Tranh cãi chuyện xử phạt xem bói, hầu đồng

Thảo luận trong 'Tin tức Đạo Mẫu' bắt đầu bởi kuangtuan, 29/7/14.

Lượt xem: 3,112

Tags:
  1. kuangtuan

    kuangtuan New Member

    (PetroTimes) - Hà Nội sắp tổ chức festival hầu đồng, chầu văn thì đã được công nhận Di sản văn hóa Quốc gia và hồ sơ thì đã trình lên UNESCO ở Paris (Pháp). Vì sao lên đồng lại bị cấm?
    Theo Nghị quyết mới mà HĐND TP Hà Nội vừa thông qua hôm 11/7, sẽ phạt đến 10 triệu đồng về hành vi lợi dụng lên đồng, xem bói... để trục lợi. Tuy nhiên trên thực tế, quy định này sẽ rất khó thực hiện vì đến nay vẫn chưa phân định rạch ròi đâu là lên đồng bất chính, đâu là lên đồng hợp thuần phong mỹ tục. Trong Nghị quyết trên có nêu “Hành vi lợi dụng lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ… để trục lợi sẽ bị phạt từ 6 - 10 triệu đồng”. Hoạt động lên đồng ở đây được hiểu là các hoạt động lên đồng có tính chất mê tín dị đoan mới bị cấm và phạt tiền. Ngoài ra, chính quyền cũng sẽ tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm sung công quỹ tiền thu bất chính. Trên thực tế, việc phân định rạch rồi đâu là lên đồng bất chính, đâu là lên đồng hợp thuần phong mỹ tục sẽ rất khó khăn. Hiện nay, cũng chưa có văn bản nào quy định thế nào là lên đồng trục lợi hay cấp phép cho việc lên đồng là đúng luật. Điều này sẽ rất khó cho việc áp dụng Nghị định vào cuộc sống.
    [​IMG]
    PGS Lê Quý Đức cho rằng Nghị quyết của TP. Hà Nội sẽ khó thực thi vì ranh giới giữa lên đồng trục lợi và lên đồng phục vụ văn hóa còn rất mong manh.
    Trao đổi với phóng viên, PGS. TS Lê Quý Đức (Viện Văn hóa và Phát triển) cho rằng: “Đáng ra trước khi thông qua nghị quyết này thì ban ngành, chức năng TP. Hà Nội cần phải lấy ý kiến rộng rãi của dư luận chứ không phải tự nhiên mà định ra một mức phạt được. Bởi lẽ, cần phải có quy định rõ ràng về việc xem bói, lên đồng (còn gọi hầu đồng) như thế nào là trục lợi và như thế nào là phục vụ văn hóa đời sống tâm linh. Bên cạnh đó, cũng cần xem xét mức xử phạt từng nơi ví dụ như xử phạt xem bói, lên đồng trục lợi trong chùa chiền hay tự phát mở dịch vụ mê tín dị đoan này tại gia để trục lợi”. “Lên đồng là nghi thức hành lễ quan trọng của những người gia nhập tín ngưỡng Tứ phủ. Tín ngưỡng Tứ phủ còn sản sinh ra một thể loại âm nhạc đặc sắc, gắn bó hữu cơ với các nghi thức thờ phụng, là nghệ thuật hát văn. Từ bao đời nay, cuộc sống của nhạc sĩ thể loại hát văn luôn gắn bó mật thiết với các cuộc hầu đồng. Có rất nhiều phả hệ cung văn đồ sộ minh chứng cho sức sống mãnh liệt của hát văn trong lịch sử âm nhạc dân tộc. Do đó, để xác định ranh giới giữa lên đồng trục lợi và lên đồng phục vụ văn hóa còn rất mong manh và chưa có quy định cụ thể”, PGS Lê Quý Đức nói thêm.
    [​IMG]
    PGS. TS Nguyễn Quốc Tuấn - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo.
    Còn theo PGS-TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Tôn giáo thì những khái niệm được nêu trong nghị quyết như lên đồng, xem bói, gọi hồn không có nội hàm, mặt khác các quyết định chính sách pháp luật phải dựa trên điều tra xã hội. “Ví dụ lên đồng có phải là hành vi đáng cấm hay không, vì sao lại cấm? Nghi lễ lên đồng là hành vi nằm trong một chuỗi hành vi văn hóa. Nên phải gọi hầu đồng thay cho lên đồng mới là đúng. Hầu đồng có bao nhiêu bộ phận thì anh phải xác định cho tôi. Ông cấm là cấm cái gì trong hầu đồng? Có phải là cấm hết hay không? Hầu đồng đã trở nên phổ biến, công khai trong xã hội. Một mặt cấm hầu đồng, một mặt coi chầu văn là di sản. Trong khi cho sân khấu hóa, phổ cập hóa chầu văn nhưng lại cấm hầu đồng và lên đồng. Nếu không coi là giá trị thì tại sao tôn vinh, còn mang sang cả nước ngoài?”, ông Tuấn nhấn mạnh. Nói về việc nếu áp quy định một cách cứng nhắc, sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng tới một nét sinh hoạt văn hóa dân gian, GS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cho rằng: “Chưa vội nói đến tác động của nó tới người dân, mà ngay chính cơ quan chức năng cũng chưa thống nhất được trong nhận thức, hành động thì thử hỏi làm sao mà triển khai thực hiện hiệu quả được. Tôi lấy ví dụ, chầu văn được công nhận Di sản văn hóa Quốc gia rồi, hồ sơ đi UNESCO đã nằm ở Paris (Pháp) rồi, sao lại cấm lên đồng?
    [​IMG]
    GS.TS Ngô Đức Thịnh cho biết: “Chỉ nên đưa ra quy định để ngăn chặn việc hầu đồng bị biến tướng thành mê tín dị đoan chứ không thể cấm”.
    Còn nhớ tại một cuộc họp tổng kết bên Bộ VHTTDL mà tôi được mời tham dự, trong khi chủ trương lập hồ sơ đề nghị chầu văn là Di sản văn hóa thế giới được đại diện Bộ VHTTDL đưa ra tại buổi họp bàn, thì cùng thời điểm đó vẫn tồn tại một văn bản với nội dung cấm tổ chức, biểu diễn lên đồng. Trong khi đây là một nghi lễ quan trọng bậc nhất của đạo Mẫu, là một hình thức diễn xướng tâm linh lành mạnh. Hỏi ra, thì vị lãnh đạo đó mới "chống cháy” rằng, các bộ phận chức năng chưa cập nhật kịp để hủy bỏ văn bản”. “Có những cái thuộc về nhu cầu văn hóa đời sống thì rất khó cấm. Bản thân Hà Nội cũng sắp tổ chức festival hầu đồng cơ mà. Chúng ta chỉ nên đưa ra quy định để ngăn chặn việc nó bị biến tướng thành mê tín dị đoan thôi”, GS Ngô Đức Thịnh nói. Nhiều chuyên gia văn hóa cũng cho rằng, về mục đích, xử phạt những hành vi lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, yểm bùa… và các hình thức tương tự khác để trục lợi để người dân tránh khỏi những đồng cô, đồng cậu lừa đảo. Tuy nhiên cơ quản quản lý cần có những quy định rõ ràng hơn về phạm trù mê tín dị đoan và văn hóa tín ngưỡng. Quan trọng hơn cần có những tuyên truyền cụ thể đến những “ông đồng, bà cốt” biết tự chấn chỉnh việc lên đồng của chính mình để xã hội công nhận đó là một hoạt động văn hóa tốt đẹp.
    Thảo Phượng
     

