Tỏa bóng

Thảo luận trong 'Thế giới tâm linh' bắt đầu bởi Đàm Gia, 1/5/14.

Lượt xem: 9,487

  1. Đàm Gia

    Đàm Gia New Member

    Tỏa bóng .
    Trong Thánh đạo nước Nam ta , ‘tỏa bóng ‘ dường như là một qui tắc bất thành văn trong bổn đạo . Ngày nay , mặc dù trong đạo Thánh các qui tắc xuất hiện khá nhiều biến tướng , nhưng qui tắc Tỏa bóng vẫn được các Thầy bà tuyệt nhiên giữ vững .
    Nếu đem qui tắc này ra mà so sánh với các qui tắc khác trong bổn Đạo sẽ nhiều người đặt ra câu hỏi rằng : Tỏa bóng là gì ? Tại sao ngày nay khi rất nhiều qui tắc khác bị biến tướng nhưng riêng qui tắc này vẫn được giữ vững ? Phải chăng đây là cơ trời đã định sẵn không thể thay đổi được ? Rằng tại sao các xác tà – xác ma mà nhân gian vẫn lầm tưởng là các thầy bà kia dám làm nên những việc thương thiên hại lí nhưng tuyệt nhiên không dám cả gan thay đổi qui tắc này . Họ sợ điều gì ư ? Vậy điều gì khiến họ sợ hãi như vậy / hay họ hoàn toàn không thể nghĩ ra các cách biến tướng khác cho qui tắc này ?
    Nếu như dùng nhãn quan bình thường quan sát , ta sẽ đánh giá đây chỉ là 1 sự việc , hiện tượng hết sức bình thường . Nhưng đối với người học đạo nói chung hay người con của Thánh đạo nói riêng , yêu cầu chúng ta phải có cái nhìn sâu sắc , hòng rút ra được bài học lý đạo cho riêng mình cũng như cơ ẩn tàng trong đó .
    Trước hết , chúng ta tìm hiểu về khái niệm tỏa bóng .
    Xin nói , đây là một từ ngữ cổ xưa được lưu truyền qua các thời kì của cha ông chúng ta cho đến nay . Một từ tượng hình mang một ý nghĩa rất sâu sắc .
    Cũng giống như cách dùng từ ngữ trong các câu ca dao , tục ngữ trong dân gian , đó đều là những từ ngữ mang nghĩa tượng hình , tượng thanh hết sức giàu hình ảnh , sinh động , gần gũi . Cụm từ ‘ tỏa bóng ‘’ cũng không nằm ngoài ý đó . Khi nói đến cụm từ tỏa bóng này khiên ta liên tưởng ngay đến hình ảnh một cái cây cổ thụ to lớn đang tỏa bóng mát , che phụ cho một vùng rộng lớn xung quanh nó . Đó chính là nghĩa tượng hình của từ tỏa bóng .
    Trong bổn đạo , khi nhắc đến tỏa bóng , người ta sẽ ngầm hiểu đó là qui tắc : sau 3 năm tính từ ngày bắt đầu chính thức làm lễ mở phủ , gia nhập Thánh đạo , các đồng tử sẽ được Đồng Thầy đưa đi trình diện cha mẹ ở các đền to phủ lớn , gọi là cho cha biết mặt – mẹ biết tên , địa điểm đi trình lần lượt sẽ là : đền công đồng Bắc Lệ , đền Vua cha Bát Hải Thái Bình , đền mẫu phủ Dầy – Nam Định , …….và sau đó là một loạt các đền phủ khác . Nhưng dứt khoát trước tiên phải là trình tự 3 ngôi đền kia .
    Đây chính là qui tắc bất di bất dịch mà tôi đã nói ở trên , hiện nay , tôi vẫn chưa thấy ai dám làm sai qui tắc này cả .
    Nhiệm vụ của tôi là cùng mọi người đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi tại sao xoay quanh qui tắc này .
