Tín ngưỡng Tam, Tứ Phủ - Giá trị Văn hóa phi vật thể số 1 Việt Nam (sưu tầm tổng hợp)

Thảo luận trong 'Tin tức Đạo Mẫu' bắt đầu bởi connuoiphatto, 4/4/14.

Lượt xem: 6,892

  1. connuoiphatto

    connuoiphatto New Member

    Nhằm phục vụ các bác quan tâm về Tín ngưỡng Tam, Tứ Phủ, tôi xin mạo muội sưu tầm và đăng lên Diễn đàn các bài viết về Tín ngưỡng Tam, Tứ Phủ, để các bác đọc trực tiếp được thuận lợi, không phải tải về smart phone hoặc PC cá nhân. Có gì sơ xuất mong được các bác cho ý kiến. Thân ái./.

    A.QUAN NIỆM VỀ TAM PHỦ , TỨ PHỦ:
    Quan điểm thứ nhất:
    * Tam phủ gồm :
    1. Đệ Nhất Thiên Phủ
    2. Đệ Nhị Địa Phủ
    3. Đệ Tam Thoải Phủ​
    * Tứ phủ gồm :
    1. Đệ Nhất Thiên Phủ (cõi trời)
    2. Đệ Nhị Địa Phủ (cõi đất)
    3. Đệ Tam Thoải Phủ (miền sông nước)
    4. Đệ Tứ Nhạc Phủ (miền núi rừng)​
    Quan điểm thứ hai:
    Sự sắp xếp theo thứ tự trên của các phủ (Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc) có lẽ theo lịch sử xuất hiện của tam, tứ phủ.Theo quan điểm đó thì tam phủ có truớc và tứ phủ có sau với sự ra đời của nhạc phủ.Trong các khoa cúng và các bản chầu văn ngày nay hầu như đều ghi thứ tự tứ phủ là Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc.Song song với đó quan niệm tứ phủ với một trật tự khác cũng rất phổ biến đó là Thiên ,Nhạc ,Thuỷ , Địa với danh hiệu của bốn phủ như:
    * Tam phủ gồm :
    1. Đệ Nhất Thiên Phủ
    2. Đệ Nhị Nhạc Phủ
    3. Đệ Tam Thoải Phủ​
    * Tứ phủ gồm :
    1. Đệ Nhất Thiên Phủ (cõi trời)
    2. Đệ Nhị Nhạc Phủ (miền núi rừng)
    3. Đệ Tam Thoải Phủ (miền sông nước)
    4. Đệ Tứ Địa Phủ (cõi đất)​
    Quan điểm này ngày nay rất phổ biến và nhiều người không còn biết đến sự sắp xếp trật tự tứ phủ như xưa kia nữa.Quan niệm thứ tự của tứ phủ như vậy cũng rất hợp lý theo mặt không gian từ cao xuống thấp.Cao nhất là tầng trời (Thiên); sau đó đến vùng cao nguyên rừng núi (Nhạc); sau đến vùng đại dương sông nước (Thuỷ hay còn đọc chệch là thoải),rồi mới đến vùng địa phủ.
    Tứ Phủ được đặc trưng bởi bốn màu : Màu đỏ (thiên phủ); Màu xanh (nhạc phủ) ; Màu trắng (thoải phủ) ; Màu vàng (địa phủ). Tín ngưỡng thờ tam phủ tứ phủ thật diệu kỳ, tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng lại không hề mâu thuẫn bởi vì chung quy lại đó đều là tôn thờ Thánh Mẫu tôn thờ toàn vũ trụ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/4/14

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. connuoiphatto

    connuoiphatto New Member

    B.HỆ THỐNG CHƯ THẦN TRONG TÍN NGƯỠNG TAM, TỨ PHỦ:
    Tín ngưỡng tam tứ phủ dưới ảnh hưởng của Phật giáo và đạo giáo (Trung Hoa) tôn thờ chư Phật , Bồ Tát… và rất nhiều vị thần như Vua Đế Thích, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thập Điện Minh Vương, Bát Hải Long Vương….Các vị thần được nhắc đến khá đầy đủ trong bản văn Công Đồng.Tuy nhiên với tín ngưỡng bản địa thờ các vị thần nước Nam thì các vị thần của đạo giáo cũng khá mờ nhạt, đa số người ta chỉ biết tới Ngọc Hoàng Thượng Đế (Vua Cha Ngọc Hoàng) và Bát Hải Long Vương (Vua Cha Động Đình).Còn lại các vị thánh đa số là các vị thần bản địa và được chia làm các hàng bậc rõ rệt như sau:
    - Tam Bảo: Chư Phật, Bồ Tát…
    - Các vị Vua cha như Ngọc Hoàng Đại Đế.,Vua Cha Bát Hải…
    - Tam Toà Thánh Mẫu
    - Hàng Quan Lớn (Ngũ vị tôn Quan)
    - Hàng Thánh Chầu (Thập Nhị Chầu Bà )
    - Hàng Thánh Hoàng (Thập vị thánh Hoàng)
    - Hàng Thánh Cô (Thập nhị Tiên Cô)
    - Hàng Thánh Cậu (Thập nhị Thánh Cậu)
    - Các vị Thánh khác (Không được xét vào hàng tứ phủ)
    - Thanh xà, bạch xà, ngũ hổ…​
    Hệ thống chư vị thánh thần trong tín ngưỡng tứ phủ đã được xây dựng từ thời xưa. Nhiều khảo cứu dẫn đến kết luận khởi đầu là việc thờ Mẫu Vân Hương ( Mẫu Liễu Hạnh) từ thời Hậu Lê, sau đó là sự phát triển đưa thêm nhiều vị nữa vào thờ và đưa Mẫu Vân Hương thành ngôi vị thần chủ cao nhất ( ứng với Tam Tòa Thánh Mẫu) .Đến ngày nay hệ thống chư thần tứ phủ đã được xem là cố định. Các vị thánh khác được phối hợp thờ cùng tứ phủ , hay thậm chí được các thanh đồng hầu bóng giá đó nhưng vẫn được coi là vị thần ngoài tứ phủ . Lấy thí dụ như các giá Chúa Tây Thiên, Chúa Nguyệt Hồ, Bà Chúa Kho,… .Các đền thờ những vị thần địa phương những vẫn kết hợp thờ tứ phủ, và khi hầu bóng các giá đó thường gọi là giá thánh thủ đền. Các vị thủ đền có thể được hầu riêng trước khi hầu tứ phủ như giá chúa Nguyệt Hồ được hầu sau giá Mẫu (Thánh Mẫu vẫn được coi là cao nhất nên phải hầu ngài đầu tiên) và trước khi hầu các giá tứ phủ ( thường bắt đầu là giá các quan lớn). Cũng có trường hợp các vị thánh bản đền được hầu sau khi thỉnh giá cuối cùng của một hàng nào đó. Thí dụ có thể hầu giá bà chúa kho sau giá chầu bé, hầu giá Chúa Thác Bờ sau giá Chầu Bé, hầu giá cô cam đường sau giá Cô Bé.Cũng nhiều trường hợp các vị thần ngoài tứ phủ lại được coi là tương ứng với vị thánh trong tứ phủ: ví dụ như giá chúa bà năm phương có thể hầu sau giá chầu đệ tứ và sau giá chầu năm (coi Chuá Bà Năm Phương tương ứng với ngôi vị số năm trong hàng chầu), hầu giá Chúa Thác Bờ sau giá Chầu Đệ Nhị và sau giá Chầu Tam (coi Chúa Thác Bờ tương ứng với ngôi vị số ba trong hàng chầu)
    Mặt khác tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ Phủ còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo, đa số các chùa miền Bắc đều có thờ Mẫu với quan điểm “tiền Phật, hậu Mẫu” .Ngoài ra tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ còn kết hợp thờ với các tín ngưỡng dân gian khác như tín ngưỡng thờ Trần Triều, thờ các vị thần địa phương (chủ yếu là nữ thần), thờ ngũ hổ, thanh xà bạch xà,thổ công,thần núi, ….
    Nói đến tứ phủ (cũng như tam phủ) là nói đến toàn vũ trụ.Vì thế khi nói Tứ Phủ Thánh Chầu,Tứ Phủ Thánh Hoàng….người ta liên tưởng tới toàn bộ chư thánh Chầu,Thánh Hoàng…chứ không phải đích danh chỉ một vài vị.Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn linh muốn nói đến toàn bộ chư thần, với sự linh diệu của tín ngưỡng thờ Mẫu
    Như vậy tín ngưỡng thờ Tam, Tứ Phủ có một quan niệm rất bao quát, không chỉ thờ cố định số lượng các vị thần mà là tôn thờ toàn vũ trụ.Và tất cả cũng có khi đơn giản gần gũi đó chỉ là một vị thần ,đó là Thánh Mẫu.Thánh Mẫu là người mẹ luôn che chở dạy dỗ, thương yêu muôn loài.Tuỳ vào căn duyên mà biến hiện ,hóa thân phù đời giúp nước.Vì thế khi đặt câu hỏi có bao nhiêu vị Thánh Mẫu thì chúng ta có thể trả lời có muôn vàn vị Thánh Mẫu, nhưng cũng có thể trả lời là chỉ có một vị Thánh Mẫu duy nhất ,đó chính là điều kỳ diệu của tâm linh.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/4/14
  3. connuoiphatto

    connuoiphatto New Member

    C. CÁC VỊ THÁNH TRONG MỘT SỐ BỨC TRANH THỜ


    *Tranh Tứ Phủ Công Đồng

    [​IMG]
    Tứ Phủ Công Đồng

    Tứ phủ công đồng là bức tranh thờ chung tất cả các vị thánh tứ phủ (công: chung, đồng là cùng).Tranh vẽ các vị thánh đại diện cho các hàng bậc như sau:
    - Trên cùng là đức quán thế âm bồ tát, ngài đại diện cho Tam bảo : Phật, Pháp, Tăng trong đạo Phật. Theo huyền tích lưu lại thì Vân Hương Thánh Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh) quy y tam bảo và là đệ tử của đức Phật sau này ngài nên chính quả được tương truyền là Mã Hoàng Bồ Tát. Trong các đền thờ có thể thờ phật mẫu chuẩn đề, Phật Thích Ca, hay tam thế Phật.. làm đại diện

    - Hàng thứ hai : là Đức Ngọc Hoàng thượng đế (ngồi giữa), hai bên là hai quan hầu cận ( thường là quan nam tào, bắc đẩu) .Có nhiều nơi thờ tam phủ ba vua (ba vị vua cha) là ba vị vua ứng với tam phủ thiên ,địa ,thoải là ngọc hoàng thượng đế ( thiên phủ), Diêm vương (địa phủ), bát hải long vương( thoải phủ) , thông thường trong tam vị vua cha thì vua cha ngọc hoàng và vua bát hải là có ghi chú thích danh hiệu còn vị vua thứ ba thường để trống và không có chú thích gì, Theo phúc yên thì vị này có thể coi là địa phủ thần vương ( diêm vương) hay nhạc phủ thần vương (nhạc phủ) đều được. Nhiều người cho rằng các vị vua này là xuất phát từ đạo giáo bên Trung Hoa ( có người còn cho rằng tam vị vua thờ là tam thanh: thái thanh, thượng thanh, ngọc thanh) nhưng rõ ràng Tam vị Vua Cha là các vị thần ứng với tín ngưỡng thờ tam phủ, tứ phủ và đã được Việt hóa khá nhiều. Vua Động Đình Hồ Bát Hải Long Vương được thờ ở đền Đồng Bằng Thái Bình, Vua cha Ngọc Hoàng được dân gian gọi với tên dân dà là ông trời (ông giời)….Các vị Vua cha tuy có thứ bậc cao hơn Thánh Mẫu nhưng lại không có sức ảnh hưởng và ngôi vị thực sự trong tâm linh người Việt.

    - Hàng thứ ba : là tam tòa Thánh Mẫu: Mẫu Đệ Nhất (áo đỏ), Mẫu Đệ Nhị (áo xanh), Mẫu Đệ Tam (áo trắng).

    - Hàng thứ tư : là ngũ vị tôn quan : Quan Đệ Nhất ( áo đỏ), Quan Đệ Nhị (áo xanh), Quan Đệ Tam (áo Trắng), Quan Đệ Tứ (áo vàng), Quan Đệ Ngũ (áo xanh da trời đậm)

    - Hàng thứ năm : là tứ phủ thánh Chầu với các vị đại diện là Chầu Đệ Nhất ( áo đỏ), Chầu Đệ Nhị (áo xanh), Chầu Đệ Tam (áo trắng), Chầu Đệ Tứ (áo vàng), Chầu Lục ( phía ngoài cùng bên phải), Chầu Bé ( phía ngoài cùng bên trái)

    - Hàng thứ sáu: là tứ phủ thánh hoàng với đại diện là ông Hoàng Cả (áo đỏ), Hoàng Bơ ( áo trắng), Hoàng Bảy (áo xanh lam đậm). Hoàng Mười (áo vàng)

    - Hàng thứ bảy : là tứ phủ thánh cô (bên trái) và tứ phủ thánh cậu ( bên phải). + Phía bên trái có các vị đại diện là Cô Bơ (áo trắng), Cô Tư (áo vàng), Cô Chín (áo hồng) và Cô Bé Thượng Ngàn (áo chàm xanh).

    + Phía bên phải có các vị đại diện là Cậu Cả (áo đỏ), Cậu Bơ ( áo trắng), Cậu Tư (áo vàng), và Cậu Bé (áo xanh)

    Qua bức tranh ta thấy các vị thánh đại diện ở mỗi hàng đều tương ứng với tứ phủ (một cách tương đối) :
    Thiên phủ (màu đỏ hoặc hồng)
    Nhạc Phủ (màu xanh lá cây, xanh chàm..)
    Thoải Phủ (màu trắng)
    Địa Phủ (màu vàng)

    Tín ngưỡng thờ Mẫu , tam, tứ phủ là tín ngưỡng tôn thờ toàn vũ trụ (Thiên địa thủy nhạc) có thờ cảnam thần-nữ thần; thiên thần- nhân thần ; Các vị hiển tích ở miền xuôi cũng như miền ngược….. Cao hơn hết là Thánh Mẫu , người mẹ của tâm linh luôn có lòng bao dung độ lượng thương xót chúng sinh. Cửa Mẫu luôn rộng mở để chờ đón chúng ta, những khi vui hãy tìm đến Mẹ, lúc ta buồn hãy mở lòng tâm sự với Mẹ, Lúc khốn khó lại tìm đến mẹ để cầu xin mẹ che chở giúp đỡ chúng ta. Hãy an tâm trong cuộc sống bởi ta đã có mẹ, luôn có mẹ và mãi mãi có Mẹ. Mẹ là tất cả:
    Mỗi người mỗi nước mỗi non
    Đã về cửa mẹ như con một nhà…


    *Tranh Tam Phủ Công Đồng
    [​IMG]
    Tam Phủ Công Đồng
    Tranh thờ tam phủ Trong bức tranh:

    - phía trên cùng là Quán Âm Bồ Tát (dân gian hay gọi là Phật Bà Quán Âm), hai bên có kim đồng ngọc nữ hầu cận- hàng thứ hai là tam phủ ba vua (tam vị đức vua, ba vị vua cha..) gồm
    + Thiên Phủ Thần Vương (áo đỏ)
    + Nhạc Phủ Thần Vương áo xanh)
    + Thoải phủ long vương (áo trắng)
    và hai vị quan hầu cận
    - hàng thứ ba là tam tòa Thánh Mẫu:
    + Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên (áo đỏ)
    + Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn (áo xanh)
    + Mẫu Đệ Tam Thoải Cung (áo trắng)

    Tam phủ gồm ba phủ (thượng thiên- thượng ngàn -thoải phủ).






    *Một số bức tranh thờ khác

    [​IMG]
    Thánh Hoàng cuỡi tam đầu cửu vĩ
    [​IMG]
    Vân Hương Thánh Mẫu





    [​IMG]
    Chúa Bà Và Hầu Cận

    [​IMG]
    [​IMG]
    Cô Bơ Thoải.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/4/14
  4. Lãng

    Lãng New Member

    ông Thịnh này có vẻ thích linh tinh
     
  5. connuoiphatto

    connuoiphatto New Member

    D. THẦN TÍCH THẦN PHẢ
    I.TAM TÒA THÁNH MẪU
    1.Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên

    Thánh Mẫu (Bà Chúa) Liễu Hạnh. Bà vốn là con vua Ngọc Hoàng, Đệ Nhị Quỳnh Hoa công chúa, ba lần giáng sinh phàm trần: lần thứ nhất bà giáng vào nhà họ Phạm (tên là Phạm Thị Tiên Nga) ở Quảng Nạp, Vỉ Nhuế, Ý Yên Nam Định (do vâng mệnh giáng sinh), được bốn mươi năm; lần thứ hai bà giáng vào nhà họ Lê (cải từ họ Trần, tên là Lê Thị Thắng, hiệu Giáng Tiên) ở An Thái, Vụ Bản, Nam Định (do lỡ tay đánh rơi chén ngọc nên bị trích giáng), kết duyên cùng Trần Đào Lang, đến năm 21 tuổi thì về trời; lần thứ ba bà giáng hiện tại Nga Sơn, Thanh Hóa (do tình nguyện hạ trần để tái hợp cùng Mai Sinh là hậu kiếp của Trần Đào Lang) được hơn một năm thì mãn hạn hồi tiên.
    [​IMG]

    Sau đó bà hiển linh giúp dân giúp nước nên được các triều đại sắc phong là : “Mã Hoàng Công Chúa, Thượng Đẳng Tối Linh Tôn Thần”, “Thượng Thượng Đẳng Tối Linh Vi Bách Thần Chi Thủ” (triều vua Lê Thần Tôn), “Hộ Quốc Bình Nhung Chế Thắng Bảo Hòa Diệu Đại Vương” (triều vua Lê Huyền Tôn).




    Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh có ở khắp mọi nơi nhưng các nơi chính vẫn là những nới Mẫu giáng trần hoặc hiển linh lưu dấu thánh tích như: Phủ Nấp_Phủ Quảng Cung Đệ Nhất ở Vỉ Nhuế, Ý Yên, Nam Định (là nơi Mẫu giáng trần lần đầu tiên). Nguy nga nhất là quần thể Phủ Dày (nơi Mẫu giáng trần lần thứ hai) với các đền phủ chính là: Phủ Công Đồng, Phủ Chính Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Phủ Bóng (Đền Cây Đa Bóng), Phủ Giáp Ba (Đông Phù Giáp Ba), Phủ Tổ, Đền Khởi Thánh và Lăng Mẫu (do vua Khải Định cùng Hoàng Hậu cầu tự, sinh ra được vua Bảo Đại nên xây để tạ ơn)… Rồi Đền Đồi Ngang_Phố Cát , Đền Sòng thuộc Thanh Hóa (nơi Mẫu giáng hiện lần thứ ba). Ngoài ra còn có Phủ Tây Hồ, Đền Rồng, Đền Dâu, Quán Cháo…đều là những nơi Mẫu để lại thánh tích.

    Ngày hội chính của Mẫu là ngày 3/3 âm lịch, tức là ngày Mẫu hóa trong lần giáng sinh thứ hai, ngoài ra ngày rằm tháng 8 ở Phủ Tây Hồ cũng mở tiệc rất long trọng.

    2. Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
    [​IMG]

    Thánh Mẫu (Bà chúa) Sơn Lâm. Bà vốn là con Vua Đế Thích, lần đầu hạ phàm bà là Quế Hoa Mị Nương công chúa, con Vua Hùng Vương. Theo sự tích khi sinh bà ra, Hoàng Hậu đau quá phải vịn vào cành quế mới sinh hạ được bà nên Vua Hùng Vương mới đặt tên cho bà là Quế Hoa công chúa, sau khi sinh được bà thì Hoàng Hậu cũng qua đời nên bà quyết chí tu hành, không kết duyên, về sau cùng mười hai nàng thị nữ vào rừng sâu, được lão tổ truyền đạo. Lần thứ hai bà giáng sinh vào cửa nhà họ Cao, một người tù trưởng trên đất Yên Bái.