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. hạ hồi phân giải
     
  3. linkmiu

    linkmiu New Member

    sắp sửa hầu câm hết rùi hyhy
     
  4. Lãng

    Lãng New Member

    Sao nước ta toàn đặt ra những chính sách trời ơi như vậy nhỉ
     
  5. mailinh1703

    mailinh1703 New Member

    mình cũng nghĩ vậy vì bản thân người đặt ra luật đó không biết có phân biệt rạch ròi được không nữa
     
  6. kieuanh

    kieuanh New Member

    GS. TS Ngô Đức Thịnh nói quá chuẩn "chỉ nên đưa ra quy định để ngăn chặn việc hầu đồng bị biến tướng thành mê tín dị đoan chứ ko thể cấm"
     
  7. coinguontamlinh

    coinguontamlinh New Member

    thua các bác, văn bản ra không gặp thời rồi
     
  8. ngoc vinh

    ngoc vinh New Member

    Ôi trời! Các Pháp Sư Đồng Thầy, Các Thành Đồng Đạo Quan, Các Đồng Anh Lính Chị ... Chắc sẽ có rất nhiều ý kiến và dòng suy nghĩ khác nhau khi đọc bài "Tranh cãi chuyện xử phạt xem bói, hầu đồng".
    Ngọc Vinh cũng có đôi chút thấy nhà nước ta luôn bất đồng giữa các quyết định đưa ra.
    "Ngoài ra, chính quyền cũng sẽ tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm sung công quỹ tiền thu bất chính. Trên thực tế, việc phân định rạch rồi đâu là lên đồng bất chính, đâu là lên đồng hợp thuần phong mỹ tục sẽ rất khó khăn. Hiện nay, cũng chưa có văn bản nào quy định thế nào là lên đồng trục lợi hay cấp phép cho việc lên đồng là đúng luật"
    Hát văn thì là Di Sản hát phục vụ cho Hầu Đồng trong khi đó Hầu Đồng thì bị cấm bị phạt.
    Và Hơn nữa " Tịch thu tang vật? vậy tang vật là những thứ gì? Ví dụ Hiện nay không tránh khỏi những Ông Đồng bà Cốt lạm dụng việc Tâm Linh để chuộc lợi nhưng tiền là tang vật chính để trả cho họ, trả xong là xong thì còn đâu tang vật?.
    Còn khi Hầu nghe văn thỉnh các bóng các giá về thì lần lượt rồi . Các Điệu mua hay hành động trong nghi lễ thì mỗi người một vẻ riêng.
    Khó hiểu quá! Khó hiểu quá!!!!!A-DI-DA-PHAT!!! Sám hối con lạy Vua Bách Mẫu con xin lạy Chúa Ngàn Trùng... Sám Hối cha mẹ bề trên...
     