    Tôi đã được biết đến nhiều hình thức biến tướng trong các qui tắc của bổn đạo : Đã có người dùng khăn phủ diện màu xanh , màu trắng . Đã có người dùng thuốc lào để dâng Quan , đã có người chế những đoạn văn hầu Thánh thành những đoạn văn hết sức buồn cười , vô lí về ngữ nghĩa …..và nhiều nhiều những hình thức hầu hạ lố bịch nữa ….
    Nhưng không ai dám thay đổi qui tăc tỏa bóng cả .
    Dĩ nhiên trong tất cả các sự biến thái ấy , chúng ta cần nhìn nhận ở 2 khía cạnh : Đó là ý chí chủ quan của con người và sự an bài của cơ .
    - ý chí chủ quan : Các xác ma – tà luôn tự cho rằng mình là con nhà Thánh , mình có quyền làm những gì mình thích . ở đây ta thấy một sự ngu dốt của trí tuệ , cộng thêm một cái bản ngã quá lớn . Sẽ dẫn đến kết quả như vậy , dĩ nhiên trong cái xác này chúng ta không thể không nhắc đến sự tác động từ vô vi , Vâng , đó chính là ‘ vong tà ‘’
    - Cơ trời : sự xui khiến của vong tà sẽ dễ dàng khiến cho cái đầu không biết quán sát , tin và hành theo . Chẳng cần biết điều đó đúng hay sai , chỉ cần tin rằng đó là sự ‘’ sang tai – lai lời ‘’ của Thánh thần , sẽ đủ khiến cho những cái xác tà mà này làm nên những chuyện thương thiên hại lí . Nhưng sự tác quái này của tà ma cũng không nằm ngoài sự an bài của chư vị . Tất cả đều nằm trong cơ và ẩn tàng lí đạo hết sức vi diệu . Cũng giống như nhiều người đặt câu hỏi , sự nhố nhắng trên các sập công đồng của các ‘’ Đồng thầy ‘’ là do sự sai khiến của tà ma , hay là ý chí chủ quan ngu đôt của đồng thầy ? Nếu vậy sao các Thánh không ‘’ vật ‘’ chết chúng ngay trên sập công đồng để tỏ cái sự uy vũ , nghiêm minh của nhà ngài . Về điều này tôi sẽ có nguyên một bài viết để bình luận . Xin quay lại với chủ đề chính của bài viết : Tỏa bóng .
    - Như trên đã phân tích về ý nghĩa tượng hình của cụm từ ‘’ tỏa bóng ‘’ , thì đây xin nói rằng : Đối với cách dùng từ mộc mạc của cha ông ta thì nghĩa bóng của nó cũng rất gần với nghĩa đen là vậy : tỏa bóng trong Thánh đạo hàm nghĩa ví von Các vị Phật Thánh như những cây cổ thụ to lớn , luôn che chở bóng mát ( công đức , đạo lí ) cho những đứa con của Người , Nhờ sự che chắn của những cành lá to khỏe ấy mà những đứa con của Người được no ấm , hạnh phúc .
    Và nay những đồng tử – lính Thánh là những đại diện bằng xương bằng thịt của hình bóng Phật Thánh sẽ đem thứ bóng mát ấy ( công đức , đạo lí ….) ra khắp muôn phương , để cho chốn nhân gian này đâu đâu cũng được thấm đẫm công ơn mưa móc của Phật Thánh . Đó chính là tỏa bóng .
    Tiếp theo : chúng ta sẽ lí giải về mốc thời gian 3 năm mới được phép đi tỏa bóng và trình tự tỏa bóng : Công đồng Bắc Lệ – Đền Vua Cha đồng Bằng – Mẫu mẹ Phủ dày .
    Thưa các bạn đạo như chúng ta đã biết đến qui tắc : 3 năm thử lính – 9 năm thử đồng .