    Sau đó nhiều lần bà hiển linh, dạy dân trồng trọt, làm ăn, biết lên rẫy làm nương, đi rừng, làm ruộng bậc thang, được nhân dân suy tôn là: “Diệu Tín Thuyền Sư Diệu Nghĩa Tàng Hình”, “Bạch Anh Trưởng Quản Đỉnh Thượng Cao Sơn Thần Nữ Cao Mường Sơn Triều”. Sau này bà lại linh ứng giúp vua Lê Thái Tổ nên được gia phong là: “Lê Mại Đại Vương”. Trong văn thỉnh mời Đức Thánh Mẫu có hát rằng:
    “Thỉnh mời Đệ Nhị Chúa Tiên
    Vốn xưa giá ngự trên đền Đông Cuông
    Hình dung nhan sắc khác thường
    Giá danh đổi một hoa vương khôn bì
    Biết đâu lá thắm thơ bài
    Lòng trinh chẳng động một vài giá xuân”
    Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở khắp mọi vùng, nơi nào có rừng núi thì đều có đền Mẫu Thượng. Nhưng nổi tiếng bậc nhất vẫn là cụm di tích Đền Đông Cuông, Đền Vọng Đông và Đền Tuần Quán tại Yên Bái (là nơi Mẫu giáng làm con gái nhà tù trưởng họ Cao). Tiếp nữa có Đền Công Đồng Bắc Lệ và Đền Thất Khê tại huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, tương truyền là nơi vua Lê Thái Tổ lập để ghi nhớ công ơn Mẫu giúp vua. Ngoài ra còn có Đền Suối Mỡ thuộc Bắc Giang (xưa thuộc Hà Bắc, là nơi dấu tích của Mẫu khi xưa học đạo), Đền Tam Cờ trên tỉnh Tuyên Quang, Đền Mẫu Thượng thuộc thị xã Lào Cai.
    Ngày hội chính của Mẫu Đông Cuông thường tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của năm theo âm lịch. Còn trên Đền Bắc Lệ lại tổ chức hội vào ngày 20/9 âm lịch.
    3. Mẫu Đệ Tam Thoải Cung:
    [​IMG]

    Thánh Mẫu (Bà Chúa) Thoải Phủ. Bà vốn là con Vua Bát Hải Thủy Quốc Động Đình, kết duyên cùng Kính Xuyên (là con Vua Đất). Nghe lời tiểu thiếp Thảo Mai, Kính Xuyên vu cho bà thất tiết, đem đóng cũi, bỏ lên rừng cho thú dữ ăn thịt. Tại nơi rừng sâu bà không những được thú rừng yêu quý, mang vật quả đến dâng mà còn gặp được nho sĩ Liễu Nghị. Bà bèn nhờ Liễu Nghị mang thư kể hết sự tình về cho vua cha. Sau đó bà được minh oan, kết duyên cùng Liễu Nghị, còn Kính Xuyên và Thảo Mai thì bị trừng phạt.
    Khi ở chốn Động Đình bà vốn là con vua cha Bát Hải nên được gọi là: “Động Đình Công Chúa Ngọc Hồ Thần Nữ”, sau này bà còn có danh hiệu: “Bạch Ngọc Thủy Tinh Xích Lân Long Nữ Công Chúa”.Vậy nên trong văn thỉnh Đức Thánh Mẫu cũng có hát rằng:
    “Thỉnh mời Đệ Tam Thánh Tiên
    Xích Lân Long Nữ ngự miền Thoải Cung
    Kính Xuyên sớm kết loan phòng
    Thảo Mai tiểu thiếp ra lòng gieo oan
    Kinh Xuyên chẳng xét ngay gian
    Vàng mười nỡ để lầm than sao đành”
    Đền thờ Mẫu Thoải có khá nhiều nhưng hầu hết đều do lòng thành kính của nhân dân hoặc do nơi cửa sông cửa biển chứ hầu như không có dấu tích của Mẫu vì Mẫu không giáng trần. Nổi tiếng nhất có Đền Mẫu Thác Hàn Sơn ở Hà Trung, Thanh Hóa, nơi bến Đò Lèn, còn có Đền Mẫu Thoải ở thị xã Lạng Sơn, gần sông Kì Cùng, và có ngôi đền ở bến sông Hồng, gần cầu Chương Dương, Gia Lâm cũng tên là Đền Mẫu Thoải hay còn gọi là Đền Cửa Sông.




    Ngày tiệc chính của Mẫu Thoải là ngày 10/6 âm lịch, thường được tổ chức long trọng nhất là ở Đền Mẫu Thác Hàn Sơn.

    Văn dâng Tam tòa Thánh Mẫu:
    Tiệc mở thung dung a a a a tiết Ngày lành ì tiệc mở thung dung ư ư
    Tam Tòa Tiên thánh á á,Công Đồng à Mẫu giáng đàn duyên


    Đệ nhất Thiên Tiên a a cung thỉnh mời ì Mẫu đệ nhất Thiên Tiên a a
    Thanh Vân Công chúa á a thượng Tiên Mẫu giáng trần

    Nô hương xạ nhiệt pháp giới mong ân chư phật ngài hội tất giáo
    Văn tùy sứ kết tường văn
    Thành ý phương ngân
    Chư phật niệm toàn thân
    Nam mô hương vân cái bồ tát ma ha tát
    Nam mô hương vân cái bồ tát ma ha tát
    Nam mô hương vân cái bồ tát ma ha tát
    Xa loán thánh giá hồi cung.

    Nhan sắc cát tường hình dong a a nhan sắc cát tường
    Gía danh đòi 1 í í huê nương ii khôn bì ì

    A di đà phật
    Chiên đàn hải ngạc
    Nô nhiệt minh hương
    Già dồ tử mộ
    Lưỡng vô ương hỏa
    Nổi đắc thanh lương
    Chí tâm kim cương
    Nhất chú biến thập phương
    Nam mô tây phương cực lạc thế giới đại từ đại bi a di đà phật
    Nam mô tây phương cực lạc thế giới đại từ đại bi a di đà phật
    Nam mô tây phương cực lạc thế giới đại từ đại bi a di đà phật
    Xa loán thánh giá á a hồi cung.

    Đệ tam thánh tiên a a cung thỉnh mời à Mẫu Đệ tam Thánh Tiên a a
    Xích lân Thần Nữ Mẫu ngự Đền ì ì Thoải Cung
    A di đà phật
    Giới hương định hương giữ tuệ hương
    Giải thoát chi kiến hương quang minh
    Vân đài biên pháp giới túng ràng tộc hương vô lượng phật
    Nam mô tây phương cực lạc thế giới đại từ đại bi a di đà phật
    Nam mô tây phương cực lạc thế giới đại từ đại bi a di đà phật
    Nam mô tây phương cực lạc thế giới đại từ đại bi a di đà phật
    Xe loán thánh giá á a hồi cung.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/4/14
  6. connuoiphatto

    connuoiphatto New Member

    II.NGŨ VỊ TÔN QUAN
    1. Quan Lớn Đệ Nhất
    Tên đầy đủ: Đệ Nhất Thượng Thiên Hoàng thái tử Vương Quan
    Tước phong: Phong danh hiệu: Dân gian gọi là Đức Thánh Cả, là Tôn quan đệ nhất. Tước phong Đào tiên đệ nhất – Điều thất hoàng thái tử Vương Quan thượng đẳng tối linh thần. Danh hiệu vua phong Tham nghị triều chính Vương Quan.
    Nhiệm vụ: Ngài trực tiếp hầu cận bên phải đền vua cha Bát Hải Động Đình (đền Đồng Bằng) thay quyền và đại diện cõi nhân gian, thừa hành Tam giới, tâu đối tội phúc nhân danh cõi thượng thiên (trên trời).
    Đền thờ chính: Ở quần thể đền Đồng Bằng.
    Thân thế: Vốn là con trai cả của đức vua cha Bát Hải Động Đình, được gọi là ông Lớn, cai quản Thượng Thiên. Tương truyền, ông là Tôn quan đại thần trên Đế Đình Thiên Cung.
    Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên Hay còn gọi là Đệ Nhất Tôn Ông. Quan lớn vốn là con trai cả của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, được coi là Ông Lớn cai quản Thượng Thiên. Tương truyền ông là Tôn Quan Đại Thần trên Đế Đình Thiên Cung, được sắc phong ngôi Thượng Thiên Nhất Phẩm Công Hầu, quản cai tam giới đình thần văn võ. Nhưng ông không giáng trần.
    Quan Đệ Nhất cũng ít khi về ngự đồng, chỉ những dịp có đại sự như: mở phủ, tạ phủ, hầu xông đền xông điện thì quan mới về ngự đồng. Khi ngự đồng, ông mặc áo đỏ thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ điệp trạng mã. Thông thường khi khai đàn mở phủ, người ta phải thỉnh Quan Đệ Nhất về để pháp sư tuyên sớ điệp sau đó quan phê sớ, phú huý, công cứ rồi tuyên bố khai đàn mở phủ, hoặc quan lớn ngài còn “điểm dấu thánh” (lấy nén hương đã đốt, chấm một dấu nhỏ vào áo công đồng và khăn phủ diện của đồng tân, coi như khăn áo đã được quan lớn đánh dấu là khăn áo của con cái Tứ Phủ, khăn áo đã được “điểm dấu thánh” là của riêng thanh đồng đó, không ai được dùng chung cũng như hạn chế việc thay đổi), cũng có khi Quan Đệ Nhất chỉ về biên sớ sau đó truyền cho các quan sau mở phủ nhưng cũng có khi chính quan lớn về khai giếng mở hồ Thiên Phủ (tức mở phủ Thượng Thiên) gồm: bóc trứng, đập chĩnh, kéo cầu,…và khai quang mã đàn, hình nhân bản mệnh (hồng) và Thiên Phủ (đỏ).
    Do không giáng trần nên Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên không có đền (trước đây) và ngày tiệc chính, nhưng ở trong bất cứ đền nào cũng có tượng ông, ngồi giữa trong Năm Tòa Ông Lớn, mặc áo bào đỏ, đội mũ cánh chuồn. Hiện giờ đền thờ Quan Lớn Đệ Nhất mới được xây dựng và hoàn thành, thuộc quần thể di tích đền Đức Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng, cách đền Đồng Bằng khoảng 500m, thuộc xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
    Văn dâng Quan Đệ Nhất:
    Hương một triện chín lần soi thấu
    Giãi lòng trần khải tấu linh thông
    Thỉnh mời Đệ Nhất tôn ông
    Lai lâm chứng giám Điện trung uy hùng


    Lục trí thần thông Anh linh lục trí thần thông
    Quản cai tam giới uy phong phép màu
    Loan giá lên chầu ngôi Thượng Thiên loán giá ngự lên chầu
    Khâm thừa sắc chỉ công hầu ra uy

    Khai quang dong nhang thập kỳ diệu
    Quang minh chứng đàn duyên
    Ngã tích tăng cúng giàng kim phụng hoàng thân cận
    Thánh Chúa tiên chưng vương


    Bóng ứ ứ kim ô ánh vàng choi chói
    Cõi trăng già vời vợi ngất cao
    Trời xanh vằng vặc ngôi cao
    Mây tuôn năm sắc đỏ đào bốn phương

    Phóng hào quang khắp hòa thiên hạ
    Vầng nguyệt soi chiếu cả hư không
    Bốn mùa xuân hạ á a thu đông
    Muôn dân mới biết âm dương phép màu.


    2. Quan Lớn Đệ Nhị
    Tên đầy đủ:
    Tước phong: Nhạc thần đại vương – Đô đài giám sát – Đệ nhị thượng ngàn giám sát đại vương thượng đẳng tối linh thần.
    Nhiệm vụ:
    Đền thờ chính: Đền Quan Giám - Hữu Lũng - Lạng Sơn và Phố Cát - Thanh Hóa.
    Thân thế: Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn. Hay còn gọi là Quan Đệ Nhị Giám Sát (có một số người gọi là Quan Thanh Tra Giám Sát). Quan lớn vốn là con trai thứ hai của Vua Cha Bát Hải Động Đình.
    Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn. Hay còn gọi là Quan Đệ Nhị Giám Sát (có một số người gọi là Quan Thanh Tra Giám Sát). Quan lớn vốn là con trai thứ hai của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ông theo lệnh Vua Cha, hạ phàm đầu thai vào Hoàng Cung (có sách nói là ông hạ phàm ngày mồng ba tháng mười một năm Ất Dậu vào một nhà quý tộc) ngày mồng mười tháng mười một năm Bính Dần, ông là người văn võ toàn tài, thông minh chính trực, được khắp muôn nơi ngưỡng mộ, các vương tôn công tử đều thuận tình đến làm học trò. Đến khi về chầu Thiên Đình, ông lại được giao quyền giám sát quản cai Sơn Lâm, Thượng Ngàn, ông giáng thế ban phúc cho dân, khi dân chúng bị hạn hán, cầu đảo ông thì lập tức có mưa thuận gió hòa.
    Quan Đệ Nhị là một trong ba vị quan lớn rất hay ngự về đồng (kể cả trong những ngày tiệc vui). Khi ngự đồng, ông mặc áo xanh ( xanh la hay xanh lá cây) thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ và múa kiếm (cách hầu Quan Giám Sát thì có nơi múa đôi kiếm, có nơi múa một kiếm, có nơi lại múa một kiếm một cờ). Cũng như Quan Đệ Nhất, khi khai đàn mở phủ, người ta thỉnh Quan Đệ Nhị về chứng đàn Nhạc Phủ (Thượng Ngàn: đàn mã đều màu xanh). Ngoài ra vào những dịp đại lễ (như mở phủ khai đàn, tạ phủ…), trước ngày làm lễ, người ta thường thỉnh Quan Đệ Nhị về thanh tra giám sát đàn mã đền phủ.
    Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn được thờ ở hai nơi chính là: Đền Quan Giám ở trên huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (là nơi quan trấn giữ miền Sơn Lâm) và Đền Quan ở Phố Cát, Thanh Hóa (là nơi quan giáng hạ dạo chơi) và ngày tiệc chính của ông là ngày 10/11 âm lịch (là ngày hạ phàm của quan)
    Văn dâng Quan Đệ Nhị:
    Hoàng Đế Tinh Quân cung Thỉnh mời Hoàng Đế Tinh Quân
    Hiệu ông Đệ Nhị Thần đồng giáng sinh

    Ông ngự Thiên đình Vốn xưa, ông ngự Thiên đình
    Đêm ngày chầu chực ở trong lâu đài
    Văn vũ nội tào bách quan Văn vũ nội tào
    Khi ra Bệ Ngọc khi vào Tòa Chương

    Khai quang dong nhang thập kỳ diệu
    Quang minh chứng đàn duyên
    Ngã tích tăng cúng giàng kim phụng hoàng thân cận
    Thánh Chúa Tiên Trưng vương

    Nhác trông lên tòa giang sơn
    Giang sơn bát ngát không đâu bằng Phố Cát Đồi Ngang
    Đá lô xô nước chảy làn làn
    Đều một tú cỏ hoa bày như vẽ

    Chiều hôm nhạn bay về lẻ tẻ
    Sườn non chim sẻ véo von
    Cá dưới khe túng tính tựa tiếng đàn
    Trên đỉnh núi lá tùng reo thời điểm trống.

    3. Quan Lớn Đệ Tam
    Tên đầy đủ: Đệ Tam Thượng thiên hoàng thái tử vương quan
    Tước phong: Thủy tào điển sứ – Đệ tam thủy thần nhạc đại vương thượng đẳng tối linh thần.
    Nhiệm vụ:
    Đền thờ chính: Đền thờ Ngài được lập ở Lạng Sơn, Hưng Yên, Lảnh giang linh từ (Nam Hà) và các cửa sông. Đền Ngài còn ở Thái Bình đằng sau đền Đồng Bằng phía đường 10 đi Hải Phòng.
    Thân thế: Đền Lảnh Giang (nhân dân thường gọi là Đền Lảnh) nằm trong địa phận thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, Hà Nam. Theo Thần Phả, Đền này thờ Tam vị danh thần họ Phạm đời Hùng Vương thứ 18, Tiên Dung công chúa và Chử Đồng Tử.
    Căn cứ vào thần tích “Hùng triều nhất vị thuỷ thần xuất thế sự tích” (sự tích ra đời một vị thuỷ thần triều vua Hùng(() Thần tích này do Bát phẩm thư lại Nguyễn Hiền, tuân theo bản cũ triều trước, chép lại vào niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736). Thần tích đang được lưu giữ tại Đền Lảnh.) cùng các sắc phong, câu đối, cũng như truyền thuyết địa phương thì lịch sử ba vị tướng họ Phạm thời Hùng Vương được thờ ở Đền Lảnh Giang như sau:
    Ngày xưa, ở trang An Cố, huyện Thuỵ Anh, phủ Thái Ninh, trấn Sơn Nam có vợ chồng ông Phạm Túc ăn ở phúc đức, chỉ hiềm một nỗi ông bà tuổi đã cao mà vẫn chưa sinh được một mụn con nối dõi.
    Một đêm trăng thanh gió mát, vợ ông (bà Trần Thị Ngoạn) đang dạo chơi bỗng gặp một người con gái nhà nghèo, cha mẹ mất sớm, không có anh em thân thích, đi tha phương cầu thực. Động lòng trắc ẩn, bà Ngoạn liền đón cô về làm con và đặt tên là Quý. Ông bà coi nàng Quý như con ruột của mình. Vài năm sau, trong lúc gia đình đang vui vầy, đột nhiên ông Túc mắc bệnh rồi qua đời. Hai mẹ con đã tìm một nơi đất tốt để an táng cho ông.
    Sau ba năm để tang cha, một hôm nàng Quý ra bờ sông tắm gội, ngâm mình dưới nước, bỗng mặt nước nổi sóng, từ phía xa một con thuồng luồng khổng lồ bơi tới quấn lấy nàng, khiến nàng kinh hoàng ngất lịm. Lúc tỉnh dậy thì thấy mình nằm bên bờ sông và thuồng luồng đã bỏ đi. Từ hôm đó nàng thấy trong lòng chuyển động và mang thai. Không chịu được những lời gièm pha khinh thị, nàng đành phải trốn khỏi làng đến xin ngụ cư ở Trang Hoa Giám (nay thuộc thôn Yên Lạc). Rồi đến ngày mùng 10 tháng Giêng năm Tân Tỵ, nàng Quý chuyển dạ, sinh ra một cái bọc. Cho là điểm chẳng lành, nàng liền đem chiếc bọc đó quẳng xuống sông. Chiếc bọc trôi theo dòng nước tới trang Đào Động (xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình), mắc phải lưới của ông Nguyễn Minh. Sau nhiều lần gỡ bỏ, nhưng bọc vẫn cứ mắc vào lưới. Ông Minh thấy lạ bèn khấn: “Nếu bọc này quả là linh thiêng thì cho tôi lấy dao rạch thử xem sao” Khấn xong ông Minh rạch ra, bỗng thấy ba con rắn từ trong bọc trườn xuống sông. Con thứ nhất theo hướng về cửa sông Đào Động, con thứ hai về Thanh Do, con thứ ba về trang Hoa Giám – nơi nàng Quý đang sinh sống. Nhân dân các trang ấp trông thấy đều sợ hãi, cùng nhau ra bờ sông tế tụng, xin được lập sinh từ để thờ.
    Lạ thay, vào một đêm trăng sáng, trời bỗng nổi cơn giông, ngoài cửa sông sấm sét nổi lên dữ dội. Đến gần sáng, gió mưa ngớt dần, mọi người đều thấy dưới sông có tiếng người ngâm vịnh:
    Sinh là tướng, hóa là thần
    Tiếng thơm còn ở trong dân muôi đời
    Khi nào giặc dã khắp nơi
    Bọn ta mới trở thành người thế gian(1)
    (1)Tương truyền ba vị tướng thời Hùng là con của Bát Hải Long Vương và Nàng Quý. Nàng Quý là con nuôi của vợ chồng ông Phạm Túc. Do vậy về sau nhân dân ghép họ Phạm cho các ông.).
    Bấy giờ Thục Phán – thuộc dòng dõi tôn thất vua Hùng, thấy Duệ Vương tuổi đã cao mà không có con trai, nên có ý định cướp ngôi. Thục Phán cầu viện binh phương Bắc, chia quân làm 5 đường thuỷ bộ cùng một lúc đánh vào kinh đô. Duệ Vương cho gọi tướng sĩ lập đàn cầu đảo giữa trời đất. Đêm ấy nhà vua chiêm bao thấy có người sứ giả mặc áo xanh từ trên trời bước xuống sân rồng, truyền rằng: “Nhà vua nên triệu ba vị thuỷ thần sinh ở đạo Sơn Nam, hiện còn là hình con rắn thì tất sẽ dẹp xong được giặc”. Tỉnh dậy Duệ Vương liền cho sứ giả theo đường chỉ dẫn trong giấc mộng tìm về đạo Sơn Nam. Sứ giả vừa đến trang Đào Động (nay thuộc xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), bỗng nhiên trời đổ mưa to, sấm sét nổi lên dữ dội ở cửa sông. Một người mặt rồng mình cá chép, cao tám thước đứng trước sứ giả xưng tên là Phạm Vĩnh, xin được đi dẹp giặc. Sau đó, ông Phạm Vĩnh gọi hai em đến bái yết thân mẫu, rồi cùng nhau đi yết kiến Duệ Vương. Vua Hùng liền phong cho ông là Trấn Tây, giữ các vùng Sơn Nam, ái Châu, Hoan Châu. Hai em và các tướng hợp lại, dưới sự chỉ huy của ông, 5 đạo quân Thục đều bị tiêu diệt.
    Nghe tin thắng trận, Duệ Vương liền truyền lệnh giết trâu, mổ bò khao thưởng quân sĩ. Vì có công lớn nên nhà vua lại phong cho ông là “Nhạc Phủ Ngư Thượng Đẳng Thần” nhưng ông không nhận, chỉ xin cho dân Đào Động hàng năm không phải chịu sưu dịch. Được vua Hùng đồng ý, ông Phạm Vĩnh cùng hai em về quê hương bái yết thân mẫu và khao thưởng gia thần, dân chúng.
    Thấy ở bên sông có khu đất tốt, ông Phạm Vĩnh cho lập đồn dinh cư trú, ban cho dân 10 hốt vàng để mua ruộng đất, khuyến khích nông trang, khuyên mọi người làm việc thiện lương. Nhờ công đức của ông mà nhân dân khắp vùng được sống yên vui.
    Ngày 25 tháng 8 năm Bính Dần, trong lúc ông đang ngự tại cung thất của mình, bỗng dưng giữa ban ngày trời đất tối sầm, mưa gió ầm ào đổ xuống. Khi trời quang mây tạnh, dân làng không nhìn thấy ông đâu nữa. Cho là điều kỳ lạ, nhân dân trang Đào Động làm biểu tâu với triều đình.
    Được tin ông Phạm Vĩnh về trời, nhà vua liền gia phong cho ông là “Trấn Tây An Tam Kỳ Linh Ưng Thái Thượng Đẳng Thần”, đồng thời đặt lệ quốc lễ, ban sắc chỉ cùng 400 quan tiền cho dân Đào Động rước thần hiệu, tu sửa đền miếu để phụng thờ. Các triều đại sau đó cũng có sắc phong cho ông (hiện trong đền còn giữ 12 sắc phong. Sắc sớm nhất là đời Lê Cảnh Hưng, sắc muộn nhất vào triều Nguyễn, niên hiệu Duy Tân thứ 7, ngày 18 tháng 10 có chép: “Sắc cho xã An Lạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam phụng thờ Trấn An Tây Nam Tam Kỳ Linh ứng triều Hùng thiêng liêng rõ rệt, trước đây chưa có dự phong. Gặp nay trẫm vâng chịu mệnh lớn, nghĩ đến công thần biểu dương phong cho vị thần, phò giúp nền nếp quốc gia, cho phép y theo lệ cũ kính thờ”.
    Hàng năm tại Đền Lảnh Giang, nhân dân địa phương tổ chức 2 kỳ lễ hội chính vào các ngày từ 18 đến 25 tháng 6 và tháng 8 âm lịch. Theo tục lệ địa phương thì kỳ lễ hội tháng 6 là để dành cho các khách thập phương, còn kỳ lễ hội tháng 8 chủ yếu dành cho các khách quanh vùng. Những ngày này thường gặp nước sông Hồng dâng cao nhưng lòng dân vẫn hướng về ngày lễ hội. Có nhiều năm nước ngập nhưng các thiện nam tín nữ cùng nhân dân bản địa vẫn bơi thuyền ra đền dâng lễ và thực hiện đầy đủ các nghi thức để tỏ lòng tôn kính tam vị danh thần họ Phạm, Tiên Dung và Chử Đồng Tử.
    Trong báo cáo ngày 16/5/1996, cơ quan Bảo tàng lịch sử tỉnh Nam Hà (cũ) có nhận xét: Đền Lảnh Giang là di tích thờ ba vị tướng họ Phạm thời Hùng Duệ Vương có công lao đánh giặc Thục, bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc. Khi đất nước thanh bình, các ông là những người quan tâm, chăm lo đến sản xuất, làm cho đời sống nhân dân ngày một ấm no hạnh phúc... Đền Lảnh Giang là công trình kiến trúc quy mô, uy linh, bề thế, mang đậm nét nghệ thuật kiến trúc và xây dựng cổ truyền của dân tộc. Tại đây còn giữ được nhiều cổ vật thờ cúng có giá trị cao về nghệ thuật.
    Từ những giá trị về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cổ truyền dân tộc của Đền Lảnh Giang, ngày 5/11/1996, Bộ Văn hóa Thông tin đã cấp bằng công nhận đền Lảnh Giang là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
    Văn dâng Quan Đệ Tam:
    Thoải Quốc Động Đình con Vua Thoải Quốc Động Đình
    Đệ Tam thái tử giáng sinh Đền Rồng


    Đức gồm vẹn thung dung hòa mặc
    Bẩm sinh thành tư chất dung nhan
    Cung Thỉnh mời Thái tử Vương Quan
    Phi phương diện mạo long nhan cát tường

    Hàng chấu trực Thiên đường Thoải Phủ
    Chốn Nam minh quy đủ bốn phương
    Ra uy chấp chính kỉ cương
    Cầm cân nảy mực sửa sang việc đời

    Chốn long giai cầm quyền thay Chúa
    Phép màu Quan tối tú tối linh
    Lệnh truyền thủy bộ chư binh
    Binh thủy binh bộ chơi miền chơi miền trần gian

    Khai quang dong nhang thập kỳ diệu
    Quang minh chứng đàn duyên
    Ngã tích tăng cúng giàng kim phụng hoàng thân cận
    Thánh Chúa Tiên Trưng vương


    Thuyền xuôi sóng rẽ đến ngã ba sông
    Đến đến ngã ba sông chim kêu cờ phất Trống rong
    Uy lừng lẫy vang lừng trong Tứ Hải

    Xuôi xuôi về Phủ Thái đến ngã ba Tranh
    Đến đến ngã ba Tranh đêm lạnh giáng
    Nhã nhạc tiếp nghênh về Bát Hải quần thần khánh hạ

    Dát bạc bao phen rực lửa hồng
    Sông pha trăm trận cũng như không

    Ra tay cứu nước trừ nguy biến
    Tim để ngàn thu với núi sông

    Chiếc thuyền nan nổi dòng sông xích bích
    Đua quân chèo du lịch khắp 5 phương
    Có khi tuần thú sông Thương
    Trở về kinh Bắc Quế Dương Lục Đầu

    Có phen chơi cửa Đài cửa Bích
    Khi ra khơi vào lạch thảnh thơi
    Chiếc thuyền rồng trăm mái chèo bơi
    Dọc ngang tuần lảnh là nơi quan đi về

    Trải giang khê lên ngàn xuống bể
    Lảnh Giang từ quý địa danh lam
    Đền thờ Quan tán tía kiệu vàng
    Tả Long hữu Hổ thạch bàn rất uy nghi

    Hóa tức thì lâu đài điện các
    Dâng nước về Thoải Quốc một khi
    Lên ngàn lấy ngọc lưu ly
    Đùng đùng dâng nước phép thì không ai đương

    Khắp sông Thương , sông Thao , sông Cả
    Trở ra về đóng ngã Ba Tranh
    Vui xướng ca đàn hát tập tành
    Thi ngâm phú đọc đàn tranh quan chơi bời

    Có phen lại về nơi Thoải Phủ
    Đóng cân đai áo mũ quỳ tâu
    Bắt năm ba đồng tử theo hầu
    Vào tâu Vương phụ ra hầu Đức Mẫu vương

    Có phen lại phi phương biến hóa
    Vô Nghệ An thượng hạ đại giang
    Chiếc Thuyền rồng chèo quế buồm loan
    Khi chơi Tô Lịch khi sang chơi sông Cầu

    Có phen ngự Nam lâu Bắc điện
    Trở ra về đến huyện Thiên Tôn
    Dạo miền thác cái thác con
    Khi chơi sông Hát khi sang chơi sông Bờ

    Dạo thẩn thơ Dạo dạo thẩn thơ Tản Viên Tam Đảo
    Truyền chư quân nhị đạo tiên phong
    Chiêng kêu cờ phất trống rung
    Bè sau thuyền trước giữa dòng lênh đênh

    Trống cầm canh Trống cầm canh chiêng vang anh ỏi
    Lốt xanh vàng chìm nổi dư muôn
    Triều thần văn vũ bách quan
    Sai lên đón rước vương quan về chầu

    Trên các lầu thơ ngâm phú đọc
    Ngoài sân rồng ca chúc chén tiên
    Vua cha giá ngự ngai vàng
    Phán đòi Hoàng tử vương quan vào chầu

    Ngự giờ lâu Ngự giờ lâu phán lời nhân thứ
    Vua Sai lên cứu độ trần gian
    Một tay thái tử Đệ Tam
    Cứu sinh cũng lắm độ oan cho cũng nhiều

    Rày ông đã về chầu nhân đức
    Cứu nhân gian vạn ức siêu sinh
    Rước ông về cho tới Thoải cung
    Độ cho đệ tử khang ninh thọ trường.


    4. Quan Lớn Đệ Tứ
    Tên đầy đủ: Quan lớn Khâm Sai quyền cai tứ phủ
    Tước phong:Thiên Hựu đại vương thượng đẳng tối linh thần.
    Nhiệm vụ:
    Đền thờ chính: Đền thờ Ngài ở đền Mẫu Sinh và đền Thánh Hóa. Đền thờ Ngài còn ở sau đền Đồng Bằng phía đường 10 đi Hải Phòng.

    Thân thế: Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai là quan lớn đứng hàng thứ tư trong Ngũ vị Tôn Ông, trấn giữ đồng bằng địa linh và không giáng trần. Ngự trên Thiên Đình, biên chép sổ sách sinh tử.
    Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai vốn là con trai thứ tư của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Được vua cha giao quyền trấn giữ đồng bằng địa linh, khâm sai tứ phủ (có người cho rằng, trong các quan thì ông trấn ở trung tâm trời đất), tuy thế nhưng ông thường ngự trên Thiên Đình, biên chép sổ sách sinh tử, chầu chực bên bệ ngọc bàn loan. Cũng như Quan Đệ Nhất, Quan Đệ Tứ không giáng trần.
    Trong tòa quan lớn, Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai ít khi giáng đồng nhất, cũng chỉ khi nào có đại lễ mới thỉnh ông về. Khi ngự đồng ông mặc áo vàng thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương khai quang rồi chứng sớ điệp. Thông thường, khi mở phủ khai đàn, người ta mới hay thỉnh Quan Đệ Tứ về để chứng đàn Địa Phủ (gồm long chu, phượng mã, tượng phục, nghê quỳ (voi và nghê hoặc lân)… tất cả đều màu vàng) Vì không giáng trần nên Quan Đệ Tứ cũng không có đền thờ riêng mà chỉ được thờ ở hầu hết các phủ đền trong Năm Tòa Ông Lớn (ông ngồi bên trái Quan Giám Sát hoặc bên phải Quan Tam Phủ). Còn ngày tiệc ông thì có tài liệu nói là 24/4 (nhưng nguồn tài liệu chưa chắc chắn nên chỉ đưa ra để tham khảo.
    Văn dâng Quan Đệ Tứ:
    Tiệc bàn loan thỉnh mời Quan Đệ Tứ
    Vốn con Trời cao ngự Thiên cung


    Choi chói Vua phong Bảng vàng choi chói Vua phong
    Quyền Quan Đệ Tứ oai hùng ai đang


    Khắp 10 phương trên trời dưới đất
    Quản Tiên tri đạo Phật truyền ra
    Cầu ô đem bắc sông Ngân Hà
    Liệt hàng Tinh đẩu bày ra ngang trời ì


    Khai quang dong nhang thập kỳ diệu
    Quang minh chứng đàn duyên
    Ngã tích tăng cúng giàng kim phụng hoàng thân cận
    Thánh chúa tiên Trưng vương

    Cảnh ngự vui sao xa lác đác
    Cửu diệu cùng đài các đế tinh
    Tam quang thất đẩu ngũ hành
    Nhị thập Bát tú Thiên Đình Hà sa

    Mới tu quang Quan Nam Tào Bắc Đẩu
    Mệnh trần gian lão ấu chép biên
    Xem ai hiếu thuận thảo hiền
    Tu nhân tích đức sổ biên thọ trường.



    5. Quan lớn Đệ Ngũ
    Tên đầu đủ: Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh
    Tước phong: Đệ ngũ tôn quan thượng đẳng tối linh thần – Cao Lỗ đại vương – Đệ ngũ Tuần Tranh.
    Nhiệm vụ: Ngọc Hoàng ban cho Ngài thống lĩnh thiên địa binh, thay quyền tam tứ phủ đại diện cho con người (nhân vi chúa tể), thu chấp kim ngân tài mã, giải oan nghiệp sớ cho trần gian.
    Đề thờ chính: Đền Ngài được lập ở đền Kỳ cùng Lạng Sơn, Đền Ninh Giang Hải dương và các cửa sông vùng duyên hải.
    Thân thế: Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh, hay còn gọi là Ông Lớn Tuần Tranh. Ông là con trai thứ năm của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ông cũng giáng dưới thời Hùng Định Vương (Hùng Triều Thập Bát), trong một gia đình ở phủ Ninh Giang (nay là Hải Dương), ông cũng là vị tướng quân tài ba kiêm lĩnh thuỷ bộ, được giao quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh. Ông đã lập được nhiều công lao to lớn nên được sắc phong công hầu. Tại quê nhà, ông có cảm tình với một người thiếu nữ xinh đẹp, người thiếu nữ ấy vốn là vợ lẽ của quan huyện ở đó, nhưng vốn không hạnh phúc với cảnh “chồng chung”, nàng cũng đáp lại tình cảm của ông mà không hề nói cho ông biết là nàng đã có chồng. Vậy nên Quan Lớn Tuần Tranh vẫn đinh ninh đó là một tình cảm đẹp, hẹn ngày đưa nàng về làm vợ. Đến khi viên quan huyện kia biết chuyện, vu oan cho ông đã quyến rũ vợ mình. Quan Tuần Tranh bỗng nhiên mắc hàm oan, bị đem đày lên chốn Kì Cùng, Lạng Sơn. Tại đây, ông đã tự sát mong rửa oan, chứng tỏ mình vô tội, ông hoá xuống dòng sông Kì Cùng. Về lại nơi quê nhà, ông hiện thành đôi bạch xà, thử lòng ông bà nông lão, sau đó được ông bà nông dân nuôi nấng như thể con mình. Nhưng khi quan phủ biết chuyện ông bà nông lão tậu gà để nuôi đôi bạch xà, liền bắt ông bà phải lên cửa công chịu tội và giết chết đôi rắn kia đi. Hai ông bà thương xót, xin thả rắn xuống dòng sông Tranh, lạ thay khi vừa thả đôi bạch xà xuống thì chỗ đó tạo thành dòng xoáy dữ dội. Đến thời Thục Phán An Dương Vương, vua tập hợp thuyền bè để chống Triệu Đà ở ngay bến sông Tranh, nhưng tại chỗ dòng xoáy đó, thuyền bè không tài nào qua được mà lại có cơn giông tố nổi lên giữa dòng. Vua bèn mời các vị lão làng đến lập đàn cầu đảo thì lập tức sóng yên bể lặng, hơn nữa, quân sĩ ra trận cũng được thắng to. Ghi nhớ công đức, vua Thục giải oan cho ông và phong là Giảo Long Hầu. Sau này ông còn hiển thánh linh ứng, có phép nhà trời, cai quản âm binh, ra oai giúp dân sát quỷ trừ tà, dẹp hết những kẻ hại nước hại dân.
    Trong hàng Ngũ Vị Tôn Ông, cùng với Quan Lớn Đệ Tam, Quan Lớn Đệ Ngũ cũng là một vị quan lớn danh tiếng hết sức lẫy lừng, được nhân dân xa gần tôn kính phụng thờ. Tuy trong hàng Năm Toà Ông Lớn, ông được thỉnh cuối cùng nhưng lại hay ngự về đồng nhất (bất cứ ai hầu Tứ Phủ, bất cứ dịp tiệc, đàn lễ nào đều phải thỉnh Quan Tuần Tranh về ngự). Khi ngự đồng ông mặc áo lam thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ tán đàn rồi múa thanh long đao. Khi có đại đàn mở phủ hay bất cứ lễ tiệc nào, sau khi thỉnh các quan lớn về, đều phải đợi đến khi giá Quan Lớn Đệ Ngũ về chứng một lần hết tất cả các đàn mã sớ trạng rồi mới được đem đi hoá.
    Quan Lớn Tuần Tranh cũng được thờ ở rất nhiều nơi nhưng phải kể đến hai nơi nổi tiếng bậc nhất: đầu tiên là Đền Ninh Giang hay Đền Quan Lớn Tuần Tranh lập bên bến sông (bến đò) Tranh ở Ninh Giang, Hải Dương (là nơi chính quán quê nhà của ông, nơi ông trấn giữ duyên hải sông Tranh, cũng là nơi ông hiển tích) và Đền Kì Cùng lập bên bến sông Kì Cùng, qua cầu Kì Lừa (là nơi ông bị lưu đày). Ngày tiệc chính của quan là ngày 25/5 âm lịch (là ngày ông bị lưu đày và bảo nhân dân quê ông làm giỗ vào ngày này), ngoài ra vào ngày 14/2, các đền thờ ông cũng mở tiệc đón ngày đản sinh của quan.
    Văn dâng Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh:
    Đệ tử con khấu đầu đốn thủ
    Tiến văn chầu Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh


    Cảnh Thiên Thai Quan Tuần giá ngự
    Các Tiên Nàng dưỡng dực dâng hoa
    Chầu thôi ông trở ra về
    Truyền quân dâng nước i thủy tề chan chan

    Khắp bốn phương đâu đâu lừng lẫy
    Khắp mọi miền đã dậy thần cơ
    Các cửa sông đâu đó phụng thờ
    Đức ông lại nổi Đền thờ Quan lớn Tuần Tranh

    Thiên đội vạn cơ lệnh truyền thiên đội vạn cơ
    Quan Tuần bây giờ trác dáng anh linh
    Trước là soi xét biện tình
    Sau ra thu chấp tà tinh phen này
    Ra uy tà thế biết tay

    Việt sử chép Hùng triều thập bát
    Đất địa linh Bạch Hạc Phong Châu
    Dựng nền xã tắc dài lâu
    Nhớ ơn Tiên Tổ đời sau còn truyền


    Tài cung kiếm sánh cùng võ tử
    Đức kinh luân, Đức kinh luân ví thửa Trương Tô
    Phong lưu mã thượng giang hồ
    Cung cầm dưới nguyệt on đò trên sông

    Sông Tranh ơi hỡi Sông Tranh
    Trăng nước còn in một mảnh tình
    Lẫm liệt tung hoành oai tráng sĩ
    Ngàn năm lưu để dấu anh linh

    Ai đã về qua bến sông Tranh
    Nhớ người Tráng sĩ tài danh tuyệt vời

    Dẫu rằng nước chảy hoa trôi
    Sông Tranh ơi nước sông Tranh còn đó
    Ơn người còn ghi

    Tiếng loa đồng hỏi bến sông Tranh
    Hỏi rằng Ninh Giang ơi đao thiêng cứu nước anh hùng là ai
    Sông Tranh đáp tiếng trả lời
    Có quan Đệ Ngũ chính người Phủ Ninh Giang

    Sắc ban phong kim chi tam giới
    Ông chấp tà sát quỷ trừ tinh
    Tôn quan 10 vạn phép tôn linh
    Quyền ông cai quản tứ Thiên binh Nhà Trời

    Ngự Đồng ai mình quyền bóng quý
    Nương uy trời thủy khí đoan trang
    Quan Tuần hiển hách uy quang
    Ra tay tế độ trần gian con được nhờ

    Lúc bấy giờ uy ra hùng hổ
    Nương uy trời cứu độ muôn dân
    Đùng đùng nổi trận phong vân
    Thượng đồng ban dấu cứu dân Quan trừ tà

    Khắp gần xa bách quan đều phục
    Ai có lòng thời hưởng phúc hà sa
    Dù ai vận hạn chưa qua
    Kêu Quuan Đệ Ngũ ắt đà được tan ngay

    Dốc một lòng ơn Ông vạn bội
    Hoặc ai mà nhầm lối truyền ra
    Hay là cách trở giang hà
    Cầm cờ chỉ núi ắt đà núi tan thông

    Cánh dấu thiêng lĩnh ở Công Đồng
    Quan cho về mà trấn giữ yên cửa nhà
    Có tà thì trục tà ra
    Mặc dầu ai bệnh nạn chưa qua
    Kêu quan Đệ Ngũ Bệnh đà tan thông


    Tiếng đức danh tung hoành dũng lược
    Cảnh non bồng nước nhược bồng lai
    Khi chơi bạn trúc bạn mai
    Bạn loan tiệc ngọc xum vầy xướng ca.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/4/14
  7. connuoiphatto

    connuoiphatto New Member

    III.TỨ PHỦ CHẦU BÀ

    1. Chầu bà đệ nhất
    Tên đầy đủ: Đệ nhất thượng thiên công chúa
    Tước phong: Đệ nhất hoa nương công chúa làm việc thượng thiên – Đệ nhất thượng thiên công chúa
    Thân thế: Chầu bà đệ nhất được dân ta huyền hóa qua đời thứ nhất mẫu Liễu giáng ở Vị Nhuế, Nam Định.Ngài là hiện thân của Thánh Mẫu đệ nhất, thuộc dòng đi tu, ít khi ngự đồng. Trang phục của Ngài là áo đỏ khăn hồng (khăn buồm). Ngài làm việc trong nội cung phủ Giầy.
    Văn dâng Chầu Bà Đệ Nhất:

    Sớm mai vui vẻ đền Sòng
    Ngày chơi phủ chính lầu hồng vào ra
    Khăng khăng giữ sổ tam toà
    Lên đền chầu Chúa Liễu Hoa cầm quyền
    Thông tri tam giới hoàng thiên
    Coi khắp cửa phủ ,miếu đền thiếu đâu
    Trong ngoài thay thảy trước sau
    Sửa sang mẫu phó quỳên chầu bà coi
    Quân thần phải đạo chúa tôi
    Cô hầu cô hạ nàng đôi dập dìu
    Khoe xanh xanh tốt đáng yêu
    Khoe tài tài khéo khéo chiều lòng xuân
    Đền thờ tả phượng hữu lân
    Hoa Lan hoa cúc thanh tân chơi bời
    Thiên Đình chén rót đầy vơi
    Khúc ca điểm đót cợt ngưòi ngưòi hay
    Đàn cầm khéo gẩy năm dây
    Cung huỳnh gió lọt chuốt mây lọt vàng
    Thung dung ghẹo khách qua đàng
    Nhỡn tinh lóng lánh mày ngang đằm đằm
    Miệng cười hoa nở đáng trăm
    Răng đen rưng rức hoãn chằm vàng đeo
    Đã lên ngôi báu trong triều
    Đã nên ngọc tốt vàng yêu dương toà
    Miệng cười tươi tốt như hoa
    Thanh tân lịch sự nết na dịu dàng
    Càng nhìn càng thắm nhân doan
    Nết na yểu điệu muôn vàn thảo hay
    Việc nào mà chẳng tới tay
    Lên đền xuống phủ chả ngày nào sai
    Có phen biến gái hiện trai
    Ai thắm thắm vậy ai phai phai liền
    Biết ra thời nhẹ như tên
    Nếu mà ko biết như thuyền bỏ neo
    Quở cho trăm chứng hiểm nghèo
    Chầu quế trong triều giá ngự Đồi Ngang
    Có phen giả ní giả nàng
    Sài di di án sai nàng nàng lên
    Có phen làm chúa thượng thiên
    Khi giả làm chúa thoải tiên thoải tề
    Phàm trần ai thấy tin nghe
    khấn thôi tạ lễ miếu nghè kêu văn
    Trần phàm kẻ vái người van
    Còn đưong nhỡn nhục nhân gian mờ mờ
    Xem ra số phải phụng thờ
    Kẻ khấn người vái nam mô khấu đầu
    Biết bà bệnh tật khỏi đau
    Kim ngân vàng mã để hầu dâng lên
    Thỉnh Chầu chắc giáng bản đền
    Khuông phù đệ tử thiên niên thọ trường.
    2. Chầu bà đệ nhị
    Thân thế: Chầu bà đệ nhị thượng ngàn công chúa theo dân gian tương truyền là con gái gia đình người Mán ở Đông Cuông, tên húy là Lê Thị Kiệm, vợ của ông Hà Văn Thiên, người Tày được triều đình giao cai quản vùng Đông Cuông. Bà là hóa thân của Mẫu đệ nhị của chúa. Bà là hình mẫu của dân ta trên cõi thượng ngàn. Chầu bà hạ sinh vào giờ dần ngày Mão tháng giêng năm Thân. Có tích nói ngày Mão tháng Mão năm Thân thuộc thời Lê là con vua Đế Thích thiên đình. Ngày tiệc của Bà là ngày mão đầu tiên của năm.
    Quyền lực: Quyền của chầu bà là cai quản 36 động sơn trang
    Đền chính: Đông Cuông, Tuần Quán, Bảo Lạc
    Văn dâng Chầu bà đệ nhị:
    Tiên Chúa trên ngàn Dâng văn Tiên chúa aa trên ngàn
    Đông Cuông Tuần Quán giáng đàn chưng đây

    Trên ngàn gió cuốn rung cây
    Dưới khe cá lặn chim bay về ngàn
    Canh khuya nguyệt lặn sao tàn

    Canh khuya nguyệt lặn sao tàn
    Chiếc thoi bán nguyệt khoan khoan chèo vào
    Chỗ đứng gập ghềnh à quán thấp lầu cao

    Gập ghềnh quán thấp lầu cao
    Khi ra núi đỏ lúc về ngàn xanh
    Thượng ngàn tối tú anh linh

    Thượng ngàn tối tú anh linh
    Ngôi kiêu công chúa quyền hành núi non
    Chầu bà danh thơm đã có tiếng đồn
    Sấm ran mặt bể mưa tuôn đầu ghềnh
    Da tựa ngà mắt phụng long lanh

    Da ngà mắt phụng long lanh
    Mặt huê tươi tốt chít khăn xanh rườm rà
    Phấn Nhụy hồng tô điểm cho mầu da

    Nhụy hồng tô điểm mầu da
    Cổ tay tựa ngà đầu vấn tóc mai
    Vốn dòng công chúa Thiên Thai

    Vốn dòng công chúa Thiên Thai
    Giáng sinh hạ giới quyền cai Thượng Ngàn
    Quyền chầu cai Bảo Lạc Hà Giang
    Thượng cầm hạ thú Hổ lang về chầu
    Quyền cai tam thập lục ngàn châu


    Chầu sai Thập nhị Tiên nàng
    Khăn điều áo thắm dịu dàng bước theo
    Đông phương Cô Cả dâng hoa

    Đông phương Cô Cả dâng hoa
    Cô Đôi nhan sắc nết na ưa nhìn
    Cô Nàng Ba dạo cảnh hồ tiên

    Thiều quang sáng tỏa lưng trời
    Trời một bầu xuân sắc tốt tươi rườm rà
    Lên trên ngàn lắm quả nhiều hoa


    Ngàn xanh lắm quả nhiều hoa
    Chầu bà dạo gót vào ra sớm chiều
    Thồ mây nặng trĩu lưng đeo

    Đêm đêm đốt đưốc đi rừng
    Xa nghe chim cú thú rừng gọi nhau
    Đuốc tiên sáng tỏ bên lầu


    Quyền cai tam thập lục ngàn châu
    Chín tầng khe suối một ì bầu tiêu giao
    Rong chơi rừng quế rừng đào

    Rong chơi rừng quế rừng đào
    Chiều nương mây gió Trăng sao lững lờ
    Nón buồm vai quẩy lẵng hoa

    Nón buồm vai quẩy lẵng hoa
    Đông Cuông Tuần Quán vào ra sớm chiều
    Thanh vắng lúc lại êm trời


    Thanh vắng lúc lại êm trời
    Ngồi trên đỉnh núi cợt người hằng nga
    Ô mười tám tính tình thôi múa rồi lại ca
    Bày bai giọng Xá ê a mới giọng Mường
    Tiếng Kinh tiếng Mán tỏ tường


    Tiếng Kinh tiếng Mán tỏ tường
    Lục châu Quan hỏa líu lường nhỏ to
    Rong chơi bát cảnh ngũ hồ
    Cầm chèo bẻ lái hò xong ấy lại về
    Dạo ngàn mây ngàn mái ngàn me

    Ngàn mây ngàn mái ngàn me
    Rừng giang rừng nứa trúc tre rừng vầu
    Bắt 12 cô Thổ Mán theo hầu

    12 cô Thổ Mán theo hầu
    6 cô xe chỉ thắm còn 6 cô sâu chuỗi hạt vàng
    Trên Đông Cuông dọn quán bán hàng

    Đông Cuông dọn quán bán hàng
    Non xanh đủng đỉnh tuyết sương reo hò
    Trà liên tâm 3 chén Chầu ưa.

    3. Chầu bà đệ tam
    Tên đầy đủ: Đệ tam thủy tinh công chúa là sự hiện hóa của Mẫu đệ tam.
    Đền thờ chính: Đền thờ chầu ở đền Rồng, đền Nước, đền Hàn Thanh Hóa, đền Mẫu Thoải Lạng Sơn và các cửa sông cửa bể.
    Thân thế: Được coi là hóa thân của Mẫu Đệ Tam, là Lân Nữ Công Chúa, Ngọc Hồ Thần Nữ, vốn là con vua Thủy Tề, ngự tại Thủy Phủ Thiên Thai chốn Thoải Cung,Tam Phủ. Bà được coi là người cai quản các sông suối biển hồ mạch nước trên đất Nam Việt, bà độ cho thuyền bè trên sông trên biển được thuận buồm xuôi gió. Chầu coi công việc ở nội cung đền vàng Thoải Phủ, nhưng cũng là người giữ gìn sức khỏe công việc cho nhân gian.

    Văn dâng Chầu bà đệ tam:
    Suối Rút Hòa Bình ai lên suối Rút trên Hòa Bình
    Chợ Bờ, Hang Miếng thác ghềnh cheo leo

    Ai lên tới Thung Nai Đà Bắc
    Ngược con sông Đà suối Hạc chảy qua
    Núi non trùng điệp bao la

    Núi non trùng điệp bao la
    Nức danh Tiên Chúa Thác Bờ tối anh linh
    Sông uốn khúc lượn quanh sườn núi
    Tiền Minh đường thẳng tới giang khê
    Thuyền bè xuôi ngược đi về

    Thuyền bè xuôi ngược đi về
    Trăng thanh gió mát canh khuya Chúa hiện hình
    Áo pha tuyết đai xanh hài xảo
    Túi dao đeo yểu điệu bước ra
    Nhỡn Tinh sáo đậu ngân hà

    Nhỡn Tinh sáo đậu ngân hà
    Môi son má phấn trâm hoa dịu dàng
    Khắp bản Mường nức danh Chúa Thác
    Giáng hạ trần cứu nước phò Vua
    Ngự miền suối Hạc Thác Bờ




    Ngự miền suối Hạc Thác Bờ
    Lướt thoi độc mộc sông Đà chèo bơi
    Bầu tiên dược cứu người trần thế
    Vượt qua miền lục thủy Thao giang
    Ra tay xẻ núi bạt ngàn

    Ra tay xẻ núi bạt ngàn
    Cho dân no ấm cho bản mường đông vui
    Đưa nước ngược lên đồi tưới ruộng
    Thổ Mán Mường làng trại yên vui
    Nghe tiếng chày giã gạo vang vang

    Tiếng chày giã gạo vang vang
    Dân nhờ phúc ấm bản làng câu ca
    Khắp nơi nơi phụng thờ khấn vái
    Vượn trên ngàn sớm tối dâng hương
    Hang Thần Quỷ cốc Thần sơn

    Hang Thần Quỷ cốc Thần sơn
    Nhân dân đến được đội ơn độ trì
    Khi hiển hiện đi về Suối Bạc
    Bản tiên cùng đàn hát vui chơi
    Thanh nhàn dạo khắp mọi nơi

    Thanh nhàn dạo khắp mọi nơi
    Mai Đà Suối Rút Kim Bôi Hòa Bình
    Núi ngũ nhạc rừng xanh mở lối
    Qua Lương Sơn thẳng tới Dốc Buôn
    Non cao uốn khúc dặm trường

    Non cao uốn khúc dặm trường
    Dân cư vắng vẻ bản làng lơ thơ
    Trâu gõ mõ tiếng gà cục tác
    Vượn ru con tha thiết canh thâu
    Chim công múa quạt bên lầu

    Chim công đang múa quạt bên lầu
    Tiếng chim khảm khắc về chầu ca vang

    Bên sườn núi nhà sàn mươi lớp
    Cầu thang mây nhẹ bước rung rinh
    Tắc kè gióng giả từng canh

    Chúa sai thập nhị Tiên nàng
    Khăn điều áo thắm dịu dàng bước theo
    Đông phương Cô Cả dâng hoa

    Mường đi Mường lập Phố sào
    Chồng mâm yến lịch Chúa vào Kim Bôi
    Chiếc thuyền rồng Chiếc thuyền rồng chèo bơi bến Ngọc
    Con sông Đà dạo khắp suối khe
    Trên Hang Miếng Suối Rút chèo về

    Hang Miếng Suối Rút chèo về
    Ngược xuôi xuôi ngược thuyền Chúa về Động Tiên
    Khắp mọi miền kêu cầu vọng bái
    Ai lỗi lầm Chúa đoái lòng thương

    Vầng nhật nguyệt đêm ngày soi tỏa
    Chúa Thác Bờ rực rữ càn khôn
    Lô xô đá mọc đầu nguồn

    Lô xô đá mọc đầu nguồn
    Khen ai khéo tạc bên luồng chơi vơi
    Cảnh Thác Bờ là nơi thắng tích
    Lập ngôi Đền thờ thanh lịch biết bao
    Con sông Đà nước chảy rì rào

    Sông Đà nước chảy rì rào
    Sau đền đá mọc thấp cao mấy tầng
    Cảnh thanh xuân thiều quang sáng tỏ
    Chúa Thác Bờ là Tiên nữ giáng sinh
    Người Mường áo trắng đai xanh

    Người Mường áo trắng đai xanh
    Lưng đeo xà tích bên mình túi dao
    Đôi mắt phượng hoa cài mà trâm giắt
    Vầng trán xinh nên vẻ mặt càng tươi
    Môi son nở đóa hoa cười

    Môi son nở đóa hoa cười
    Thanh tân lịch sự nét người thu ba
    Tóc rườm rà rẽ đôi mới cánh phượng
    Nét cong cong uốn lượn đường tơ
    Chút Xinh xinh để liễu thẫn thờ

    Xinh xinh để liễu thẫn thờ
    Chúa xinh thì cảnh thác bờ càng thêm xinh
    Thú hữu tình rong chơi mới các ngả
    Bước ngao du trên đỉnh non cao
    Qua Mường đi Mường lập Phố sào

    Mường đi Mường lập Phố sào
    Chồng mâm yến lịch Chúa lại vào Kim Bôi
    Khắp mọi nơi kêu cầu vọng bài
    Ai nỗi lầm Chúa đoái lòng thương
    Còn ai căn số dở giang
    Lòng thành thắp 1 tuần nhang kêu cầu
    Ai nhất tâm hữu cầu thất ứng
    Chúa độ cho người phúc đẳng hà sa.



    4. Chầu bà đệ tứ
    Tên đầy đủ: Đệ tứ tùy tòng công chúa theo tương truyền là bà Chiêu Dung công chúa, là tùy tướng của Hai Bà Trưng, một trong tám tướng hồng nương.
    Nhiệm vụ: Chầu là tùy tòng hầu cận bên Mẫu tam tòa, làm việc nội cung quản lý sổ sách trần gian.
    Đền chính: Chầu mặc áo vàng chít khăn buồm, hiện có đền chầu ở phủ Giầy, đền Cây Thị Thanh Hóa, Đền Thượng Lào Cai, đền chầu đệ tứ Gia Lâm.
    [​IMG]
    Văn dâng Chầu bà đệ tứ:
    Đấng Nam thiên nữ trang Nghiêu Thuấn

    Đất Sơn Nam có đấng trâm anh

    Quý hương An Thái xã danh

    Có chầu đệ tứ hách danh còn truyền

    Điều thời phụng sắc Hoàng thiên

    Ngự đồng ánh bóng khắp miền gần xa

    Ra uy sát quỷ trừ tà

    Chiêu tài tiếp lộc gần xa cho đồng

    Khâm sai tứ phủ tuỳ tòng

    Chiêu Dung công chú ngự đồng cứu dân

    Trong nghĩa thân ngoài thời nghĩa dưỡng

    Nương uy trời độ lượng bao dung

    Mặt hoa tươi tốt má hồng

    Gồm lo tứ đức tam tòng vẻ vang

    Mày ngài tóc phượng vấn vương

    Lưng ong má phấn xem càng tốt tươi

    Miệng chầu cười trăm hoa đua nở

    Đáng lên tài tiên nữ bống lai

    Vào tâu ra rộng khoan thai

    Đã trong hiển ứng lại ngoài tối linh

    Chốn thiên đình ca ngâm chầu chực

    Các bộ nàng tiên nữ dâng hoa

    Chầu thôi lại trở ra về

    Khi ra Thiên Bản lúc về Đồi Ngang

    Miếu giữa đường gia ban sắc chỉ

    Bốn chữ vàng chính khí nghiêm trang

    Lân vờn phượng múa nhà vàng

    Thị tòng bộ chúng các nàng đôi bên

    Có phen lên thanh sơn tú thuỷ

    Hoá phép mầu lục trí thần thông

    Quản cai tam phủ công đồng

    Quyền chầu coi sóc đền rồng vào ra

    Sổ tam toà chép biên sau truớc

    Lại sửa sang gương lược trầu cau

    Dù ai tiếp cũng khẩn cầu

    Quyền chầu ra rộng vào tâu thông hành

    Lên thiên đình ngự về thuỷ phủ

    Tiến văn chầu kích cổ tam không

    Mời chầu trắc giáng điện trung

    Hay còn nam bắc tây đông chốn nào

    Trên thiên tào còn đang tra sổ

    Hay chầu còn đổi số cho ai

    Có phen chơi cảnh bồng lai

    Hay về An Thái là nơi quê nhà

    Có phen ra kinh đô thành thị

    Vào kính thiên toạ vị hồng lâu

    Rong chơi năm cửa nhà lầu

    Hay chơi Phố Mới,cầu Châu,cầu Rền

    Lên trên đến Cầu Đông,cầu Giác

    Trở ra về Hàng Bạc, Hàng Ngang

    Hàng Buồm chầu lại dạo sang

    Mã Mây,Phố Mới,Hàng Đường,Đồng Xuân

    Dạo chơi khắp hết xa gần

    Hàng Đồng,Hàng Thiếc,Hàng Cân,Hàng Đào

    Chợ huyện,Chùa Tháp,Đình Ngang

    Cấm chỉ,đền Cờn các vạn dưới sông

    Có phen chầu ngự thuyền rồng

    Qua hồ Trúc Bạch lại dong Tây Hồ

    Lệnh truyền tiên nữ chèo đua

    Qua đền Trấn Võ lên chùa Huyền Thiên

    Vực Kim Ngưu có đền An Thái

    Cảnh hội đồng có dải Tô giang

    Thiên Tích chầu lại dạo sang

    Sai các tiên nàng chầu chực dâng hoa

    Phút thôi chầu chở ra về

    Ngự trong bản điện sớm khuya hội đồng

    Có phen chầu ngự đường trong

    Dạo khắp phủ tía lầu hồng vào ra

    Có phen chơi Đồi Ngang,Phố Cát

    Đứng nhởn nhơ bóng mát cây cao

    Nghệ An chầu lại từng vào

    Dạo chơi các chốn lầu cao Kinh Thành

    Có phen chầu chực tỉnh Thanh

    Sòng Sơn Ba Dội tập tành vui chơi

    Thường vãng lai bán hàng chiều khách

    Thấy ai là ngang ngược ra tay

    Mặc ai phù phép tìm thầy

    Thành tâm lễ bái chầu dày lại tha

    Lòng kính chúc hương hoa tịnh thuỷ

    Hoá phép màu lục trí thần thông

    Kiêm tri tam phủ công đồng

    Tốc lai giáng hạ từ trung thay là.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/4/14
  8. connuoiphatto

    connuoiphatto New Member

    5. Chầu đệ Ngũ suối Lân ( Chầu Năm Suối Lân)
    Sắc phong: Các triều đại gia phong anh hùng liệt nữ.
    Đền thờ chính: Đền thờ Chầu hiện nay ở cửa Rừng suối Lân Lạng sơn.
    Thân thế:
    Chầu Năm Suối Lân. Chầu Năm vốn là người Nùng, dưới thời Lê Trung Hưng ( còn có tài liệu ghi lại rằng, chầu là công chúa tìm nơi thanh vắng, đền cảnh Suối Lân thì chầu ở lại giúp dân), theo lệnh vua, chầu trấn giữ cửa rừng Suối Lân bên dòng sông Hóa, coi sóc khắp vùng sông Hóa. Ở đó chầu không chỉ trấn giữ nơi sơn lâm mà còn giúp dân làm ăn, dạy dân đi rừng, làm nương. Sau này, chầu hóa tại đó và hiển linh giúp dân thuần phục mọi loài ác thú, trừ diệt sơn tinh, ma quái. Tương truyền vào những đêm thanh, chầu hiện hình cùng 12 cô hầu cận bẻ lái giữa dòng sông Hóa.

    [​IMG] Thông thường thì Chầu Năm ít ngự đồng hơn là Chầu Lục, chầu chỉ thường ngự trong ngày tiệc vui hoặc những ai sát căn về chầu thì mới hay hầu. Tuy nhiên Chầu Năm cũng là vị chầu bà trên sơn trang nên có đôi khi người ta cũng thỉnh chầu về chứng tòa Sơn Trang. Chầu ngự về đồng thường mặc áo màu lam (bây giờ ở một số nơi, để tránh áo Chầu Năm trùng với áo Chầu Lục thì người ta thường dâng chầu áo xanh thiên thanh và coi đó là màu áo của dòng Suối Lân hoặc chầu cũng có thể mặc áo màu xanh như của Chầu Đệ Nhị), chầu khai cuông rồi múa mồi. Chầu Năm là vị chầu bà cũng có thể chứng cho con nhang đệ tử đội mâm giầu trình.
    Đền thờ Chầu Năm Suối Lân được lập bên bờ con sông Hóa, qua cầu Sông Hóa 2 thuộc huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, tên là Đền Suối Lân, dòng suối Lân chảy cạnh đền quanh năm nước trong veo, xanh ngắt. Ngày tiệc chầu được tương truyền là ngày 20/5.
    Văn dâng Chầu đệ Ngũ suối Lân :

    Tích cũ Lê triều giở trang tích cũ Lê triều
    Suối Lân Công Chúa mỹ miều thanh tân


    Trâm cài soi nước suối Lân
    Gót Tiên hài xảo cảnh rừng cũng thanh
    Hoa đua nở đầy ngàn tay hái
    Gùi trên vai nặng trái chín thơm
    Rung rinh quẩy gánh đầu non




    Rung rinh quẩy gánh đầu non
    Vẳng nghe chim khiếu véo von trên cành
    Động lá rừng chim oanh gọi bạn
    Nhác trông lên cánh nhạn chập chờn
    Con cuốc kêu gọi cảnh chiều hôm


    Cuốc kêu gọi cảnh chiều hôm
    Tiếng chim gõ kiến nỗi buồn bâng khuâng
    Tiếng ông hổ gầm âm vang trong động
    Đàn báo hoa dạo lượn muôn nơi
    Hươu nai ngơ ngác ven đồi


    Bầy nai đang ngơ ngác ven đồi
    Hang sâu vực thẳm núi đồi bao la
    Con suối nhỏ xuôi về Hữu Lũng
    Đàn cá vàng lơ lửng dưới khe
    Ban đêm hổ báo chầu về



    Ban đêm hổ báo chầu về
    Lung linh mầu sắc đua khoe trước đền
    Con suối nhỏ đôi bên cầu bắc
    Sau lưng đền đá chất chập trùng
    Có phép Tiên biến hóa thần thông


    Phép Tiên biến hóa thần thông
    Mẫu sai chầu trấn cửa rừng suối Lân
    Chầu Năm thương dân đêm khuya biến hiện
    Áo chàm xanh hiện nét thêu hoa
    Ban đêm gà gáy canh tà

    Ban đêm gà gáy canh tà
    Cất cao tiếng hú hiện ra cửa rừng
    Hô thần chú bỗng rừng núi chuyển
    Các cửa ngàn à bặt tiếng muông kêu
    Tà ma phách lạc hồn siêu


    Tà ma phách lạc hồn siêu
    Những loài ác thú sợ đều ẩn thân
    Để cho biết chầu Năm Công Chúa
    Phép sơn trang Đức Tổ ban quyền
    Cho Phép Tiên biến lá làm tiền



    Bài sai Thập nhị Tiên nàng
    Khăn điều áo thắm dịu dàng bước theo
    Đông phương cô cả dâng hoa


    Đêm đêm đốt đuốc đi rừng
    Xa nghe chim hú thú rừng gọi nhau
    Đuốc Tiên sáng tỏ bên lầu





    Soi cho cuốc cú dân tường
    Soi trong Nam Việt 4 phương thái hòa
    Song đăng chầu sáng tỏ gần xa



    Đuốc Tiên sáng tỏ gần xa
    Soi trong lục đạo trầm luân mọi loài
    Cứ đêm đêm Cô biến hiển ra người



    Chèo vào trong động bồng lai
    Tới hồ 3 bể 12 cửa rừng
    Rừng hoa quế rừng lan rừng cúc
    Chơi trong rừng đào rừng trúc ấy đồi thông
    Rừng thông điệp điệp trùng trùng

    Rừng thông điệp điệp trùng trùng
    Núi rừng quanh quách cảnh rừng bao la
    Suối trong uốn khúc ấy lượn qua
    Đầu non thác đổ mưa sa ấy sầm ầm
    Con chim kêu vượn hót hổ gầm


    Chim kêu vượn hót hổ gầm
    Búa rìu vang động đầu ghềnh cuối hang
    Con đường đi uốn khúc quanh sườn đồi

    Đường đi uốn khúc quanh sườn đồi
    Dân cư vắng vẻ bản làng lơ thơ
    Mái nhà sàn mấy nóc đứng trơ

    Mái nhà sàn mấy nóc đứng trơ
    Tiên thì Chầu ngự nàng tiên theo hầu
    Non xanh phong cảnh muôn mầu.



    6. Chầu Lục
    Tên khác: Mế lục cung nương, lục cung đô thống.
    Đền thờ chính: Đền thờ Chầu ở Hữu Lũng (Đền 94) Lạng Sơn, Cây Xanh Tuyên Quang
    Thân thế: Theo tương truyền Chầu là con gái tù trưởng người Nùng Hữu Lũng Lạng Sơn, mẹ là công chúa nhà Trần, hạ sinh vào thượng tuần tháng 9 ngày 10 năm Thân. Chầu là hiện thân của Mẫu Liễu Hạnh, con vua cha Ngọc Hoàng, làm rơi chén ngọc nên bị đầy xuống trần gian 15 năm.
    [​IMG]
    Chầu Lục Cung Nương. Chầu Lục vốn là người Nùng (vì vậy nên có người còn gọi bà là Mế Lục Cung Nương), con nhà lệnh tộc trên vùng Chín Tư, Lạng Sơn cũng dưới thời Lê Trung Hưng.
    Tương truyền, chầu vốn là tiên nữ trên Thiên Đình, chẳng may để rơi chén ngọc nên bị trích giáng xuống trần gian. Chầu giáng sinh vào nhà họ Trần (cha họ Trần, mẹ họ Hoàng) vốn là lệnh tộc trên miền Lạng Sơn (lại có tài liệu cho rằng Chầu Bà giáng sinh vào nhà họ Quách vào giờ Mão, ngày Mão, tháng Mão, năm Kỉ Mão, được đặt tên là Quách Thị Hồng Hoa), được 19 năm thì mãn hạn về chầu Đế Đình, nhưng vì chầu còn thương nhớ phụ mẫu nơi trần gian nên Ngọc Đế cho bà hiển thánh, cai giữ miền non ngàn sơn trang, nơi rừng Chín Tư, Hữu Lũng. Cũng như Chầu Năm, Chầu Lục hiển ứng giúp dân làm trồng trọt. Tuy anh linh nhưng bà cũng rất đành hanh, còn lưu truyền rằng, chầu thường cùng các bạn tiên nàng giả làm các cô gái người Nùng, bán hàng, ung dung cợt khách qua đường.


    Chầu Lục cũng là một trong các vị chầu danh tiếng trên ngàn có lẽ bởi vì chầu rất hay bắt đồng. Cũng như Chầu Đệ Nhị, người ta cũng thường hay thỉnh Chầu Lục về ngự đồng. Đôi khi Chầu Lục lại là giá chầu về sang khăn cho đồng tân lính mới và chứng đàn Sơn Trang trong lễ mở phủ. Chầu Lục cũng có thể chứng mâm giầu trình. Khi ngự đồng, chầu mặc áo màu lam (hoặc màu chàm xanh), khai cuông rồi múa mồi.
    Đền thờ Chầu Lục Cung Nương được lập tại thôn Chín Tư, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (tương truyền là nơi chầu hạ phàm và hiển thánh) được gọi là Đền Lũng hay Đền Chín Tư. Trong năm ngày tiệc Chầu Lục có hai ngày là ngày 10/5 âm lịch (có người nói đó là ngày đản sinh của chầu nhưng điều này cũng chưa chắc chắn) và ngày 20/9 âm lịch (có người cho đó là ngày hóa, có người lại cho rằng đó mới là ngày đản sinh của chầu chứ không phải là 10/5 âm lịch).

    Văn dâng Chầu Lục:

    Sắc phong Chầu Lục Cung Nương
    Vốn dòng lệnh tộc quê hương non ngàn

    Hữu Lũng Giang là nơi cát địa
    Bắc Lệ ngàn tú khí là nơi
    Chúa Tiên vâng lệnh tuân lời

    Chúa Tiên tuân lệnh vâng lời
    Ở trong Bệ Ngọc, ra ngoài màn Loan

    Đêm đông xuống trần gian báo mộng
    Trần Thị Nương tâm động bào thai
    Mùa thu tháng chín ngày mười


    Mùa thu tháng chín ngày mười
    Định sinh ra Tiên Chúa tốt tươi lạ nhường

    Đôi thung huyên vui mừng hớn hở
    Các bản làng mừng rỡ bảo nhau
    Thế mới hay như ý sở cầu

    Mới hay như ý sở cầu
    Đêm nâng niu ngọc, ngày lau chuốt vàng
    Trong phòng loan đêm đêm dưỡng dục
    Mẫu Đặt tên là Chầu Lục Cung Nương
    Ơn trời vẻ đẹp phi phương


    Ơn trời vẻ đẹp phi phương
    Đào hoa lóng lánh, tính Vương làu làu
    Vẹn một bầu nước trong leo lẻo
    Trách ông trăng già sao khéo vẩn vơ
    Sao vô tình ép buộc vòng tơ

    Sao Vô tình ép uổng duyên tơ
    Sinh ra con tạo vẩn vơ thế này
    Hẹn đúng ngày đôi mươi tháng chín
    Ba thu tròn xa lánh hồn vương
    Đôi Thung huyên sầu thảm nhớ thương

    Chầu sai thập nhị Tiên nàng
    Khăn điều áo thắm dịu dàng bước theo
    Đông a Phương Cô Cả dâng hoa


    Thiều quang sáng tỏ lưng trời
    Một bầu xuân sắc tốt tươi rườm rà
    Lên trên ngàn lắm quả nhiều hoa


    Ngàn xanh lắm quả nhiều hoa
    Chầu Lục đốt đuốc vào ra sớm chiều
    Thồ mây nặng trĩu lưng đeo


    Thồ mây chiếc thồ mây nặng trĩu lưng đeo
    Gót Tiên hài xảo qua đèo hôm mai
    Con dao quai túi dắt bên người



    Dao quai túi dắt bên người
    Vin cành hái quả nói cười líu lô
    Hái đào lê cam quýt nhãn dừa


    Đào lê cam quýt nhãn dừa
    Gừng cay mướp đắng khế chua vải thiều
    Băng rừng vượt suối cheo leo



    Trên bát ngát long chầu hổ phục
    Dưới đền thờ Chầu Lục Tối Linh
    Cứ Nhìn xem phong cảnh hữu tình


    Nhìn xem phong cảnh hữu tình
    Tháng ngày cai quản sơn tinh Thổ Mán Mường
    Khắp bốn phưong đâu đâu cũng đều biết
    Chầu Lục Ngàn lẫm liệt trâm oanh
    Kim chi ngọc diệp rành rành


    Kim chi ngọc diệp rành rành
    Lục Cung Công chúa giáng sinh xuống hạ trần
    Vẻ cốt cách thanh tân yểu điệu
    Đóa phù dung dương liễu nhởn nhơ
    Khăn lam áo lục Chầu ưa



    Khăn lam áo lục Chầu ưa
    Kiềng vàng xuyến ngọc nhởn nhơ trên ngàn
    Nét đoan trang ai nào dám đọ
    Tính đành hanh thì cũng có tiếng vang
    Thung dung gợt khách qua đàng


    Thung dung gợt khách qua đàng
    Nhác trông tựa thể bóng Tiên nàng Nguyệt Nga
    Có khi hội họp dăm ba cô Thổ Mán
    Hiện ra người giả bán hàng chơi
    Sơn lâm rừng vắng núi đồi

    Sơn lâm rừng vắng núi đồi
    Chín Tư Châu Thổ là nơi quê nhà
    Vốn Tiên nữ Hằng Nga giáng thế
    Cõi trần phàm ai dễ biết đâu
    Kế Khắp hòa tam thập lục ngàn châu

    Khắp hòa tam thập lục ngàn châu
    Non nhân nước trí một bầu cảnh tiên
    Đã lên đấng danh truyền Nam Việt
    Hóa phép mầu lẫm liệt ai qua
    Nón buồm vai quảy lẵng hoa


    Nón buồm vai quảy lẵng hoa
    Khi ngự Đèo Kẻng khi qua Công Đồng
    Dạo chơi chốn non bồng bích thủy
    Trở ra về Phố Vị ,Suối Ngang.




    7. Chầu Bảy Tân La, Chầu bẩy Kim Giao
    Thân thế: Theo tương truyền Chầu là tướng của Hai Bà Trưng hạ sinh ở Mỏ Bạch Thái Nguyên, khi thất thế Chầu hóa thân tại Tân La
    Tước phong: Chầu anh linh giúp dân giúp nước, các đời truy tặng anh hùng liệt nữ.
    Đền thờ chính: Đền thờ Chầu ở Tân La, Mỏ Bạch…
    Chầu Bảy Kim Giao. Chầu Bảy vốn là người Mọi, chầu giáng thế để giúp dân. Chầu hạ sinh vào gia đình ở đất Thanh Liên, Mỏ Bạch, Thái Nguyên, sau này chầu giúp dân dẹp loài xâm lăng trên đất Thái Nguyên rồi bà cũng là người giúp người dân tộc Mọi biết làm ăn canh tác trồng trọt chăn nuôi (còn có người cho rằng bà chính là người dạy dân biết trồng chè tuyết). Sau này khi về thiên, chầu được giao quyền quản cai núi rừng Mỏ Bạch, Thái Nguyên, tương truyền vào những đêm canh khuya chầu thường hiện hình dạo chơi, cùng các tiên nàng hội họp giữa rừng xanh (Lại có tài liệu cho rằng bà là một vị nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng, cùng Chầu Bát đánh giặc và sau được thờ tại Tân La, Hưng Yên nên còn gọi là Chầu Bảy Tân La).
    Chầu Bảy là vị chầu bà ít khi ngự đồng nhất trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà. Rất hiếm khi thấy có người nào hầu mà bà về ngự. Nếu có chỉ là khi về đền chính của chầu, bà ngự đồng mặc áo màu tím (hoặc màu xanh), khai cuông rồi múa mồi.
    Đền thờ Chầu Bảy Kim Giao là Đền Kim Giao tại Thanh Liên, Mỏ Bạch thuộc tỉnh Thái Nguyên (tương truyền là nơi còn in dấu tích của bà năm xưa).
    Văn dâng Chầu Bảy Kim Giao :

    Thỉnh mời Chầu Bảy Tân La
    Thanh Liên, Mỏ Bạch ra vào sớm hôm
    Đền thờ cao ngất non xanh
    Lô xô đá mọc xung quanh đường đèo
    Đền thờ chim hót thông reo
    Hang sâu vực thẳm cảnh đèo vắng tanh

    Nước non gặp lúc hiểm nghèo
    Chầu Bảy Mỏ Bạch sớm chiều xông pha
    Vốn người sinh quán Thanh Liên

    Vốn người sinh quán Thanh Liên
    Cần lao nối dõi việc nhà đao cung
    Gặp thời Thái Tổ Trưng Vương
    Theo Vua dẹp gặc Bắc phương hàng đầu
    Vua sai Chầu trấn các Châu


    Vua sai trấn giữ các Châu
    Khắp hòa xứ Lạng địa đầu giang sơn
    Giặc Hán quen thói bạo tàn

    Giặc Hán quen thói bạo tàn
    Mưu đồ xâm lấn biên i cương địa đầu
    Lệnh truyền hiệu triệu các Châu

    Lệnh truyền hiệu triệu các Châu
    Sơn trung các tướng nghe Chầu gia binh
    Chầu Bảy chiến lược tung hoành

    Ban đêm ban đêm giờ tí hiện ra
    Áo vàng phất phới khăn hoa dịu dàng
    Lưng Chầu đeo kiếm bạc cờ vàng
    Cưỡi trên mình ngựa hiên ngang oai hùng
    Đêm trăng thanh bẻ lái giữa dòng

    Chầu Bảy chiến lược tung hoành
    Dẹp tan giặc dữ Triều đình phong công
    Cô rước Chầu Bảy về đất Kim Giao

    Rước Chầu Bảy về đất Kim Giao
    Giúp dân lập ấp a trong vùng Kim Giao
    Đức tài đã dậy gần xa
    Bản Mường cao lũng trẻ già đội ơn
    Cuối thu mãn hạn về Tiên



    Cuối thu mãn hạn về Tiên a
    Nhân dân kỷ niệm lập đền Kim Giao
    Người gần cho chí người xa
    Rủ nhau lên mẫu Tân La sớm chiều


    Đường lên dốc núi cheo leo
    Chênh vênh núi đá tai mèo nhấp nhô
    Một bầu sơn thủy họa đồ
    Suối trong uốn khúc đền thờ trang nghiêm
    Long xà hổ phục chim muông
    Vượn dâng trái ngọt ngát hương hồng đào

    Chầu Bảy nghe chim gõ mõ sớm chiều
    Phượng hoàng tung cánh mỹ miều họa ca
    Nửa đêm giờ tí hiện ra


    Cuối thu cuối thu mãn hạn về Tiên
    Nhân dân tưởng nhớ lập đền Kim Giao
    Người gần cho chí người xa
    Rủ nhau lễ Mẫu Kim Giao sớm chiều.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/4/14
  9. connuoiphatto

    connuoiphatto New Member

    8. Chầu Bát
    Tên khác: Chầu Tám thượng ngàn, Bát nàn đại tướng Đông Nhung
    Thân thế: Chầu quê ở vùng Phượng Lâu Bạch Hạc. Chầu dấy binh khởi nghĩa theo Hai Bà Trưng, sau khi thất thủ Chầu rút chạy từ Đồng Mỏ về Thái Bình ẩn náu trong chùa Tiên La. Khi giặc Hán phát hiện đã bao vây, Chầu quyết một lòng kiên trung mở đường máu tử tiết ở giữa sân chùa anh linh đã dậy tiếng đồn khắp bốn phương nức tiếng âu ca đá vàng ghi tạc sử xanh muôn đời, trải qua các triều đại sắc phong anh hùng liệt nữ. Chầu về đồng mặc áo vàng chít khăn củ ấu, ra tay dấu 8 ngón, lưng đeo kiếm cờ khai quang múa kiếm múa cờ.
    Có tài liệu cho rằng:

    Chầu là vị chầu bà giáng sinh dưới thời nước ta còn trong ách đô hộ của nhà Đông Hán, tên thật của bà là Vũ Thị Thục Nương, con gái thầy thuốc Vũ Chất, nguyên quán ở Phượng Lâu, Bạch Hạc (nay thuộc Vĩnh Phúc).
    Tương truyền, gia đình họ Vũ vốn thuộc dòng hào phú, một hôm ông Vũ Chất đi dạo chơi qua ngọn núi nọ, thấy ngôi miếu thờ Sơn Tinh Công Chúa được lập từ thời thượng cổ, nay hoang tàn đổ nát, ông thành tâm liền huy động nhân dân quanh vùng góp tiền của công sức để tu sửa lại ngôi đền khang trang hơn. Khi về đến nhà chợt nằm mộng thấy có người tiên nữ đến xin làm con để trả ơn đã sửa đền. Liền đó, vợ ông thấy gió thu thổi, rồi có bóng người tiên nữ hiện ra trong làn hoa rơi trước cửa, kế đến thái bà thụ thai, đến ngày rằm tháng tám thì hạ sinh được chầu bà. Bà là người con gái xinh đẹp đảm đang lại giỏi cung kiếm. Thái Thú Giao Châu lúc bấy giờ là Tô Định đem lòng si mê, muốn cùng bà kết duyên nhưng bà không chịu. Hắn bèn sai người giết hại cha bà cùng với lang quân của bà là Phạm Danh Hương. Thù nhà nợ nước, bà bèn tập hợp quân dân phất cờ khởi nghĩa. Vào năm 40 (SCN), chầu cùng với Hai Bà Trưng đánh đuổi được quân xâm lược Đông Hán (trong tích này còn lưu truyền câu chuyện, khi dấy binh ở Tiên La thì chầu bà đã nghe tiếng Hai Bà Trưng hiệu triệu, nhưng còn băn khoăn chưa biết có nên tập hợp nghĩa quân cùng Hai Bà không, thì vào đêm đó, chầu nằm mơ thấy nữ thần vâng lệnh Ngọc Hoàng xuống trao cho chầu bà lá cờ thần (cờ xan) và khuyên chầu nên theo Hai Bà Trưng phất cờ dẹp giặc, và Chầu Bát đã làm theo ý trời, về Mê Linh tụ nghĩa), chầu được Bà Trưng Vương phong cho là Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân (còn có cách giải thích là chầu đã giúp dân thoát khỏi tám nạn của quân đô hộ nên có danh “Bát Nàn Tướng Quân” là do đọc chệch từ “bát nạn”), giao cho bà cùng với bà Lê Chân (Thánh Thiên Công Chúa) trấn giữ miền duyên hải (từ Hải Phòng đến Thái Bình). Năm 43 (SCN), sau ba năm nước nhà độc lập, quân Đông Hán dưới quyền chỉ huy của Mã Viện, quay lại xâm chiếm nước ta, bà cùng với Hai Bà Trưng kiên cường đánh trả, nhưng do thế yếu ( trong trận quyết chiến cuối cùng, quân giặc đã dùng kế hiểm, biết binh sĩ ta toàn nữ giới, nên chúng hò nhau khỏa thân xông vào, các bà không chống đỡ nổi phải rút lui), cuối cùng chầu cũng theo gương hai bà, trẫm mình để bảo toàn khí tiết (có tài liệu còn ghi lại khi bà kéo quân về đến ngã ba Nông thì đột nhiên có dải lụa hồng từ đâu bay tới, thế là quân giặc liền hò réo để bao vây bà, thi thể của bà xẻ làm tám mảnh, trôi về đâu, hiển ở đấy để nhân dân lập đền thờ).
    Chầu Bát cũng thường hay ngự về đồng (nhất là trong những dịp tiệc vui hoặc về đền chầu). Khi ngự đồng bà thường mặc áo màu vàng (trước đây thì thường lại là màu xanh), đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) màu vàng, có dải von hoặc vỉ lét thắt dải buộc, sau lưng dắt kiếm và cờ lệnh, tay múa kiếm và cờ lệnh ngũ sắc.
    Đền thờ Chầu Tám Bát Nàn có ở rất nhiều nơi: nổi tiếng nhất có Đền Tiên La thuộc thôn Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (tại đây là nơi nhân dân chịu ơn chầu cũng là nơi di thể chầu trôi về, nên ở đây chầu còn được tôn xưng hẳn là Mẫu Tiên La, nên cũng có khi gọi là Chầu Bát Tiên La), tại đây vẫn còn lưu truyền câu chuyện: khi Chầu Bát đã thác ở trên ngàn, chầu còn hóa phép đốn cây rừng, đóng thành bè gỗ theo dòng trôi về bến sông gần đền Tiên La rồi bà báo mộng cho người thủ đền cùng dân quanh vùng ra đón bè về để tu sửa đền. Tiếp đến là Đền Đồng Mỏ, thuộc thị trấn Đồng Mỏ, tỉnh Lạng Sơn (tương truyền là nơi chầu hóa), ngoài ra còn có Đền Tân La ở Dốc Lã thuộc tỉnh Hưng Yên (là nơi chầu đóng quân) và Đền Tiên La (đền vọng) hay còn gọi là Đền Tám Gian tại đường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng (cũng là nơi di hài chầu trôi về, tại đây bà còn được tôn xưng với tên Chúa Bát Nàn, thường được hầu sau hàng Tam Vị Chúa Mường, về làm lễ tấu hương và khai quang như quan lớn chứ không hầu vào hàng Tứ Phủ Chầu Bà như thông thường) và còn rất nhiều đền khác trong tỉnh Thái Bình và nơi quê nhà của bà ở tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày tiệc của Chầu Bát là ngày 17/3 âm lịch (là ngày chầu hóa).
    Đề thờ chính: Đền thờ Chầu ở Lạng Sơn (nơi Chầu đánh trận và để lại lá cờ thần), ở Tiên La Thái Bình (nơi Chầu ẩn náu và tiết khí hi sinh).
    [​IMG]

    Văn dâng Chầu Bát:
    Ai về qua tỉnh thái bình
    Nhớ về bái yết Bát Nàn Tướng quân
    Ngôi đền thờ đại tướng đông nhung
    Quê người trên Bạch Hạc ở qua vùng thượng lâu
    Vào những năm trước đầu thế kỷ
    Năm bốn ba khi trước công nguyên
    Có người trinh nữ thảo hiền
    Một người trinh nữ thảo hiền
    Tu nhân tích đức lưu truyền đời sau
    Quê hương vĩnh phúc thượng lâu
    Có nhà họ vũ vốn dòng nho gia
    Nay nổi danh nghề thuốc đông y
    Nổi danh nghề thuốc đông y
    Cứu sinh trị bệnh ngừa nguy ở đời
    Tuổi già đã ngoài mà năm mươi
    Mong sao trông được một người để cậy trông
    Có một hôm sự lạ trong phòng
    Đóa hoa sớm nở trong lòng bào thai
    Tin đưa truyền khắp mọi nơi
    Ngày rằm tháng tám chúa bà giáng sinh
    Thục Nương họ vũ là tên
    Thục Nương họ vũ là tên
    Mẹ cha ấp ủ nâng niu sớm chiều
    Lớn lên học một biết hai
    Văn chương thơ phú nào hề chầu kém ai
    Môi son má phấn mĩ miều
    Văn chương thơ phú nào hề chầu kém ai
    Đất phượng lâu tiên linh giáng thế
    Nữ thục nương vũ tộc trâm oanh
    Giao châu gặp vận đao binh
    Giặc tô sát hại dân tình khốn thay
    Giao châu gặp vận đao binh
    Giặc tô sát hại để dân tình khốn thay
    Ách nô lệ xéo giầy nhân nghĩa
    Hại người hiền giết kẻ trung lương
    Túi cơm giá áo một phường
    Ôm chân quân nghịch tặc tính đường lợi danh
    Túi cơm giá áo một phường
    Ôm chân quân nghịch tặc tính đường lợi danh
    Cơn sóng gió bất bình nay nổi dậy
    Thương cha già lửa cháy dầu sôi
    Phạm hương chàng đã qua đời
    Vì ta nhan sắc cho người hàm oan
    Về đồng làm lễ dâng nhang
    Lễ phật ngũ bái mười phương độ trì
    Tay dâng nhang miệng khấn dù rì
    Bài sai bái sai đố triệu lục cung
    Nàng ân nàng ái vốn dòng sơn trang
    Tính chầu hay măng trúc măng giang
    Măng tre măng lứa cơm lam trà vàng
    Đùng đùng tiếng trống mê linh
    Phất cờ khởi nghĩa chầu bát ghi danh hàng đầu
    Có binh thư đọc suốt đêm thâu
    Binh thư đọc suốt đêm thâu
    Ngày ngày luyện tập dãi dầu ba quân
    Quân tô định phách lạc hồn siêu
    Tô định phách lạc hồn siêu
    Giặc nhà bóng dáng không còn một tên
    Nay nước nam độc lập ven toàn
    Nước non độc lập ven toàn
    Chữ vương xuống chiếu người gia ban
    Trẻ già trai gái không quên
    Sớm sinh ra cảnh liễu bồ
    Tấm thân tuyết nguyệt thiên thu rọi truyền
    Nhà họ vũ vốn dòng học uy
    Tuổi xuân linh cứu trợ muôn dân
    Qua chơi đỉnh núi non phần
    Nhìn xem phong cảnh thêm phần thanh tân
    Qua chơi đỉnh núi non phần
    Nhìn xem phong cảnh thêm phần thanh tân
    Nhác thấy miếu sơn tinh công chúa
    Vốn từ xưa thượng cổ anh linh
    Qua cơn loạn lạc đao binh
    Nắng mưa đổ nát cung đình vắng tanh
    Trước từ đường tâm hương con khấn nguyện
    Nguyện vì đời tuốt kiếm ra tay
    Nay cúi xin người chép tấm lòng nay
    Thù nhà nợ nước dạ này không nguôi
    Con thỉnh tâu đất trời rửa hận
    Hận thù nhà ước vận hưng long
    Hỡi ơi chàng tráng sĩ anh hùng
    Khôn thiêng chứng giám cho lòng thiếp nay
    Đêm thanh vắng canh ba lạnh lẽo
    Giọt mưa rơi nặng trĩu ngàn cân
    Gươm thề tuốt nắp cầm tay
    Lâm râm khấn nguyện đất dày trời cao
    Lời khấn nguyện dãi bày trước án
    Lửa căm thù giặc hán sục sôi
    Thà rằng không đội trời chung
    Moi gan giặc hán tế người thác oan
    Tới chút phận tơ đào liễu yếu
    Hận thù nhà há chịu khoanh tay
    Ơi chàng tráng sĩ anh hùng
    Khôn thiêng chứng dám cho lòng thiếp nay
    Giường lạnh lẽo chiêu hồn liệt sĩ
    Rượu ba tuần giọt lệ chứa chan
    Phạm hương chàng hỡi có hay
    Khi chàng gan sắt để người hàm oan
    Đôi chút phận tơ đào liễu yếu
    Hận thù nhà há chịu khoanh tay
    Ơi chàng tráng sĩ anh hùng
    Khôn thiêng chứng dám cho lòng thiếp nay
    Đêm thanh vắng trả nơi trăng nhẽ
    Xin thấu tình lòng trẻ ngây thơ
    Giết xong đốt xác quân thù
    Thanh thanh nhẹ bước trời vừa rạng đông.



    9. Chầu Cửu, Chầu Chín Cửu Tinh
    Thân thế: Chầu bà vốn là tiên nữ trên Thiên Đình, sinh giáng ở đất Bỉm Sơn, Thanh Hóa, làm phúc giúp dân. Sau này khi thác hóa bà trờ thành vị Chầu Bà kề cận, biên chép sổ sách bên Cửu Trùng Thiên Cung Vạn Hoa Vương Mẫu. Khi thanh nhàn chầu thường cùng bạn cát dạo chơi khắp nơi, giáng hiện tại đất Thanh Hóa (có tài liệu cho rằng bà cũng là người cai quản chín mạch nước giếng âm dương trên đất Thanh. Theo âm Hán: Cửu là chín, Tỉnh là giếng nên Cửu Tỉnh cũng có nghĩa là chín giếng), có khi chầu cũng giá ngự trong Đền Sòng (vì vậy đôi khi người ta cũng gọi là Chầu Cửu Đền Sòng). Cũng có quan niệm cho rằng bà là Thụy Hoa Công Chúa (hay có một số sách nói là Chầu Quỳnh) trên Thiên Cung, xuống Đồi Ngang, Phố Cát, kề cận bên Mẫu Liễu Hạnh.
    [​IMG]

    Chầu Cửu thường hay ngự đồng khi về các ngôi đền ở Phủ Dày, Nam Định hoặc Đền Sòng, Thanh Hóa. Khi ngự đồng chầu mặc áo màu đỏ (có một số nơi dâng chầu áo màu hồng), khai quang rồi múa mồi.
    Vì coi là kề cận bên Mẫu nên Chầu Cửu thường được thờ chính ở những ngôi đền chính của Mẫu như Đền Rồng, Thanh Hóa và Phủ Bóng, Nam Định ngoài ra ở một số đền còn thờ chầu làm Chầu Thủ Đền coi giữ trong bản đền. Nhưng ngôi đền được coi là đền chính của chầu là Đền Sòng Sơn ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Khi chầu ngự đồng văn thường hát:

    Văn Dâng Chầu Cửu:
    Soạn giả : Phúc Yên

    Chín mươi chín suối bao xa
    Thỉnh mời chầu Cửu ngự tòa thiên cung
    Ngôi cao vâng lệnh cửu trùng
    Nghe lời triệu thỉnh giáng đồng chứng tri

    Thần thông biến hóa nương gió cưỡi mây
    Dạo bốn phương nam bắc đông tây
    Tìm những trốn non bồng nước nhược
    Kìa non nọ nước,sơn thủy hữu tình
    Cảnh thành đô đâu chẳng xinh xinh
    Nguồn hội ngộ phỉ lòng trăng gió
    Đài kia gác nọ,quán Sở lầu Tần
    Giải giang sơn,đâu chẳng thanh tân
    Từng dạo khắp trời nam muôn ngả
    Thanh hoa đất lạ mạch án thủy huyền
    Đền Sòng Sơn đất tốt tự nhiên
    Cảnh thiên tạo thực miền long huyệt
    Địa linh nhân kiệt thiên lý lai long
    Giếng âm dương leo lẻo nước trong
    Thừa bóng mát trăng trong phơi phới
    Bốn mùa hằng lại ,tám bức bình phong
    Thấy cảnh thanh tiên chúa vừa lòng
    Hiện chân tính duyên ưa tình nặng
    Áo xanh quần trắng tóc phượng lưng ong
    Chỉnh chiện thay nhan sắc não nùng
    Hợp tiên nữ dăm ba làm bạn
    Phấn nhồi má hạc yếm thắm mày ngài
    Áo mớ ba phơn phớt đào phai
    Mùi thơm nức hương đưa trầm sạ
    Chim truyền cá nhắn trăm sự đinh ninh
    Gẩy đàn ca tang tính tang tình
    Tiếng thánh thót giọng loan to nhỏ
    Giữa đường chính xứ khách quý vãng lai
    Quán âm dương dọn quán bán hàng chơi
    Trốn thanh lịch cùng người thanh quý.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/4/14
  10. hungthang999

    hungthang999 Member

    Trong thời đại văn minh ngày nay, việc đăng lại bài viết của người khác trên phương tiện thông tin đại chúng cần phải được trích dẫn rõ ràng nguồn gốc xuất xứ của bài viết.

    Đề nghị chủ topic đăng rõ nguồn gốc của những bài viết trên để thể hiện được sự văn minh, lịch sự cũng như tư cách của mình.
     
  11. connuoiphatto

    connuoiphatto New Member

    A Di Đà Phật. Thiện tai, Thiện tai.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/4/14
  12. connuoiphatto

    connuoiphatto New Member

    A Di Đà Phật. Thiện tai, Thiện tai.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/4/14
  13. hungthang999

    hungthang999 Member

    Không biết bạn vô ý hay cố tình không muốn hiểu. Có lẽ bạn mới là người cần phải đọc kỹ lại.

    - Thứ nhất: phần phân tích trong bài viết "Hiểu đúng về Nghị định số 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ" là bài viết do chính tôi viết ra, nhưng không hề có phần trích dẫn đến tôi cũng như cuốn sách mà tôi đang sưu tập. Bạn ăn cắp phần bài viết và lập luận của người khác mà còn cố tình tự cao tự đại và hơn thế còn đổ ngược lại lỗi cho tác giả bài viết.

    - Thứ hai: bạn sử dụng cấu trúc về nội dung trong cuốn sách mà tôi sưu tập, trong khi không hề trích dẫn lại nguồn. Nếu không sưu tập dựa trên cuốn sách của tôi thì làm sao bạn có thể kết cấu được như vậy.

    Bản thân tôi khi sưu tập cuốn sách luôn luôn cố gắng trích dẫn đầy đủ những tác giả của các bài viết, cũng như lời cảm ơn đến tác giả của các bài viết đó. Tôi luôn thể hiện sự trân trọng và biết ơn đến những tác giả trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào nội dung cuốn sách.

    Tôi đề nghị Ban Quản Trị của diễn đàn có những biện pháp phù hợp đối với topic này, vừa là để giữ gìn cho nội quy, quy định cũng như uy tín cho diễn đàn, vừa là để thể hiện sự tôn trọng đến những người đã có công hình thành các bài viết. Tôi nghĩ một diễn đàn lớn ở quy mô của cả nước phải làm được việc đó vì uy tín của chính mình.
     
  14. connuoiphatto

    connuoiphatto New Member

    Ngay từ tựa đề tôi đã nói là sưu tầm tổng hợp rồi, tôi có nói là do tôi viết đâu bạn ơi, nói thế e là không hay. Thiện tai Thiện tai.
    Với mong muốn để bạn đọc quan tâm muốn tìm hiểu về Tín ngưỡng Tam, Tứ phủ từ nhiều góc độ, rất mong được sự thông cảm chia sẻ của bạn! Bạn nên chỉnh lại CM.


     
    Chỉnh sửa cuối: 23/4/14
  15. connuoiphatto

    connuoiphatto New Member

    10. Chầu mười Đồng Mỏ
    Tên khác: Mỏ Ba công chúa
    Thân thế: Chầu là con gái tù trưởng ở đất Đồng Mỏ. Sinh thời Chầu giỏi võ và kiếm cung, khi vua Lê Thái Tổ hiệu triệu toàn dân đánh giặc, Ngài đã chiêu binh ra sức giúp triều đình. Sau khi giặc tan triều đình phong công. Chầu giúp dân lập ấp tế trợ cứu bần. Đến mùa thu Chầu mãn hạn về tiên. Triều đình phong tặng anh hùng liệt nữ, tiếng Chầu anh linh biến hiện khắp Bắc Trung Nam xa gần nô nức trảy hội Mỏ ba. Chầu được Ngọc Hoàng sắc phong Khâm sai bốn phủ – một trong những vị Chầu tối linh được nhân dân và con nhang đệ tử phụng sự loan giá. Chầu về ngự áo vàng khăn chữ nhân, ra tay dấu 10 ngón, lưng đeo kiếm cờ múa kiếm múa cờ ngự đồng loan giá phán chỉ thông truyền chứng lễ hoa quả lương thực.
    [​IMG]


    Có tài liệu cho rằng:
    Chầu Mười vốn là người Tày, dưới thời Lê Thái Tổ Trung Hưng khởi binh chống giặc. Chầu sinh quán trong một gia đình có truyền thống đao cung ở đất Mỏ Ba (Đồng Mỏ), Lạng Sơn. Sau này, chầu trở thành vị nữ tướng tài ba, tập hợp quân dân các dân tộc ở đất Đồng Mỏ, giúp vua Lê đánh đuổi giặc Minh. Vua rất tin tưởng, giao cho chầu trấn giữ các châu, nơi cửa ải Chi Lăng. Trong trận quyết chiến Chi Lăng, Xương Giang, chầu đã lập chiến công, chém cụt đầu tên tướng giặc là Liễu Thăng. Kháng chiến thắng lợi, bà được vua phong công, giao cho cai quản vùng Mỏ Ba, Đồng Mỏ, trấn giữ ải Chi Lăng. Tại vùng Mỏ Ba, ba giúp dân lập xóm ấp làng bản, dạy dân làm ăn, được già trẻ xa gần ai ai cũng mến phục. Đến cuối mùa thu thì chầu về tiên.
    Chầu Mười thường hay về ngự đồng trong các dịp tiệc vui hoặc các cửa đền ở đất Lạng Sơn. Khi ngự đồng, chầu thường mặc áo vàng, một múa kiếm, tay kia múa cờ lệnh (hoặc mồi) là khi chầu xông pha nơi trận mạc.
    Đền thờ chính: Đền Chầu Mười được lập ngay sát cửa ải Chi Lăng, nơi bà trấn giữ năm xưa, chính là Đền Chầu Mười Đồng Mỏ hay Đền Mỏ Ba, lập tại xã Mỏ Ba, thị trấn Đồng Mỏ, Lạng Sơn.

    Văn dâng Chầu Mười Đồng Mỏ:

    Đồng mỏ Chi Lăng có ai lên a Đồng Mỏ Chi Lăng
    Nhớ người nữ kiệt cứu dân a Tiền Triều

    Nước non gặp lúc hiểm nghèo
    Chầu Mười Đồng Mỏ sớm chiều xông pha
    Vốn người sinh quán Mỏ Ba

    Vốn người sinh a quán mỏ Ba
    Cần lao nối dõi việc nhà đao cung
    Gặp thời Thái Tổ Trung Hưng


    Gặp thời Thái Tổ Trung Hưng
    Theo Vua dẹp gặc Liễu Thăng hàng đầu
    Vua sai Chầu trấn các Châu



    Vua sai trấn giữ các Châu
    Khắp hòa xứ Lạng địa đầu giang sơn
    Giặc Minh quen thói bạo tàn

    Giặc Minh quen thói bạo tàn
    Mưu đồ xâm lấn biên i cương địa đầu
    Lệnh truyền hiệu triệu các Châu


    Lệnh truyền hiệu triệu các Châu
    Sơn trung các tướng nghe Chầu gia binh
    Mười Đông chiến lược tung hoành

    Ban đêm ban đêm giờ tí hiện ra
    Áo vàng phất phới khăn hoa dịu dàng
    Lưng Chầu đeo kiếm bạc cờ vàng

    Lưng đeo kiếm bạc cờ vàng
    Cưỡi trên mình ngựa hiên ngang oai hùng
    Đêm trăng thanh bẻ lái giữa dòng


    Mười Đông Mười Đông chiến lược tung hoành
    Dẹp tan giặc dữ Triều đình phong công
    Cô rước Chầu Mười về đất Sơn trung


    Rước Chầu Mười về đất Sơn trung
    Giúp dân lập ấp a trong vùng Mỏ Ba
    Đức tài đã dậy gần xa

    Đức tài đã dậy gần xa
    Bản Mường cao lũng trẻ già đội ơn
    Cuối thu mãn hạn về Tiên



    Cuối thu mãn hạn về Tiên a
    Nhân dân kỷ niệm lập đền Mỏ Ba
    Người gần cho chí người xa

    Người gần cho chí người xa
    Rủ nhau lên mẫu Mỏ Ba sớm chiều
    Đường lên dốc núi cheo leo

    Đường lên dốc núi cheo leo
    Chênh vênh núi đá tai mèo nhấp nhô
    Một bầu sơn thủy họa đồ

    Một bầu sơn thủy họa đồ
    Suối trong uốn khúc đền thờ trang nghiêm
    Long xà hổ phục chim muông

    Long xà hổ phục chim muông
    Vượn dâng trái ngọt ngát hương hồng đào
    Chầu Mười nghe chim gõ mõ sớm chiều


    Chầu Mười Nghe chiêng
    Chầu Mười nghe chim gõ mõ sớm chiều
    Phượng hoàng tung cánh mỹ miều họa ca
    Nửa đêm giờ tí hiện ra


    Cuối thu cuối thu mãn hạn về Tiên
    Nhân dân tưởng nhớ lập đền Mỏ Ba
    Người gần cho chí người xa
    Rủ nhau lễ Mẫu Mỏ Ba sớm chiều.

    11. Chầu bé Bắc Lệ
    Thân thế: Chầu bé Bắc Lệ công chúa là con gái người Nùng ở Hữu Lũng Lạng Sơn, bị giặc cưỡng bức đã hòa mình xuống sông Bắc Lệ. Chầu anh linh giúp dân giúp nước độ người viễn sứ tha hương, lúc lại hiện hóa ra người bán hàng, chữa bệnh. Ngài là hiện thân của Mẫu đệ nhị thượng ngàn.
    Đền thờ chính: Đền thờ Chầu tại Đền Công Đồng Bắc lệ .
    Chầu Bé vốn gốc người Nùng, dưới thời Lê Thái Tổ, chầu giáng sinh xuống miền Bắc Lệ, Lạng Sơn. Chầu cũng là vị có công giúp dân, giúp nước. Có tài liệu cho rằng Chầu Bé tuy là một vị chầu bà người Nùng trên Lạng Sơn, nhưng chầu lại chính là do Mẫu Thượng Ngàn hóa thân, giúp vua Lê Thái Tổ trong cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh, và sau này được vua phong là Lê Mại Đại Vương. Vậy nên đôi khi Chầu Bé cũng được đồng nhất với Bà Chúa Sơn Trang. Chầu dạo chơi khắp chốn thắng cảnh hữu tình, dạy dân chúng trồng trọt chăn nuôi, lên rừng làm ruộng bậc thang, xuống sông suối đánh bắt cá tôm. Tương truyền, Chầu Bé có phép thần thông do Đức Thái Tổ ban quyền có thể lay núi chuyển ngàn, đôi lúc rong chơi chầu lấy tàu lá giả làm hàng bán để trêu đùa người trần gian. Tuy đành hanh sắc sảo nhưng chầu cũng hết sức nhân hậu, có việc dữ lành chầu đều mách bảo cho người trần.
    [​IMG]
    Chầu Bé cùng với Chầu Đệ Nhị và Chầu Lục, là một trong ba vị Chầu Bà trên Thượng Ngàn hay về ngự đồng nhất. Tuy thứ bậc chầu gần như là cuối cùng trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà nhưng không một ai hầu mà chầu không ngự đồng. Chầu ngự về đồng thường hay mặc áo đen (hoặc xanh chàm, còn trước đây chầu chỉ mặc quầy và áo ngắn đến hông), chân đi xà cạp, trên vai đeo gùi hoa, chầu về đồng thường khai quang rồi múa mồi. Đôi khi Chầu Bé có thể giống như Chầu Đệ Nhị và Chầu Lục: chầu về chứng tòa Sơn Trang trong đàn mở phủ, sang khăn cho tân đồng hoặc chứng mâm giầu trình.
    [​IMG]

    Chầu Bé Bắc Lệ và hai hầu cận bên Chầu là Nàng "Ân", nàng "Ái".

    Đền thờ chính của Chầu Bé là ngôi đền nhỏ bên cạnh đền Bắc Lệ ở xã Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn với ngày tiệc chầu thì có nơi nói là 12/9 âm lịch, có nơi nói là 19/9 âm lịch. Ngoài Chầu Bé Bắc Lệ ra thì ở một số bản đền có các Chầu Bé cũng trên Thượng Ngàn, là Chầu Bé coi giữ ở đền đó và chỉ khi về chính đền, các vị đó mới ngự.
    Văn dâng Chầu Bé Bắc Lệ:

    Bắc Lệ bao xa, có ai đi Bắc Lệ bao xa
    Ai qua Chiêm Bái phải qua Đền Chầu


    Ai lên tới Lạng Sơn châu thổ
    Hỏi thăm Đền Chầu Bé nơi đâu
    Cứ ga Bắc Lệ đi vào

    Xuống ga Bắc Lệ đi vào
    Ngôi Đền Chầu Bé thấp cao tầng tầng
    Ngàn cỏ hoa ngiêng mình vẫy lá
    Bầy chim muông bách thú tỉ tâu
    Con chim oanh ríu rít bên lầu

    Chim oanh ríu rít bên lầu
    Phượng hoàng tung cánh nó lại về chầu động tiên
    Vượn ru con trên non thì rầu rĩ
    Thú sơn trang đẹp cảnh tự nhiên
    Một bầu gió mát trăng trong

    Một bầu gió mát trăng trong
    Đàn thông reo rắt bên ghềnh suối reo
    Con đường uốn lượn quanh đèo dốc núi
    Lối hiểm ngèo đất sỏi đá ong
    Một vùng sơn thủy thong dong


    Một vùng sơn thủy thong dong
    Chín tư Bắc Lệ Kì Cùng Thất Kê
    Trăm thứ quả Chầu hái về dâng mẫu
    Chầu hái rau bi củ đậu măng tươi
    Cơm lam rau sắng củ mài

    Cơm lam rau sắng củ mài
    Khoai môn đỗ lạc sắn đồi rượu tăm
    Bàn chi âm đông đào tây liễu
    Áo xanh chàm yểu điệu thướt tha
    Gót tiên quẩy lẵng hái trà

    Gót Tiên quẩy lẵng hái trà
    Chân đi hài xảo nón tu lờ quai thao
    Chầu hé miệng cười trăm hoa đua nở
    Hát tiếng Mường tiếng Thổ tiếng Kinh
    Đàn thông dạo khúc thanh bình

    Đàn thông dạo khúc thanh bình
    Xênh lô sáo trúc tính tình hòa ca
    Khi dạo cảnh bảo hà thác cái
    Đền Đông Cuông đức đại tối linh
    Chơi thiêng quan cảnh trí hữu tình

    Thiên quan cảnh trí hữu tình
    Núi Dùm Mẫu ngự trước đền nguy nga
    Trong rừng cấm một tòa thạch động
    Đền ỷ La lồng lộng ngôi cao
    Cây xanh Chầu mắc võng đào

    Cây xanh Chầu mắc võng đào
    Mỏ than chầu ngự thấp cao tầng tầng
    Cảnh núi đồi cheo leo hút gió
    Thú sơn lâm hoa quả tốt tươi
    Minh lương suối lượn quanh đồi


    Chầu sai thập nhị tiên nàng
    Khăn điều áo thắm dịu dàng bước theo
    Đông phương Cô Cả dâng hoa

    Đêm dêm đốt đưốc đi rừng
    Xa nghe chim cú thú rừng gọi nhau
    Đuốc Tiên sáng tỏ bên lầu

    Tay Tiên, tay Tiên tay Tiên tỉa lá vin cành
    Hoa thơm trái ngọt để dành đời sau
    Đôi chân Chầu đã bước tới đâu


    Đôi chân Chầu đã bước tới đâu
    Gieo mầm nhân nghĩa bắc cầu vinh hoa
    Chầu Bé đẹp như sao Bắc Đẩu Ngân Hà


    Cứ ngày 10, cứ ngày 10 cho chí ngày 5
    Là ngày phiên chợ Đồng Đăng Kỳ Lừa
    Đi mau chân kẻo chợ sắp trưa

    Đi mau chân, đi mau chân kẻo chợ sắp trưa
    Bán hàng hết chầu lại mua hàng về
    Nghiêng nghiêng rẽ mái tóc thề

    Núi xếp núi tầng tầng cao thấp
    Cây chen cây tràn ngập mầu lam
    Ngôi đền thờ Chầu Bé trên ngàn

    Đền thờ Chầu Bé trên ngàn
    Có con suối nhỏ vắt ngang lưng đồi
    Đàn cá lội đua mấy bơi rẽ sóng
    Nước lung linh in bóng trăng thu
    Rừng thông vang tiếng hát ru

    Rừng thông vang tiếng hát ru
    Hoa thơm trái ngọt 4 mùa ngát hương
    Chầu Bé Thượng Thổ Mường là gốc
    Áo tứ thân khăn lục đội đầu
    Có đai xanh kiềng bạc túi trầu

    Đai xanh kiềng bạc túi trầu
    Một bên dao quắm che tầu lá vai
    Dận hài xảo đầu cài trâm dím
    Vòng kim cương óng ánh lồng tay
    Hây hây mặt nước vơi đầy

    Hây hây mặt nước vơi đầy
    Chầu Bé xinh đẹp như bông hoa nở trước ngày đầu xuân
    Tuổi Chầu Bé đang tuần trăng độ
    Trên sơn trang Đức Tổ ban quyền
    Cho phép Tiên lay núi chuyển ngàn

    Phép Tiên lay núi chuyển ngàn
    Bẻ ba tầu cọ cho Bé giả làm hàng bán chơi
    Ba mươi sáu cửa ngàn nơi nơi tìm đến
    Thổ Mán Mường dâng tín quả hoa


    Tú long Bảo lạc Tam cờ
    Sông Thao sông Cả sông bờ sông Dâu
    Khắp đâu đâu nức danh Chầu Bé
    Từ cổ Triều Quốc sử còn ghi
    Danh thơm Nam Bắc Trung kỳ


    Danh thơm Nam Bắc Trung kỳ
    Bảo dâng độ Quốc đồng thì tứ phương
    Sắc i mai đại tướng trường kỳ
    Bắc Lệ thì đích thị Chúa Tiên.


    12. Chầu bà bản đền
    Tên khác: Bản Đền công chúa hay Thủ điện công chúa
    Thân thế: Chầu là hiện thân của các vị thánh Mẫu tùy vào bản đền đó và địa phương mà Ngài thị hiện, vì vậy Chầu về đồng các màu sắc, thường người hầu Chầu thủ đền vào đầu năm thì mặc áo hồng khăn hồng, cuối năm thì mặc áo xanh khăn xanh.
    Hiện nay người ta không hầu và cũng không biết đến giá Chầu nữa nhưng văn Chầu thủ đền và một số nơi vẫn được lưu giá và hầu Ngài.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/4/14
  16. Prebronzer

    Prebronzer Member

  17. mainhu1010

    mainhu1010 Member

    bài viết rất hữu ích với tôi và tôi nghĩ với nhiều người nữa, hi vọng bạn connuoiphatto sẽ có nhiều bài viết hữu ích như này nữa, nếu là sưu tầm thì nhớ ghi rõ địa chỉ cụ thể nhé, còn tác giả của bài viết thì mong là cống hiến nhiều hơn nữa và chia sẻ ra để mọi người biết, rất cảm ơn
     
  18. connuoiphatto

    connuoiphatto New Member

    Cảm ơn bạn đã ủng hộ và cho ý kiến quý báu.
     
  19. hungthang999

    hungthang999 Member

    Tôi nghĩ bạn nên thành thật, có như vậy mới xứng đáng là con của Mẫu, là con của Phật. Còn sống với sự dối trá và tâm không sáng, cuối cùng cũng sẽ bị trừng phạt mà thôi.

    Thứ nhất, tôi đã rất mất công để sưu tập lên cuốn sách "Tín ngưỡng tam tứ phủ và thờ thánh ở Việt Nam", với độ dày có thể lên đến hàng 2000 trang sách ở những phiên bản tiếp theo. Tôi đề nghị bạn hãy tôn trọng công sức mà tôi đã bỏ ra vì cuốn sách trên.

    Thứ hai, tôi biết chắc chắn rằng nếu không tham khảo cuốn sách trên, chắc chắn bạn không thể post được những bài trên với bố cục giống hệt và nội dung giống hệt cuốn sách trên đến từng câu chữ.

    Vậy tôi khuyên bạn hãy tôn trọng sự thật và tôn trọng chính lương tâm của mình.

    Hãy trả lời câu hỏi: liệu bạn có dám thề trước Phật Thánh và Trời Đất rằng bạn không đọc cuốn sách trên nhưng bạn lại có thể tự mình tập hợp lên được những nội dung giống hệt sách của mình đến từng câu chữ không? Bạn có dám thề là nếu bạn nói sai thì sẽ bị quả báo không?

    Trước hết hãy tôn trọng chính mình, tôn trọng cái tâm, tôn trọng sự thật, và sau đó hãy tôn trọng công sức người khác đã bỏ ra để gây dựng lên cuốn sách.

    Bạn đã sử dụng nội dung của cuốn sách, là thứ mà tôi mất công sưu tập để đưa lên diễn đàn này, nhưng lại tự nói là chính bạn sưu tập chúng, và không nói đến nguồn gốc bài viết liên quan đến cuốn sách, đó có phải là sự lừa dối, và ăn cắp không?

    Hãy để tâm của bạn sáng lên một chút, đừng cố tự lừa mình và lừa phật thánh, và nhớ rằng ăn cắp công sức lao động của người khác sớm hay muộn cũng sẽ hậu quả.

    Bạn tự xưng là con của Phật, con của Mẫu, thì trước hết tôi khuyên bạn hãy tôn trọng chính lương tâm của mình.
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/4/14
  20. hungthang999

    hungthang999 Member

    Nhân tiện, tôi cũng xin giới thiệu lại với các bạn cuốn sách "Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ và thờ thánh ở Việt Nam", phiên bản 2014.04.02.

    Cuốn sách trên được hoàn thành dựa trên những nguyên tắc căn bản như sau:

    - Về tác giả: nhiều tác giả, còn bản thân tôi chỉ là người sưu tập (tổng hợp, bố cục và bổ xung một số nội dung trong cuốn sách). Tôi rất tôn trọng và biết ơn tất cả những tác giả - những người đã có công trực tiếp hoặc gián tiếp hình thành lên cuốn sách này.

    - Lời cảm ơn: Trong cuốn sách thể hiện rất rõ lời cảm ơn đến các tác giả, các thành viên của diễn đàn, các đồng thầy, thủ nhang các đền, v.v... đã giúp tôi hoàn thành cuốn sách này.

    - Về trích dẫn: Tôi cố gắng trích dẫn đầy đủ nguồn gốc, xuất xứ của các bài viết. Với những nội dung chưa rõ nguồn gốc, tôi rất mong muốn những tác giả đó sẽ cho tôi biết thông tin về họ để tôi sẽ bổ sung vào cuốn sách ở những phiên bản tiếp theo.

    Dưới đây là thông tin chi tiết về cuốn sách để chia sẻ cùng các bạn. Rất mong các bạn góp ý để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn nữa ở các phiên bản tiếp theo.

    Sách: Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ và thờ thánh ở Việt Nam - Phiên bản 2014.04.02

    Cập nhật ngày: 02/04/2014
    Tổng số trang: 1565 trang
    Dung lượng: 27,7 Mb
    Link download sách:
    Mediafire:https://www.mediafire.com/folder/odeevw527i7sa/Tin_nguong_tu_phu 4shared:http://www.4shared.com/folder/0IG73pkY/Tin_nguong_tam_tu_phu.html
    Box:http://www.box.com/s/6so4cgdd1iln54qwljmz

    CHÚ Ý: Nếu bạn đọc không thể mở được sách (mở ra có màu trắng, hoặc có hỏi password) thì bạn đọc hãy download phiên bản mới nhất của phần mềm đọc pdf ở liên kết dưới đây. Trong trường hợp vẫn không đọc được sách, bạn đọc hãy liên hệ với tôi qua số điện thoại: 0985175655, hoặc email: hungthang999@gmail.com
    Phần mềm đọc sách PDF:
    - Phần mềm Foxit Reader: http://www.foxitsoftware.com/Secure_PDF_Reader
    - Phần mềm Adobe Reader: http://www.adobe.com/products/reader.html?promoid=DJDXD

    NỘI DUNG

    Lời cảm ơn
    Nghi lễ Chầu văn - Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc Gia
    Hoàn thiện hồ sơ đề nghị nghi lễ Chầu văn là di sản UNESCO
    Trình Thủ tướng hồ sơ UNESCO “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”
    Hiểu đúng về Nghị định số 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ
    1. Nghị định Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ có cấm lên đồng
    2. Hai cách hiểu khác nhau về Nghị định Nghị định 75/2010/NĐ-CP
    3. Thế nào là “mê tín dị đoan”
    4. Lên đồng không hẳn là “mê tín dị đoan”
    5. Cách hiểu đúng về Nghị định 75/2010/NĐ-CP
    6. Lời giải thích của Vụ trưởng Vụ trưởng Pháp chế, Bộ VHTTDL
    7. Cần loại bỏ những hình thức biến tướng của hầu đồng
    A. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN TÍN NGƯỠNG TAM TỨ PHỦ
    I. Lịch sử hình thành Tín Ngưỡng Tam Tứ Phủ
    1. Các giai đoạn hình thành & phát triển Tín Ngưỡng Tam Tứ Phủ
    1.1. Đạo Mẫu bắt nguồn từ tập tục thờ Nữ thần
    1.2. Tín ngưỡng Tam Phủ lấy ý tưởng từ Đạo giáo
    1.3. Sự hình thành của Tín ngưỡng Tứ Phủ
    1.4. Mẫu Liễu Hạnh và bước phát triển mới của Đạo Mẫu
    1.5. Cuộc chiến giữa Tín ngưỡng Tứ Phủ và Nội Đạo Tràng
    1.6. Sự phát triển mạnh mẽ của Đạo Mẫu thời Nhà Nguyễn
    2. Quá trình hình thành hệ thống thần linh trong điện thờ Tứ Phủ
    2.1. Quan Đệ Ngũ được đưa vào Tứ Phủ sau các vị Chầu Bà
    2.2. Trần Triều được hội nhập vào điện thờ Tứ Phủ từ thế kỷ XIX
    3. Sự hội nhập của Tín ngưỡng Tây Thiên với Tứ Phủ
    3.1. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tây Thiên từ tục thờ núi
    3.2. Sự hội nhập của Tín ngưỡng Mẫu Tây Thiên với Tín ngưỡng Tứ Phủ
    3.3. Chúa Tây Thiên trong nghi thức hầu đồng
    3.4. Quá trình hội nhập Phật – Mẫu tại Tây Thiên
    3.5. Sự tích hợp văn hóa liên tộc người trong tín ngưỡng Mẫu Tây Thiên
    3.6. Di tích đền thờ
    II. Tín ngưỡng Tứ Phủ với các Tôn giáo tín ngưỡng khác
    1. Tín ngưỡng Tứ Phủ là tín ngưỡng bản địa
    2. Mối quan hệ giữa Phật Giáo với tín ngưỡng Tứ Phủ
    3. Mối quan hệ giữa Mẫu Liễu Hạnh và Nội Đạo Tràng
    III. Những giá trị cơ bản của tín ngưỡng Tam Tứ Phủ
    1. Giá trị nhận thức thế giới
    2. Giá trị nhân sinh
    3. Chủ nghĩa yêu nước
    4. Di sản văn hóa nghệ thuật độc đáo
    B. HỆ THỐNG CÁC VỊ THÁNH TRONG TÍN NGƯỠNG TAM TỨ PHỦ
    I. Công Đồng Tam Tứ Phủ
    1. Khái niệm về Tam Phủ
    2. Màu sắc đại diện cho Tam Phủ
    3. Sự hình thành của Tứ Phủ
    4. Màu sắc đại diện cho Tứ Phủ
    5. Sắp xếp thứ tự của các Phủ
    6. Tứ Phủ bao gồm chân linh bốn miền vũ trụ
    7. Hệ thống thần linh đứng đầu và đại diện cho Tam Tứ Phủ
    8. Tính bao quát rộng lớn của Tam Tứ Phủ
    9. Đền Công Đồng Bắc Lệ
    10. Đền Công Đồng Phủ Dầy
    11. Công Đồng Tứ Phủ Văn
    12. Văn Công Đồng
    II. Đức Vua Cha
    1. Vua Cha Thiên Phủ Ngọc Hoàng Thượng Đế
    1.1. Nguồn gốc lịch sử
    1.2. Ngọc Hoàng trong tín ngưỡng tứ phủ
    1.3. Đền Đậu An – Đền Ngọc Hoàng Thượng Đế
    1.4. Đền Ngọc Hoàng Thượng Đế tại Bằng Sở
    1.5. Văn Ngọc Hoàng Thượng Đế
    2. Vua Cha Bát Hải Động Đình Vĩnh Công Đại Vương
    2.1. Thần tích Đền Đồng Bằng
    2.2. Một số sắc phong cho Vĩnh Công Đại Vương
    2.3. Đào Động trong cuộc chiến chống Nguyên Mông
    2.4. Tam kỳ linh ứng
    2.5. Di tích Đền Đồng Bằng
    2.6. Văn Thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình
    2.7. Văn Chầu Chung Đức Vua Cha, Quan Tam và Quan Điều Thất
    3. Vua Cha Nhạc Phủ Nam Thiên Thánh Tổ Tản Viên Sơn Thánh
    3.1. Đức Thánh Tản là Vua Cha Nhạc Phủ
    3.2. Ngũ Nhạc Thần Vương
    3.3. Thần tích về Tản Viên Sơn Thánh
    3.4. Đức Thánh Tản dạy nhân dân làm ăn sinh sống
    3.5. Vua Cha Nhạc Phủ cùng Vua Cha Bát Hải đánh giặc ngoại xâm
    3.6. Một số sắc phong của Đức Thánh Tản
    3.7. Long mạch Tản Viên
    3.8. Tản Viên Sơn Thánh - Đế Xuất Hồ Chấn
    3.9. Thần tích đền Và về Tiên Trượng Ước Thư
    3.10. Truyền thuyết Sơn tinh – Thủy tinh
    3.11. Câu chuyện về Cao Biền và Đức Tản Viên Sơn Thánh
    3.12. Khu di dích đền thờ Tản Viên
    3.13. Khu di tích đền Và
    3.14. Đền Tranh – Vĩnh Phúc
    3.15. Đền Thính – Vĩnh Phúc
    3.16. Đền Lăng Sương (Phú Thọ) – nơi sinh Đức Thánh Tản
    3.17. Bản chầu văn Nhạc Phủ Thần Vương
    3.18. Sự tích Thánh Tản Viên diễn ca
    4. Vua Cha Diêm Vương
    III. Tứ Vị Thánh Mẫu
    1. Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên - Thanh Vân Công Chúa
    1.1. Sự tích Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên
    1.2. Đền Bằng Sở - Đền Mẫu Cửu Trùng
    1.3. Tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên tại Ba Vì
    1.4. Cửu Trùng Thánh Mẫu Văn
    1.5. Thiên Tiên Đệ Nhất Thánh Mẫu Văn
    2. Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên - Liễu Hạnh Công Chúa
    2.1. Thánh Mẫu Giáng Sinh lần thứ nhất (1434 – 1473)
    2.2. Đức Tiên Chúa trở lại thiên đình (1473 – 1557)
    2.3. Thánh Mẫu Giáng Sinh lần thứ hai (1557 – 1577)
    2.4. Đức Tiên Chúa trở lại thiên đình (1577 - 1579)
    2.5. Đức Tiên Chúa giáng lần thứ ba (1579)
    2.5.1. Đức Tiên Chúa hiện thân về thăm quê hương lần thứ nhất
    2.5.2. Đức Tiên Chúa hiện thân về thăm quê hương lần thứ hai
    2.5.3. Đức Tiên Chúa hiển linh ở Đèo Ngang, Phố Cát, Ba Dội
    2.5.4. Đức Tiên Chúa bị thu phép thuật
    2.5.5. Đức Tiên Chúa thọ giới Phật tự
    2.5.6. Phùng Khắc Khoan gặp Tiên Chúa ở Lạng Sơn
    2.5.7. Phùng Khắc Khoan gặp Tiên Chúa ở Hồ Tây
    2.5.8. Đức Tiên Chúa tái hợp cùng Mai Sinh
    2.5.9. Đức Tiên Chúa và Hai Vị Tiên Nương hiển thánh ở Phố Cát
    2.5.10. Sòng Sơn Đại Chiến
    2.5.11. Đức Tiên Chúa và Hội thi Bách Thần
    2.5.12. Đức Tiên Chúa hiển linh và trở thành Thánh Mẫu
    2.6. Quan điểm khác về lần giáng thứ ba của Mẫu Liễu Hạnh
    2.7. Quan điểm của tác giả về lần giáng thứ ba của Thánh Mẫu
    2.8. Các Đại Sắc Phong cho Thánh Mẫu
    2.8.1. Sắc phong thứ nhất
    2.8.2. Sắc phong thứ hai
    2.8.3. Sắc phong thứ ba
    2.8.4. Sắc phong thứ tư
    2.8.5. Sắc phong thứ năm
    2.8.6. Sắc phong thứ sáu
    2.8.7. Sắc phong thứ bẩy
    2.8.8. Sắc phong thứ tám
    2.8.9. Sắc phong thứ chín
    2.8.10. Sắc phong thứ mười
    2.8.11. Sắc phong thứ mười một
    2.8.12. Sắc phong thứ mười hai
    2.8.13. Sắc phong thứ mười ba
    2.8.14. Sắc phong thứ mười bốn
    2.8.15. Sắc phong thứ mười năm
    2.9. Một số di tích Đền Phủ liên quan đến sự hiển linh của Mẫu Liễu
    2.9.1. Di tích Phủ Dầy
    2.9.2. Đền Sòng Sơn
    2.9.3. Phủ Tây Hồ
    2.9.4. Đền Mẫu Đồng Đăng
    2.9.5. Đền Phố Cát
    2.9.6. Phủ Đồi Ngang
    2.9.7. Lăng Mộ Mẫu Liễu Hạnh
    2.10. Các bản chầu văn về Mẫu Liễu Hạnh
    2.10.1. Vân Cát Tam Thế Thực Lục Quốc Âm
    2.10.2. Thánh Mẫu Sự Tích Quốc Âm Ca
    2.10.3. Địa Tiên Thánh Mẫu Văn
    2.10.4. Cảnh Thư Đường Văn
    2.10.5. Văn Mẫu Phủ Giày
    2.10.6. Văn Mẫu Sòng
    2.10.7. Thánh Mẫu Ca Đàn Văn
    2.10.8. Giáng Tiên Kỳ Lục Văn
    2.10.9. Vân Hương Thánh Mẫu sự tích văn
    2.10.10. Hòa Diệu Đại Vương Văn
    3. Mẫu Đệ Tam Thuỷ Cung - Xích Lân Công Chúa
    3.1. Sự tích Mẫu Đệ Tam
    3.2. Mẫu Đệ Tam hiển linh giúp Lý Thái Tổ
    3.3. Mẫu Đệ Tam hiển linh giúp Trần Hưng Đạo
    3.4. Mẫu Đệ Tam hiển linh giúp vua Lê Thánh Tông
    3.5. Mẫu Đệ Tam hiển linh giúp vua Lê Thần Tông
    3.6. Đền Hàn Sơn (Thanh Hóa)
    3.7. Đền Dầm (Thường Tín, Hà Nội)
    3.8. Đền Mẫu Thoải (Long Biên)
    3.9. Đền Mẫu Thoải (Lạng Sơn) (?)
    3.10. Đền thờ Bà áo Trắng (Yên Bái)
    3.11. Đền Cái Lân (Hạ Long)
    3.12. Thoải Tiên Đệ Tam Thánh Mẫu Văn
    3.13. Văn Mẫu Thoải
    3.14. Thủy Tinh Công Chúa văn
    4. Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên - Sơn Lâm Công Chúa
    4.1. Thần tích Mẫu Thượng Ngàn La Bình
    4.2. Thần tích Mẫu Thượng Ngàn Mỵ Nương Quế Hoa
    4.3. Tám Tướng Sơn Trang
    4.4. Mẫu Thượng Ngàn hiển linh giúp Vua Lê
    4.5. Huyền tích Chi Lăng – Xương Giang
    4.6. Đền Đông Cuông
    4.7. Đền Bắc Lệ
    4.8. Đền Suối Mỡ
    4.9. Đền Đá Đen
    4.10. Nhạc Tiên Sơn Lâm Thánh Mẫu Văn
    4.11. Lê Mại Chúa Tiên Văn
    4.12. Văn Chầu Lê Mại Đại Vương
    4.13. Văn Chúa Thượng Ngàn
    4.14. Văn Mẫu Thượng Ngàn – Chúa Sơn Trang
    4.15. Văn Khao Thỉnh Sơn Trang
    4.16. Văn Mẫu Thượng Ngàn Tuyên Quang
    4.17. Thượng Ngàn Công Chúa Văn
    4.18. Văn Chúa Sơn Trang - Diệu Tín Thiền Sư
    5. Khái niệm “Tam Tòa Thánh Mẫu”
    5.1. Tam Tòa Thánh Mẫu dựa trên thuyết Tam Phủ
    5.2. Tam Tòa Thánh Mẫu dựa trên đồng nhất Thiên Phủ với Địa Phủ
    5.3. Tam Tòa Thánh Mẫu dựa trên đồng nhất Địa Phủ với Nhạc Phủ
    5.4. Tam Tòa Thánh Mẫu dựa trên từng trường hợp cụ thể
    5.5. Tam Tòa Thánh Mẫu theo quan điểm của tác giả
    5.5.1. Tứ Phủ phải có 4 vị Thánh Mẫu
    5.5.2. Mẫu Liễu Hạnh là Mẫu Địa, không phải là Mẫu Thiên
    5.5.3. Nhận xét về thứ tự Mẫu trong văn cúng, văn thỉnh và tượng thờ
    5.5.4. Mẫu Liễu Hạnh là Mẫu Địa và là đại diện cho Mẫu Thiên
    6. Văn Thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu
    6.1. Văn Thỉnh Mẫu – Bản 1
    6.2. Văn Thỉnh Mẫu – Bản 2
    6.3. Các Bài Kệ Tán sử dụng trong các giá hầu Mẫu
    IV. Hội Đồng Quan Lớn
    1. Ngũ Vị Tôn Ông
    1.1. Đệ Nhất Tôn Quan
    1.1.1. Thần tích Quan Lớn Đệ Nhất
    1.1.2. Hầu giá Quan Lớn Đệ Nhất
    1.1.3. Đền Chính Quan Lớn Đệ Nhất
    1.1.4. Đền Tĩnh Quan Lớn Đệ Nhất
    1.1.5. Văn Quan Lớn Đệ Nhất – Bản 1
    1.1.6. Văn Quan Lớn Đệ Nhất – Bản 2
    1.2. Đệ Nhị Tôn Quan
    1.2.1. Thần tích Quan Đệ Nhị
    1.2.2. Hầu giá Quan Lớn Đệ Nhị
    1.2.3. Đền Quan Giám
    1.2.4. Đền Quan – Phố Cát
    1.2.5. Văn Quan Đệ Nhị Giám Sát – Bản 1
    1.2.6. Văn Quan Đệ Nhị Giám Sát – Bản 2
    1.2.7. Văn Quan Đệ Nhị Giám Sát – Bản 3
    1.3. Đệ Tam Tôn Quan
    1.3.1. Thần tích Quan Lớn Đệ Tam
    1.3.2. Quan Lớn Đệ Tam không phải là Phạm Vĩnh
    1.3.3. Bài thơ của cụ Bùi Bằng Đoàn về ba anh em họ Phạm
    1.3.4. Hầu giá Quan Lớn Đệ Tam
    1.3.5. Đền Quan Lớn Đệ Tam (Quỳnh Phụ - Thái Bình)
    1.3.6. Đền Lảnh Giang (Duy Tiên – Hà Nam)
    1.3.7. Đền Xích Đằng (Lam Sơn – Hưng Yên)
    1.3.8. Một số ngôi đền khác thờ Quan Lớn Đệ Tam
    1.3.9. Đệ Tam Vương Quan Văn – Bản 1
    1.3.10. Đệ Tam Vương Quan Văn – Bản 2
    1.3.11. Đệ Tam Vương Quan Văn – Bản 3
    1.4. Đệ Tứ Tôn Quan
    1.4.1. Thần tích Quan Lớn Đệ Tứ
    1.4.2. Quan Lớn Đệ Tứ không đại diện cho âm ti địa phủ
    1.4.3. Hầu giá Quan Lớn Đệ Tứ
    1.4.4. Đền thờ Quan Lớn Đệ Tứ
    1.4.5. Văn Quan Lớn Đệ Tứ
    1.5. Đệ Ngũ Tôn Quan
    1.5.1. Thần tích Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh
    1.5.2. Câu chuyện Quan Lớn Đệ Ngũ bị mắc oan
    1.5.3. Quan Lớn Đệ Ngũ hiển linh giúp An Dương Vương
    1.5.4. Cao Lỗ không phải là Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh
    1.5.5. Chuyện “Ông Dài Ông Cụt” không phản ánh đúng về Quan Tuần
    1.5.6. Hầu giá Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh
    1.5.7. Đền Tranh – Đền Ninh Giang
    1.5.8. Đền Kỳ Cùng – Lạng Sơn
    1.5.9. Đền Cửa Đông – Lạng Sơn
    1.5.10. Đệ Ngũ Tôn Quan Văn – Bản 1
    1.5.11. Đệ Ngũ Tôn Quan Văn – Bản 2
    1.5.12. Đệ Ngũ Tôn Quan Văn – Bản 3
    1.5.13. Đệ Ngũ Tôn Quan Văn – Bản 4
    2. Lục Phủ Tôn Ông
    2.1. Quan Lớn Điều Thất Đào Tiên
    2.1.1. Thần tích Quan Lớn Đệ Thất
    2.1.2. Hầu giá Quan Lớn Đệ Thất
    2.1.3. Đền thờ Quan Lớn Điều Thất
    2.1.4. Văn Quan Lớn Điều Thất
    2.2. Quan Lớn Đệ Bát Đồng Bằng Sông Diêm
    2.2.1. Thần tích Quan Lớn Đệ Bát
    2.2.2. Hầu giá Quan Lớn Đệ Bát
    2.2.3. Đền Quan Lớn Đệ Bát
    2.2.4. Văn Quan Lớn Đệ Bát Đồng Bằng Sông Diêm
    2.3. Quan Lớn Đệ Thập Triệu Tường
    2.3.1. Lịch sử về Quan Triệu Tường
    2.3.2. Quan Triệu Tường không phải là Quan Hoàng Đôi
    2.3.3. Quan Triệu Tường đồng nhất với Quan Lớn Đệ Thập
    2.3.4. Hầu giá Quan Đệ Thập Triệu Tường
    2.3.5. Đền thờ Quan Đệ Thập Triệu Tường
    2.3.6. Văn Quan Lớn Đệ Thập Triệu Tường
    3. Quan Nam Tào, Quan Bắc Đẩu
    3.1. Nam Tào tinh quân, Bắc Đẩu tinh quân
    3.2. Quan Nam Tào, Quan Bắc Đẩu trong Tín ngưỡng Tứ Phủ
    3.3. Đền thờ Quan Nam Tào, Quan Bắc Đẩu
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/4/14

Chia sẻ trang này