  9. Tố Uyên

    Tố Uyên New Member

    Loạn âm, loạn dương, bao giờ cũng phải sinh ra những chuyện lạ đời như thế.
     
  10. hungthang999

    hungthang999 Member

    Vừa tìm hiểu thì được biết đó là Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng Nhân dân Hà Nội.

    Đọc kỹ Nghị Quyết này thì Khoản 2, Điều 10 của Nghị Quyết ghi rõ: "Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi."

    Khoản 2, Điều 10 của Nghị quyết trên lấy căn cứ từ Điểm a, Khoản 2, Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ký ngày 12/11/2013.

    Như vậy có một số kết luận sau:

    1) Hội đồng Nhân dân Hà Nội không tự nghĩ ra hình thức xử phạt trên, mà dựa vào Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ký ngày 12/11/2013

    2) Không phải cứ hoạt động lên đồng là bị xử phạt, mà phải là hoạt động mang tính chất lợi dụng để trục lợi thì mới bị xử phạt. Mà thế nào là lợi dụng để trục lợi, đây là câu hỏi khó trả lời. Có thể thấy một số trường hợp như sau:

    + Nếu mình tự tổ chức lễ hầu đồng cho mình, không trục lợi người khác, thì không vi phạm pháp luật, và do vậy chẳng thể xử phạt được.

    + Nếu một nhóm người tự tổ chức lễ hầu đồng mà không trục lợi của ai, thì không vi phạm pháp luật, và do vậy cũng không thể bị xử phạt được.

    + Nếu một đồng thầy tổ chức lễ hầu đồng để giải quyết công việc của một số người, mà cả hai bên thấy hợp lý, không có gì phải khúc mắc, không có kiện cáo, thì cũng chẳng thể xử phạt được, vì hiển nhiên rằng khi hai bên đã thấy hợp lý thì không có chuyện trục lợi ở đây.

    => Nói túm lại, Nghị định này chỉ có thể xử phạt những ông đồng bà cốt rởm sử dụng hầu đồng để đi lừa đảo để chiếm đoạt tiền của người khác, đồng thời người bị hại cũng phải trình báo lên cơ quan chức năng để người ta còn biết mà xử phạt.
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/7/14
  11. linkmiu

    linkmiu New Member

    khi mà chầu văn hầu hạ đã vươn ra ngoài biên giới thì việc quan tâm đưa vào những điều luật quy củ khuôn phép là hoàn toàn hợp lý, dẫu chỉ để cho có ...
    túm lại luật là thế, ai có tật người ấy giật mình, tôi đường hoàng tử tế ban hành luật thoải mái chả liên quan tới nhà tôi hyhy
     
  12. mailinh1703

    mailinh1703 New Member

    tôi hoàn toàn đồng ý với bạn Điệp

    ---------- Post added at 08:09 AM ---------- Previous post was at 08:03 AM ----------

    tôi nghĩ là để phân biệt được ông đồng bà cốt rởm mà phạt thì quá khó, mà vẫn đề tâm linh này thì theo mình dù có ai đó biết thì cũng nghĩ là để tâm linh giải quyết chứ sẽ ít ai mà trình báo lên cơ quan chữa năng vì sợ...mang họa vào thân
     
  13. Lâm_Lâm

    Lâm_Lâm New Member

    Hiểu đúng thì rõ là đâu có phạt khi tổ chức hầu mà chỉ phạt khi có hình thức lợi dụng thôi mà. Còn chuyện luật là 1 đằng, thi hành giám sát ra sao lại là chuyện khác, cái này phụ thuộc nhiều vào dân chứ cơ quan nàh nước có 3 đầu 6 tay cũng k quản hết nổi đâu. Mà theo đúng truyền thống ứng xử của Việt Nam ta thì, k có 1 luật nào được coi trọng cả, sống thoải mái là chính, nên thiết nghĩ nó chỉ là cơ chế sinh ra để mà be bờ khi có mâu thuẫn và có hướng giải quyết chứ nó k thực sự đi vào đúng vấn đề. Bản thân điều luật có quá nhiều chỗ mông lung, khó kiểm tra và khó giám sát.
    Đấy là đứng trên cái nhìn hoàn toàn khoa học, còn về tâm linh thì chỉ có đúng và sai thôi. Ai cũng nghĩ là 2 cái anyf liên quan cơ mà đúng nhiều khi vẫn trục lợi, mà sai nhiều khi lại k trục lợi. Nói chung là 2 bên pháp luật và tâm linh k có tiếng nói chung ở điểm này rồi.
     

Chia sẻ trang này