    Quàng thời gian 3 năm này là quãng thời gian chư vị dành ra để những đồng tử tự luyện sức – luyện tài , rèn giũa thân tâm .Khả dĩ có điều đó bởi 1 lí : thân xác này vốn là của mỗi người , chư vị cũng chỉ nương vào xác này để hành đạo tạo đời , chứ hoàn toàn không thể thay thế chủ nhân đinh đoạt số phận của nó được . Để rồi sau 3 năm thử thách ấy , khi mà đồng từ : thật tâm – thật tính – thật lính – thật đồng , thì lúc này đối với các đồng tử mà nói mới gọi là kết thúc giai đoạn 1 để trở thành lính Thánh , và bắt đầu chuyển sang giai đoạn 2 : giai đoạn tỏa bóng .
    Có người hỏi tại sao là 3 năm mà không phải là các mốc thời gian khác , tôi cũng chỉ có thể rằng : số 3 là con số của càn khôn , một con số mà tôi cũng chỉ biết rằng nó vô cùng đặc biệt trong vô vi , chứ cũng không thể đủ trí mà bàn về nó được .
    Tiếp theo , về trình tự tỏa bóng , các bạn sẽ tự trả lời được vì sao một trong những nơi đén phải là đền cha – phủ mẹ rồi phải không nào . vâng , nhưng vì sao trước cả đền cha – phủ mẹ phải là đền Công đồng bắc lệ , nơi đây có gì đặc biệt ?
    Thật tình cờ khi tôi viết bài mạn đàm này đúng vào dịp 30-4 , khi mà đất nước ta đang tưng bừng kỉ niệm ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước .
    Có người sẽ ồ lên khi họ đọc đến đây , bởi họ đã tự tìm được câu trả lời cho mình .
    Vâng thưa các bạn , bản thân tôi cũng thật là bồi hồi khi viết đến đây ……
    Trong những ngày này , trên các báo đài liên tục chiếu lại những thước phim chiến đầu anh dũng của dân tộc ta qua cuộc kháng chiến chống Pháp , chống Mĩ . Những sự hi sinh anh dũng của các anh hùng để bảo vệ nền độc lập , toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta . chúng ta ‘’ ĐỜI ĐỜI GHI ƠN CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ ĐÃ CHIẾN ĐẤU VÀ HI SINH VÌ NỀN ĐỘC LẬP VÀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ ‘’
    Các bạn biết không , các vị thánh được thờ trong tứ phủ hầu như đều là các anh hùng dân tộc đã chiến đấu và hi sinh cho quê hương , cho đất nước . Trong suốt chiều dài nghìn năm lịch sử của dân tộc biết bao con người đã ngã xuống cho ngày hôm nay . Ngay cả như cụ Trần , khi thả hồn mình về với sông núi thì cụ cũng chỉ vẫn đau đáu một nguyện ước là : dân ta được sáng đạo . Cũng như chính danh xưng của cụ vậy – TRẦN – HƯNG – ĐẠO .
    Nước ta liền một dải hình chữ S kéo dài từ đỉnh đầu Lạng Sơn cho đến địa đầu Mũi Cà Mau .
    Chư vị muốn chúng ta bắt đầu thực hiện sứ mệnh ‘’ tỏa bóng ‘’ thiêng liêng chính là từ nơi này , từ mảnh đất địa đầu tổ quốc này . Để chúng ta hiểu rằng : Các Ngài đã sống và hi sinh ra sao ? Tầng tầng lớp lớp người đã ngã xuống để bảo vệ từng bờ đê , từng lũy tre làng , máu đã thấm đầy mảnh đất này . Vậy trách nhiệm của thế hệ trẻ chúng ta ra sao ? Đó như là một thông điệp , một lời căn dặn , nhắc nhở cho thế hệ mai sau vậy .
    Bởi nó – một sự thật đã trở thành chân lí – mà không một thứ ma tà nào dám thay đổi . bởi cơ trời đã định :
    Nam quốc sơn hà Nam đế cư
    Tiệt nhiên định phận tại Thiên Thư
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
    Ngữ đẳng hành khan thủ bại hư.

    Lời bàn thêm :
    Sẽ có người thắc mắc rằng :
    - vậy đi trình tức là : Để cho cha biết mặt – mẹ biết tên .
    Tôi xin trả lời ngắn gọn như sau : Cho dù bạn có làm lễ mở phủ hay không thì bạn vẫn có thể đã là ‘’ con nhà Thánh ‘’ . Dù bạn có đi trình hay không thì cha mẹ vẫn biết mặt biết tên bạn vì rằng : cha mẹ không biết bạn thì sao có thể ‘’ chấm đồng ‘’ được .
    - vậy tại sao không là một ngôi đền khác tại Lạng Sơn mà phải là công đồng Bắc lệ
    Tôi xin rằng : bởi chính vì xuất phát từ cái tên : Công Đồng Bắc Lệ mà nên .

    Hết .
    Bài viết nhân ngày kỉ niệm ngày 30/04/2014
    Nam mô thất câu chi phật mẫu chuẩn đề .
    Cầu cho hương linh các anh hùng liệt sĩ – pháp giới chúng sanh đồng thành Phật đạo .
    Đệ tử Vạn Lợi – Đàm Quang Vinh
     

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. cám ơn bạn Vinh.
    Tôi mạn phép đc túm lại ý của bạn như sau :

    tỏa bóng tức là dùng Đạo giúp Đời.
    thời gian để 1 tân đồng có thể tỏa bóng là sau 3 năm thử lính. ai đủ điều kiện mới tỏa bóng đc.
    trình Cha - Mẹ :
    phải đi từ Công Đồng Bắc Lệ - Phủ Dày...........bởi : đi từ nơi địa đầu tổ quốc đến cuối lãnh thổ.
    nôm na là : đi trình dọc miền tổ quốc .

    cám ơn Bạn Vinh đã viết bài này. trong bài của Bạn có đề cập đến 1 vấn đề mà Tôi đang thảo luận trên diễn đàn này.

    bài đó đây: THẢO LUẬN

    cám ơn đã đọc .
     
  3. halinh

    halinh New Member

    A di da phật, mình đi trình vua cha bát hải - mẫu phủ dầy xong mới đi bắc lệ thì có sao không? có bị ngược ko bạn
     
  4. mainhu1010

    mainhu1010 Member

    Hiểu sai về TỎA BÓNG rồi, sai nghiêm trọng.
     
  5. tonytran

    tonytran Member

    mainhu nói sai thì mainhu phải chứng minh cho mọi người đi thấy đi chứ? đúng 1 câu cụt lủn thì sao hiểu đc ý của bạn...
     
  6. halinh

    halinh New Member

     
  7. mainhu1010

    mainhu1010 Member

    Thực sự là tôi rất lấy làm buồn vì những lý luận đưa ra không khác gì "Thầy bói xem Voi". Có thể tôi nói hơi nặng với các bạn, nhưng tất cả những sự vật, hiện tượng về tâm linh đừng có cố ép theo một chiều hướng khác dựa trên những lý luận không phù hợp, làm cho những người mới tìm hiểu về lĩnh vực tâm linh hiểu sai ý nghĩa.
    Còn về Tỏa Bóng mọi người nên hiểu theo đúng nghĩa Tỏa Bóng, đừng hiểu xa nơi đâu, vòng vèo làm chi.
    Tôi chỉ lấy ví dụ về Tỏa Bóng:
    Khi chúng ta lễ Phật, lễ Thánh. Lúc Phật, Thánh ngồi ở trên cao sẽ có hào quang tỏa sáng, những ánh hào quang giống như ánh sáng chạm đến ai thì người đó trước hết được sức khỏe, tinh thần sảng khoái, mọi sự ưu phiền đều giảm...
    Thế nên các cụ già hay đi lễ phật là vậy, bởi mỗi lần đi các cụ đều được Đức Phật Tỏa Bóng nên cảm thấy khỏe ra hơn trước rất nhiều. Những sự thay đổi về sức khỏe thông thường chỉ các cụ già mới cảm nhận được rõ nhất.
    Còn với khoa học họ chỉ lý giải là: Khi đi lễ Phật, Thánh thì tinh thần thoải mái, nên khỏe ra.
    Hiện nay ở xã hội có rất nhiều người vẫn nhìn thấy Phật, Thánh, những người đó mới hiểu rõ khi Phật, Thánh tỏa bóng nó có ý nghĩ như thế nào, mang lại những lợi ích gì, chỉ tiếc là những người đó không phải là những nhà khoa học để giải thích cho xã hội cho loài người hiểu, họ chỉ là những người bình thường, sống có tâm có đạo, chắc chắn họ sẽ không nói điều họ nhìn thấy vì khi đó họ sẽ bị mang tiếng là bị không bình thường.
    Tôi cũng mong rằng các bạn đừng mở miệng là nói thế này là Tà, thế kia là Tà. Với tôi Tà mà luôn làm việc tốt thì cũng hóa thành Phật, Thánh thôi.
    Tôi cũng chỉ là con người bình thường, tôi không có căn quả, không có Hầu Bóng, Hầu đồng. Nhưng những điều tôi biết là từ nhà Thánh truyền lại. Các bạn cũng không cần phán đoán hay tìm hiểu tôi là ai, miễn là chúng ta tham gia diễn đàn để phân tích, tìm hiểu đúng về nhà Phật, nhà Thánh là được.
     
  8. tonytran

    tonytran Member

    vẫn đúng 1 phần mà tôi vẫn k hiểu 2 phần còn lại, ví dụ như tà có nghĩa là chống đối, phản lại tôn chỉ của đạo Pháp đã tồn tại hàng trăm năm nay...
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/5/14
  9. mainhu1010

    mainhu1010 Member

    Công đồng Bắc lệ là nơi làm việc Trung ương của nhà Thánh, thông thường thì nên đến Trung ương, còn ở Vua Cha Bát Hải, hay Mẫu phủ giầy còn gọi là nhà riêng, hay nơi làm việc riêng của mỗi Thánh. Nếu bạn trình ở 2 nơi này thì sớ của bạn sẽ được chuyển hết về Công đồng Bắc Lệ, nơi đó sẽ phê duyệt.
    Cũng tùy từng trường hợp, có trường hợp chỉ cần đến Trình tại một cửa nào đó vì do điều kiện kinh tế không đến được Công ĐỒng Bắc Lệ, nhưng nhất thiết phải được sự đồng ý của Hội Đồng Tứ Phủ.
    Nhưng nếu được Vua Cha Bát Hải đồng ý rồi thì Hội Đồng Tứ Phủ cũng đồng ý thôi, vì hầu hết Hội Đồng Tứ Phủ là con của Vua Cha Bát Hải mà.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/5/14
  10. tonytran

    tonytran Member

    xin bạn mainhu giải thích hộ mình câu bạn nói là công đồng bắc lệ lại là trung ương của nhà Thánh k???
     
  11. linkmiu

    linkmiu New Member

    khách quan mà nói thì ai cũng có lý, ai cũng được nhà Thánh sang tai lai lời, thôi thì hoan hỉ hoan hỉ hihi
     
  12. tonytran

    tonytran Member

    khiếp ai mà đc sang tai lai lời như bạn bichdieppham đâu chứ, mình chỉ là dân thường còn ngu muội nhiều lắm nên mong các bạn bá thí cho ít kiến thức để mình đc mở rộng, mở mang kiến thức của bản thân hơn...
     
  13. linkmiu

    linkmiu New Member

    đâu ý mình là bạn mai như và bạn damgia đều được nhà Thánh sang tai cho nên ai cũng nói có lý, chứ còn mình thì còn chưa có được cái diễm phúc được để ý 1/8 con mắt nào dám tranh luận gì, biết thân biết phận lót dép ngồi chờ lời hay ý đẹp ...
     
  14. Đại Yên Linh

    Đại Yên Linh New Member

    Tôi cứ vào các diễn đàn thì càng đọc bài càng thấy u mê, luẩn quẩn không lối thoát. Cứ lý giải kiểu này thì đừng có lý giải nữa cho xong vì rốt cuộc vấn đề vẫn chưa được lý giải 1 cách thoả đáng.

    Về địa thế trải dài 1 loạt các đền phủ từ Bố Hạ - Vôi Kép cho tới tận Lạng Sơn thì vô vàn đền phủ linh thiêng. Thế nên có thể nói rằng đất để mọc lên những ngôi đền này linh khí trùng trùng muôn đời bất diệt & đỉnh điểm chính là "Công đồng Bắc Lệ". Nơi linh thiêng nhất mà đồng bóng vẫn gọi bằng cái tên nôm na là "Trung ương đảng". Những đối liễn, tượng pháp, kiến trúc mà mắt thường ta nhìn thấy chỉ là vẻ long lanh dương phàm mà thôi. Cái mạch linh khí thật sự thì đâu phải ai cũng nhìn thấy & cũng được nhìn thấy.

    Bắc có nghĩa là phía Bắc mà đúng là chỉ có đất Bắc mới hội tụ nhiều khí linh thiêng vì lẽ núi non, sông suối trải dài bất tận & về địa thế cũng không nơi đâu là giống nhau cả. Khi vào tới Trung tức là Bố Mười, Mẫu Kỳ Anh, đèo Ba Dội & Hòn Chén ở Huế là linh khí đã vơi bớt đi rồi. Nên có thể nói rằng linh thiêng đền phủ không đâu bằng đất Bắc.

    Lệ có nghĩa là đẹp hay như Mỹ Lệ là xinh đẹp. Vậy thì từ đẹp không dùng để chỉ nam thần, về nam thần chỉ có "diện mạo hồng hào tươi vẻ ngọc" mà thôi. Chứ không ai dùng chữ Lệ để ca tán các Bố cả. Cái này chỉ dùng cho các Mế tức chầu bà hay chúa bà. Đền Bắc Lệ thì "hách danh phàm trần" ngự đó mà Mế Bé ở đâu thì trên luôn là Diệu tín thiền sư, Lê Mại Đại Vương. Chưa kể quanh quanh Mế Lục, Mế Mười - Mỏ Ba, Mế Năm - Suối Lân, Cô Suối, Cô Kẻng, Cô Voi, Cô Mìu… Ôi chu choa…! Nhiều vô kể xiết. Vậy nên phải nói là vô cùng Mỹ Lệ. Đó chính là cái nghĩa Bắc Lệ vậy.

    Bốn chữ "Chung Linh Dục Tú" có nghĩa là "hội tụ anh linh hun đúc xinh đẹp" chẳng đi đâu thấy nhiều nhiều 4 chữ này như đối liễn ở mạn Lạng Sơn cả. Sánh đôi về nghĩa "Thượng" thì cũng như là Tuyên Quang vậy. Phàm đâu thờ Mẫu thì đều là nơi linh khí mạnh nhất & là nơi các quan, các hoàng, khâm sai công chúa, thánh cô, hoàng cậu loan giá thường xuyên nhất chứ không bỗng dưng mà có 3 chữ "Tối Linh Từ" (đền super thiêng)

    Đã là đồng bóng thì về đâu mà chả phải dập đầu chứ chẳng riêng gì Bắc Lệ. Về Bắc Lệ thì cũng là trình Mẫu & Mế Bé cùng 1 loạt các đền khác cho tới Kỳ Cùng - Lạng Sơn, Đồng Đăng (nếu tour đi đủ). Trình đâu trước là tuỳ thầy cho đi đâu trước chỉ là lễ chào trước ra mắt "chính cung" sau ra mắt "phụ cung" (Tổ cô, mãnh tướng hầu cận…). Thực ra có những người đã mở phủ, đã hầu & vẫn chưa đi trình đâu cũng vẫn bình thường. Nhà ngài đôi khi không câu chấp lễ nghi nhiều tới vậy chỉ là trần gian rườm rà mà thôi. Việc phải trình hay không cũng còn tuỳ nặng nhẹ của căn số mỗi thanh đồng. Căn cao số nặng thì mới hay bị cha soi, mẹ xét về cái lễ, cái nghi chứ bình thường cũng không đến mức quá câu nệ.

    Từ sự linh thiêng đền phủ thì phải nói đền to phủ lớn & chính cung cái ngọn khói chân nhang nó cũng sẽ khác những nơi bình thường & các bố các mế cũng soi ác liệt hơn những nơi bình thường. Vì càng những nơi đó chữ "công" được đặt lên hàng đầu chứ không ai được phép có lòng tư với thanh đồng mang căn mình cả. Vì thế suy ra cái "vật" cái "ốp" ở những nơi này nó cũng khác cái "vật" cái "ốp" ở những nơi bình thường. Và cũng từ đó sẽ hiểu được cái nghĩa "toả bóng". Thật sự mà nói đây cũng chỉ là 2 chữ dùng để gọi việc thanh đồng đã mở phủ & đi hầu xin lộc tứ phương. Về nơi này hầu 1 vấn, về nơi kia hầu 1 vấn. Xưa nếu theo cổ thì việc cho thanh đồng đi hầu hay không là ở thầy. Khi thầy đã thấy con mình đẻ đủ chín chắn, vững vàng thì mới cho ra sông, ra biển để mà bơi cho thoả chí. Vì lẽ hầu ở những chỗ này không đứng đồng đứng bóng thì sẽ có những cảnh ôm khăn áo mà chạy. Đây cũng là cái mà người thầy ngày xưa lo lắng cho con nhang của mình. Chốn tổ nó cũng như chốn riêng, như nhà vậy. Là nơi riêng tư cũng có sự soi xét nhưng cũng có sự thông cảm & bớt cho những lỗi lầm mang tính trẻ thơ. Nếu khi đã ra những nơi rất "công" mà lỗi thì sẽ là đi bằng răng chứ ko còn được đi bằng chân nữa. Có những thanh đồng cả đời chả phải đi "toả bóng" ở nơi đâu cả mà cứ đều đều 1 năm đôi vẫn ra đền, ra chùa, ra chốn tổ hầu hạ cho đủ cái phép làm đồng mà thôi.

    Về việc trình không thể quên nói về các bà tổ cô, các ông mãnh tướng hầu cận tại cửa đền cửa phủ. Vì rất có thể do những người này mà căn số của mình thuộc về cái nơi chính cung đó. Do vậy ngoài việc trình Thánh còn là trình hay chào các bà cô, ông mãnh, những người lúc nào cũng kè kè mà ta chả hay biết về sự hiện diện của họ. Không có các ông các bà này thì răng con cũng rụng gọi là tương đối. Cái lời kêu, cái tiếng tấu của những người hầu cận này là vô cùng quan trọng. Về nơi trình có người hầu cận mà ko kêu đến người ta thì ko vật vã cũng lạ & xin được đài mà không bị hất cũng còn lạ hơn. Đến đồng thầy còn phải có lời với họ nếu kêu thay lạy đỡ chứ đừng nói thanh đồng tự kêu. Nhiều khi xin có được hay không thì không do nhà ngài mà do các bà cô, ông mãnh. Chứ cái đầu đã đội lệnh, cái mệnh đã làm tôi thì cứ về lễ là cha mẹ đã chứng tâm cho rồi.

    Nếu nói trình đồng hay chả cần trình mà là con nhà ngài thì cha cũng đã biết mặt mẹ cũng đã biết tên thì quả thật là vô cùng linh tinh. Cái tội, cái lỗi, cái nợ phải trả không trả thì có bao giờ là yên? Các ông nào nói câu vô trách nhiệm này thì đúng là chưa nếm mùi đập đầu xuống nền gạch đá hoa đến vỡ cả gạch hoặc giả vật vã, ngứa ghẻ… Suy cho cùng nợ trần còn chốn chui chốn lủi qua ngày đoạn tháng được chứ nợ Thiên, nợ âm thì có muốn chui xuống đó cũng chả ai cho chui xuống chứ đừng nói là trốn nổi. Cái nghiệp đồng bóng thì thử thách hãy còn cho tới lúc vào áo quan. Trò chơi nào cũng phải có lý trí thì mới tồn tại nổi. Cứ nói là thánh sang tai chứ nhiều khi sang tai là thử thách đó không để lý trí vào biết suy biết xét thì cũng là đi bằng răng hết cả. Làm bạn với vua như chơi với Hổ - đâu có thể không thận trọng, không cẩn mật cho được?
     
  15. linkmiu

    linkmiu New Member

    Nói gì thì nói nhưng tôi không ưng câu này đâu nhé:
    "Khi vào tới Trung tức là Bố Mười, Mẫu Kỳ Anh, đèo Ba Dội & Hòn Chén ở Huế là linh khí đã vơi bớt đi rồi. Nên có thể nói rằng linh thiêng đền phủ không đâu bằng đất Bắc"
    Việc linh thiêng hay không, linh ít hay linh nhiều thì không tới lượt người trần phán xét nhé. Hàm hồ.
     
  16. Đại Yên Linh

    Đại Yên Linh New Member

    Ưng hay không ưng thì đây vẫn cứ là sự thật không thể chối cãi văn hầu cũng đã nói rõ rồi như "Tụ khí trung linh đền Hàn Sơn" - văn cô Bơ hay "minh đường tụ thuỷ hợp giao" - văn cô Chín. Những nơi gọi là linh tích thì cũng hơn những nơi đất khác rất nhiều về cái linh khí. Hàm hồ? Dựa vào những thứ còn để lại mà xét rõ chứ không tự nằm mộng để mà nghĩ ra. Vì vậy sao có thể cuồng ngôn mà nói là "hàm hồ"? Chẳng phải cái lẽ "địa linh nhân kiệt" thì lấy đâu ra cái "chiếu rời đô" của vua Lý? Đáng tiếc thay người xưa "ngửa thì xem ma cúi thì xét" nhưng người nay thì không còn được 1 phần như vậy nữa.
     
  17. Lãng

    Lãng New Member

    nhà con cứ gọi cái việc đi lễ trình ở đền Cha phủ Mẹ là trình khăn áo với trình trầu
    chả thấy ai gọi là toả bóng bao giờ, có lẽ tác giả dùng phép chuyển nghĩa với giả tá cho cụm từ "toả bóng"
     
  18. Đàm Gia

    Đàm Gia New Member

    Ôi , diễn đàn chúng ta thật sôi động , ha ha

    ---------- Post added at 01:21 PM ---------- Previous post was at 01:19 PM ----------

    nếu diễn đàn chúng ta mà có thêm đại diện của vùng năm non bảy núi Thất Sơn nữa thì hẳn là sẽ còn vui hơn nhiều ..................................................................
     
  19. Đại Yên Linh

    Đại Yên Linh New Member

    Lá xanh, lá non…! Thiện tai…! Thiện tai…! Đại ý người viết chỉ mỗi việc giải thích 4 chữ "chung linh dục tú" để nói lên cái nghĩa "hội tụ" tại đền Công đồng Bắc Lệ. Người viết chỉ có ý cắt nghĩa rõ theo cái hiểu & sở học của mình chứ không hề có ý so sánh hay phán xét sự linh thiêng của các đền, các đất vì quả thực tài cũng chưa đủ. Linh hay không do cái tâm mỗi người, thiêng hay không thì cũng còn do hữu thỉnh hữu lai vô thỉnh bất đáo. "Nói gì thì nói" người viết hoàn toàn không có ý phát xét tiên thánh hay đất cát. Phận làm đồng thì cung kính còn chưa làm nổi, nào dám phán xét âm công cao dày.
     
  20. linkmiu

    linkmiu New Member

    Nói thế thì phải cái bổn phận đồng lắm, vậy cái tôi đã có phần thô lỗ, vội đánh đồng bạn hữu với bè lũ hoang tưởng ngỗ ngược, đắc tội đắc tội, tại hạ xin dỏng tai tiếp tục chiêm nghiệm lời hay ý đẹp, mời các huynh đệ tỷ muội...
     

Chia sẻ trang này