Các vị Thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Thảo luận trong 'Pháp sự khoa nghi' bắt đầu bởi o0oatmo0o, 25/5/11.

Lượt xem: 13,692

  1. o0oatmo0o

    o0oatmo0o Công thần

    xóa cho nó đẹp mặt xóa cho nó đẹp mặt xóa cho nó đẹp mặt
     
    Quan tâm nhiều
    Bài viết mới
    Last edited by a moderator: 13/12/11

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. Feng

    Feng Member

    Còn rất nhiều vị thánh nữa
     
  3. o0oatmo0o

    o0oatmo0o Công thần

    Đã nói là tứ phủ vạn Linh mak lại. hay dễ hiểu hơn có thể nói tín ngưỡng thờ mẫu là tín ngưỡng mở :D
     
  4. Feng

    Feng Member

    Ok chuẩn đó. Ví dụ hàng chúa còn chúa Then,chúa Ba Nàng,chúa Đá Đen,chúa Tiên...
     
  5. mrduy_88namdinh

    mrduy_88namdinh New Member

    ok! bạn nói rất chi tiết ,dễ hiểu. thanks!
    tuy rằng mỗi thanh đồng có căn hầu và cách làm việc khác nhau,nhưng như bạn nói la đầy đủ rồi,ai nói còn thiếu thì đó là những vị thanh' vị chúa nơi bản địa.địa phương và các vùng miền khác nhau,ai được ăn lôc thì vẫn bác ghế hầu những vị đó và vẫn được gọi là hầu thánh,nhưng không thuộc phạm vi trong Hội đồng phật thánh-tam tứ phủ.
     
  6. Feng

    Feng Member

    Em thấy cần bổ xung hội đồng Trần Triều cho đầy đủ
     
  7. o0oatmo0o

    o0oatmo0o Công thần

    vậy còn vị nào chính cung trần triều nữa không hả bạn. minh cũng chưa rõ lắm
     
  8. mrduy_88namdinh

    mrduy_88namdinh New Member

    Dưới và sau Tam Tòa Thánh Mẫu là ban Trần Triều .
    Đức Thánh Trần Triều
    Đức Ông Đệ Nhị
    Đức Ông Đệ Tam
    Vương Cô Đệ Nhất
    Vương Cô Đệ Nhị
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/6/11
  9. o0oatmo0o

    o0oatmo0o Công thần

    Theo Mình biết công đồng nhà trần chỉ có 7 giá thì phải. theo mình đúng phép mà nói về cửa cha thì phải hầu đủ 7 giá này mak ko hầu tứ phủ hjx hjx
     
  10. Feng

    Feng Member

    + Đức Ông Trần Triều Hiển Thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
    + Vương Mẫu Phu Nhân Nguyên từ Quốc mẫu Thiên Thành công chúa
    + Vương Cô Đệ Nhất Khâm từ hoàng thái hậu Quyên Thanh
    + Vương Cô Đệ Nhị Đại Hoàng Anh nguyên quận chúa
    + Hưng Vũ Vương ấy chân nguyên tử Trần Quốc Hiến
    + Hưng Quốc Vương đống lương hiền tài Trần Quốc Nghiễn
    + Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Chính là Đức ông đệ tam Cửa Suốt, được nhân dân lập đền thờ riêng rất nổi tiếng tại Quảng Ninh
    + Hưng Hiến Vương Trần Quốc Hưng

    + Đức Thánh Phạm
    + Cô bé Cửa Suốt Tĩnh Huệ Công Chúa
    + