát tâm hay bó buộc bản thân.
    Lâm Lâm có duyên với chúa, chúa bà cũng dậy Lâm nhiều điều, ơn chúa Lâm cũng hiểu ra nhiều điều. 2 năm trước chúa mới bảo Lâm trình đồng mở phủ, Lâm cũng y lệnh vâng lời. Nhưng mà có những cái thực sự là khi học phật và theo Thánh, Lâm thầy mẫu thuẫn. Đơn cử như việc xem bói thôi, theo Phật thi nhân quả báo ứng, k khuyến khích bói toán đồng cốt. Trong khi đó, đạo Thánh lại hay bói cúng đồng cốt, vậy rõ là sự mẫu thuẫn trong nội bộ các pháp môn hay sao. Mình làm tôi chúa bà nên nhiều khi mình biết trước được một tương lai nào đó nhưng liệu có nên nói ra hay liệu có nên xen vào để giúp nguời ta, liệu có nên xen vào nhân quả ấy. Mình sợ cái việc ấy mình sẽ gieo cái nhân mà mình k biết đc quả báo của nó là gì, mình biết là biết mà k cứu đó là cái nhân, nhưng mà mình vẫn e ngại. Các hành động ra sao bây giờ đây? Lâm hiểu pháp của thế tôn quá hạn hẹp để mà giải quyết đc vấn đề của riêng mình, ngay đơn cử việc đi nghe Pháp thì 10 vị tăng lên thuyết pháp hết 9 vị đả kích đồng cốt, 1 vị thì làm thinh. Vậy thì nên thế nào đây khi tăng già, những người nói pháp của Thế Tôn lại nói vậy?, khi Thánh là cha mẹ k thể bỏ mà Pháp thế tôn Lâm lại muốn tu, vậy Phật Thánh song tu thì phải tu ra sao bây giờ?
     
  12. ufa272

    ufa272 Member

    Gửi thím Lâm lâm..điều băn khoăn của thím em không biết giải thích sao cho trọn vẹn..nhưng 1 ví dụ rất thực tế...một nhà nọ vô tình mua phải đồ của chùa bị dỡ bỏ ..đời sau nợ tam bảo chết trẻ hàng loạt...mang đồ ra chùa trả lại nhờ sư cúng xong vẫn gặp tai ương...ra nhờ thầy 4 phủ căn quan cao tay đóng dấu và cắt nghiệp ..thế là yên từ đó..
     
  13. Tố Uyên

    Tố Uyên New Member

    Uyên chưa từng được nghe tới "Phật Thánh song tu", chỉ được dạy: "con nhà Thánh thì phải tu theo phép Thánh, con nhà Phật thì phải tu theo pháp Phật, chớ có Phật Thánh lẫn lộn".
     
  14. Kim Sắc

    Kim Sắc New Member

    Có lẽ, tôi sẽ lập 1 topic, chia làm thành nhiều bài viết với mỗi bài là một phần của việc phân tích. Như một tập truyện có nhiều chương, hồi; như một cuốn sách chia làm nhiều bài học.
    Lâm_Lâm:
    (I) - Thánh đạo theo tứ phủ có những điểm giống và khác với thánh đạo bên Phật Đạo. Với những điểm giống, bạn hãy làm nó mà không cần phải nghi ngờ nhiều, vì được coi: đó là điều nhất thiết cần phải làm. Ví như, tôi là người Việt Nam, là người nên tôi cần thở, bạn tôi người nước ngoài, là người nên cần thở, cho nên tôi thở, việc thở không còn nghi vấn. Vậy này, bạn hãy tìm ra điểm chung và điểm riêng, trước hết cần thực hiện điểm chung trước còn với điểm riêng thì cần kiên nhẫn xem xét, phân tích chúng rồi đi đến việc quyết định sẽ làm mà không còn nghi vấn. Một năm, 18 ngày về trước, tôi có niệm một pháp sau: các sự việc có đúng, có sai; sự hiểu biết có nông, có sâu nếu kham nhẫn tìm hiểu thì thể nào cũng sẽ hiểu được. Một khi đã hiểu được thì sẽ cười [ nghĩa là hoan hỷ ]. Nhờ niệm vào pháp này, tôi đã cố gắng tìm hiểu các pháp và thấy mình đã tiến bộ rất nhiều, như một con người mới, thay da đổi thịt và xác chứng, pháp ấy mình nói là chơn chánh. Như vậy, bạn hãy niệm pháp, nhờ niệm pháp niềm tin được tăng trưởng, do đó sự tinh tấn, nhiệt tâm được tăng lên, đến một lúc khi hiểu được vấn đề thì mối bận tâm được giải quyết. Nhưng mà bạn này, tôi đã dùng pháp ấy trước khi tôi đọc được pháp mà đức Thế Tôn xác nhận, có một pháp ấy đưa đến nhất hướng, ly tham, đoạn diệt khát ái, tịch tĩnh, an tịnh đạo lộ, Niết Bàn. Âý là niệm Phật, niệm Phật đưa đến nhất hướng, ly tham, đoạn diệt khát ái, tịch tĩnh, an tịnh đạo lộ, Niết Bàn...tương tự cho Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Thí [ thí trong bố thí ] và như vậy, chính pháp mà tôi tự mình niệm, tự mình chứng thấy kết quả là đúng [chiêm nghiệm ] hơn nữa lại tìm thấy đức Thế Tôn cũng nói pháp ấy, tâm tôi sanh hân hoan, niềm tin vào pháp vững chắc. Như một luận điệm có một luận chứng được cho là đúng, nay lại thêm một luận chứng khác cho nó là đúng hơn nữa luận chứng này được xác nhận bởi một vị rất uy tín thì này luận điểm của ta là chắc chắn :D
    (II) - Nếu như các 9 vị tăng già đả kích đồng cốt nói pháp cho bạn mà không có hỏi hỏi: Này bạn hữu, bậc đạo sư [ nghĩa là thầy dạy, tôi coi vị thánh hộ mệnh của mình = căn với ... như là thầy và mình là trò ] đã nói những pháp gì? những pháp ấy có đưa đến những lợi ích gì? có làm tăng trưởng thiện pháp, có làm cho bạn được tâm hân hoan, thân khinh an,..., có được giải thoát và sự giải thoát ấy là như thế nào? Nếu như các vị ấy không hỏi như vậy mà đã vội chỉ trích một phía, tôi không đồng tình cho vị này và cho rằng vị này là vụng thuyết chứ không phải là khéo thuyết. Như vậy này bạn, cũng là một pháp do bậc đạo sư tuyên thuyết cho mà học, được giảng lại cho người khác nhưng có sự khác nhau giữa người vụng thuyết và khéo thuyết. Và này, nếu như có người còn ngã mạn tùy miện, tự ngã, ngã sở thì này, các hình tướng theo kinh nghiệm của tôi: người ấy nói với người như uống vội một ly trà mà không để ý đến màu sắc hay độ dày ly. Một ly trà nếu ngấm trà, màu trà sẽ đậm đặc, một ly trà nếu dày thì tay cầm sanh cảm thọ về nóng là ít hơn ly mỏng nhưng này, vì vội vàng vị ấy không để ý đến điều này, uống luôn và bỏng lưỡi. Cũng vậy là người vụng thuyết. Tôi để ý, thấy đức Thế Tôn khi các gia chủ hay các tỷ kheo bạch lại sự việc đều hỏi rõ trước rồi mới trả lời, từ bao quát cho đến chi tiết.

    Đây là vấn đề nan giải, khó giải quyết được ngay. Như một người cầm đuốc dò đường bị lạc trong khu rừng rậm, khi ấy lại đêm, phải lần từng mối và có đánh dấu mới mong thoát ra được và phải kham nhẫn. Nếu vì nản chí vứt bó đuốc đi, bỏ mặc cho số phận thì có thể bị dính thú dữ, có thể mạng chung nhưng vẫn ở trong rừng.
    Như vậy, vấn đề tôi đánh dấu là số (I), được xem là quan trọng hơn số (II), bạn hãy làm nó trước, đưa thông tin những gì bạn thấy lên đây, chúng ta cùng tìm cách giải quyết vấn đề.

    -Và tôi kể một số kinh nghiệm mình được thực tai nghe:
    + Mẫu có sang tai cho một thanh đồng đọc tụng kinh A-Di-Đà trong vòng 2 tiếng, trong một số ngày của tháng.
    + Có người có căn quả, đã đi tu làm nhà sư được 4 năm nhưng rút cục vẫn phải về quê nhà làm một số lễ bên tứ phủ. Và sau đó trở về cuộc sống người phàm. Một vài trường hợp đã được kể.
    + Có người trước đi tu theo Phật Pháp được 6 năm, sau bỏ làm Thầy Pháp.
    + Nếu bị cơ đày có ảnh hưởng đến trí tuệ: u mê, sức khỏe không ổn định, ma quân xâu kín như đỉa...và nó có ảnh hưởng đến tu hành.

    Cuối cùng, Các sự việc xảy ra là có nhân, có duyên chứ không phải không nhân không duyên. Có tự tại [ nghĩa là biết mình đích xác đang thế nào], có nỗ lực và có kết quả của nỗ lực. Những điều này, đều đã được Thế Tôn thuyết trong kinh 60, Pháp Không Chuyển Hướng, tập kinh Trung Bộ.
     
  15. Lâm_Lâm

    Lâm_Lâm New Member

    Lâm Lâm nói đến cái riêng kìa. Cái chung thì thực sự không còn phải bàn cãi.
    Trường hợp của Lâm thì được nhà Ngài chấm từ bé rồi, năm lên 3 chúa bà đã ốp đồng phán truyền, hạ lệnh ngày trước mặt cả đại gia đình. Lâm được chúa chỉ dậy về thế giới siêu hình, về pháp trên sơn trang khá nhiều, dậy từ lâu lắm rồi, lên ba Lâm đã biết niệm chú, lên 5 nghe qua kinh địa tạng, kinh dược sư ( bản tiếng Hán mà các cụ già hay đọc ) đúng 1 lần duy nhất khi các vãi tới nhà tụng kinh cho cụ, Lâm lâm tự hiểu ra ròi khóc vì thương thay cho kiếp người, phát nguyện mai sau sẽ học y cứu người cho cái khổ bệnh của kiếp người bớt đi. Đến năm 18 Lâm thi đỗ ngành y và học rồi ra nước ngoài học y cũng chỉ vì cái ước vọng từ bé khi lần đầu nghe kinh Phật. Duyên với Phật thì Lâm không thể không công nhận vì thực sự là kinh nào Lâm đọc cũng chỉ 1 2 lần là nắm được gần như hết đại ý cuốn kinh, Lâm đọc kinh không nhớ từng lời nhưng khi đọc tự kinh nó đi vào người, làm thay đổi tâm thức nhanh lắm, rồi từ tâm mà phát ra hành động chứ không hẳn là vì đọc kinh mà trì giới. Lâm khi thấy người nào ăn xin hay khổ sở là thấy thương lắm, muốn giúp đỡ. Có người bảo là Lâm bố thí không đúng người, họ bị lợi dụng này nọ hay họ gian tham làm vậy để kiếm tiền..... Lâm lại nghĩ nếu họ thực là khổ mà mình k cho thì thật bất hạnh, họ có là người bị lợi dụng thì thôi mình cho để họ k bị đánh, họ có gian tham có của mà vẫn đi xin thì thôi mình cho để họ có bát cơm ngon hơn, và hơn hết mình cho là cho cái người nghèo khổ, thà cho lầm còn hơn bỏ sót. Cũng như vậy, Lâm không phát nguyện hay thọ giới gì cả, nhưng Lâm thấy mình thoải mái khi không phạm giới luật. Người ta nói Lâm tu nhưng Lâm không đồng ý, vì tu là sửa, lâm thấy thoải mái nên làm chứ không phải là biết là đang sai mà sửa, nên không thể gọi là tu.
    Nghi lễ duy nhất mà Lâm thực hiện bên đạo phật đó là Lâm thọ tứ quán đỉnh của đức pháp vương Gyalwang Drukpa khi Ngài sang Việt Nam, và duyên này phải nhờ đến ơn chúa bà. Lâm thường chỉ ngủ từ 10h đêm đến 4h sáng và sau đó k ngủ, nhưng hôm đó đột nhiên ngủ gật buổi trưa khi đang ngồi làm bài, Lâm mơ thấy chúa bà về báo mộng. Chúa hiện ra bảo Lâm lên Quốc Mẫu Tây Thiên ngay. chiều tỉnh dậy là 5h, cả nhà Lâm ăn cơm và 7h bắt đầu lên đường lễ Mẫu. Đi vậy buổi tối mậm mò, chưa biết Tây Thiên ở đâu, chỉ biết là đi lên Tam đảo rồi hỏi dần dần. Khi thấy đền trình quốc mẫu thì Lâm vào lễ Mẫu, khi đó chưa có đồng cốt gì cả, bỗng nhiên nghe vang trong tai, được rồi con của ta, lên núi đi con, có người đang đợi. Lâm lên đến chân núi Tây Thiên cũng là lúc 11h đêm, khi ấy tối đen như mực vậy, lúc ấy còn chưa có cáp lên, phải leo bộ lội suối mà lên. Lâm định ngủ rồi sáng lên lễ mẫu nhưng không hiểu sao Lâm thấy nóng ruột, rồi như có lực đẩy phía sau, lâm nhẩy chân sáo qua các mép đá, nhẩy qua suối, băng lên núi, người trai tráng ở đó đuổi theo không kịp, Lâm như đang ở tiên cảnh vậy, mắt sáng nhìn thấy mọi thứu trogn đêm, nước suối như đang hát, chân đi giầy ba ta, tất trắng, tay cầm ống cơm lam, vai đeo túi sách bên trong có con dao tiền lẻ đi lễ với chai nước. Lâm đi lên đến đỉnh núi mất đúng 30 phút mà tính cả lễ vọng bên ngoài đền cậu đền cô, qua lán người dân treo ảnh Thế Tôn, Lâm cũn cúi người 1 lậy. Lễ mẫu xong Lâm đi thẳng vào trong 1 ngôi chùa nhỏ, Đức Pháp Vương đang ở đó làm lễ và chính tay Ngài đã làm lễ quán đỉnh cho lâm, và từ đó cuốn kinh Ngài truyền cho lâm vẫn thực hành hàng ngày.
    Đến năm 23 tuổi thì chúa mới cho phép Lâm làm lễ mở phủ, tất tần tật đều là ơn chúa chọn cho Lâm chứ không phải là duyên gặp gỡ rồi bạn bè giới thiệu..... Thấy Lâm và lâm chỉ bết nhau đúng 1 ngày trước ngày Lâm mờ phủ. Mọi việc về chuyện mở phủ như ng ta phải lo cả tháng trời, chúa xếp cho Lâm biết chỉ đúng 1 tiếng đồng hồ tất tần tật đều đã xong.
    Thân là Thanh đồng, phải làm những gì chúa bà có dậy Lâm, Lâm cũng y lời y lệnh mà hành theo. Lâm được chúa được cô dậy rất nhiều, khôgn chỉ về cách hầu hạ mà còn cách sống, cách hiểu sao cho đúng, và quan trọng nhất là làm sao để chuyển tâm thức thánh tâm nhà Thánh. Ơn chúa thương, Lâm cũng đã học ngành Y được rất lâu, cũng gọi là biết chữa bệnh, chúa lại dậy cho cách trừ Ngải tróc tà, hộ thân nên Lâm cũng thấy mình cứu được người khác đỡ khổ phần nào. Lâm làm đồng chữa dưới chân chúa cũng đã được gần 3 năm. Nhiều người thì thấy đó là niềm vinh hạnh, rồi thì tự hào nhưng Lâm thấy đó là gánh nặng, làm sao cho đúng. Con tà sao giáo hoá đây, chả lẽ quỷ không phải là chúng sinh, tà ma ngoại đạo không phải là thứ đáng thương. Lâm Lâm rất buồn và suy nghĩ rất nhiều. Lâm thực sự bị lạc giữa 2 tôn giáo. Lâm theo chúa bà nên Lâm phải làm tròn phận làm tôi chúa bà. Lâm nhìn mắt đoán được tương lai người ta nhưng thực sự không giám nói vì sợ nhân quả. Nhưng lại lo, lỡ đâu nhân nào đó khiến mình soi đc cho ng ta và ng ta có quả được biết mà mình k nói lại khổ ng ta. Nhiều khi khó nghĩ vô cùng.
     
  16. ufa272

    ufa272 Member

    Phiền bạn cho mình biết bạn họ gì và ai đặt tên Lâm Lâm cho bạn?
     
  17. Lâm_Lâm

    Lâm_Lâm New Member

    Sao bạn biết Lâm Lâm không phải tên tục của mình @.@
    Mình họ Nguyễn nguyên gốc ở Giảng Võ Trại, trong lúc cô sáu về dậy đồng khi mình đang mơ thì hay gọi mình là Lâm nên mình lấy tên này trên diễn đàn này, nhân đôi chữ Lâm lên là để cho nó không bị lặp và cũng dễ nghe đáng yêu thôi.
     
  18. HoaSơn

    HoaSơn Member

    Đáng lẽ tôi sẽ không cmt vì topic này là của một thành viên dành cho bạn Tố Uyên, nhưng tôi đọc được có điều làm tôi thấy vui, hợp ý nên xin mạn phép cho tôi nói đôi lời.
    1. Phật Quả có thể hiểu nôm na là Quả Vị Phật_ là cái đích cuối cùng mà bất cứ quí tăng, ni, Phật tử nào cũng đều khao khát hướng tới, việc tu tập không phải một sớm 1 chiều, 1 năm một kiếp mà là cả một quá trình tu luyện tích lũy từ nhiều đời nhiều kiếp gian khổ ví như quá trình sinh trưởng của một loại cây, từ đâm chồi nảy lộc đến đơm hoa kết quả phải trải qua rất nhiều khắc nghiệt của thời tiết, con người... quả chính là cái đẹp nhất, tinh túy nhất của loài cây có được nên nó được dùng để chỉ sự thành công của người tu hành. Chứng Quả Vị Phật chính là chỉ sự giác ngộ toàn năng của một con người.
    2. Đã là lính ghế nhà Thánh thì đừng nên so đo, tính toán làm gì các bạn ạ, Phật Thánh vốn chung 1 gốc, sự tách biệt, chia rẽ có chăng là ở tâm của con người mà thôi. Việc phụng sự Tứ Phủ kết hợp tu học Phật Pháp chính là con đường đi đúng đắn, khôn ngoan nhất của tất cả thanh đồng, không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các chùa ở miền Bắc đều có điện Mẫu, các nghi thức hành lễ của Nhà Mẫu đều có thỉnh hoặc liên quan đến Phật. Chư Thánh luôn tuân phụng tu Phật Pháp "thơ tiên 1 túi Phật kinh ngàn tờ".
    3. Việc cho người ăn xin, người nghèo đói... tôi nghĩ đó là một việc làm rất đúng bạn ạ. Cùng là con người cả, người ta đã phải bất chấp danh dự hạ mình ngửa 2 tay, mở miệng cầu xin là họ đã khổ rồi, gặp người già ốm, trẻ con thì các bạn cho nhiều, kẻ trẻ khỏe thì ta cho ít, thậm chí 500,1000đ, số tiền đó với tất cả các bạn là vô cùng nhỏ bé, có người nó còn gần như không có giá trị nhưng các bạn làm được điều ấy chính là các bạn đã làm phúc, cứu giúp được một con người... A Di Đà Phật.
    Chúc các bạn một buổi tối ấm áp bên gia đình. thân.
     
  19. ufa272

    ufa272 Member

    Lâm lâm mình cứ nghĩ là con gái :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/1/15
  20. ufa272

    ufa272 Member

    Xin lỗi bạn chủ topic và Tố Uyên vì mình vào nói chuyện không liên quan...:D
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/1/15

Chia sẻ trang này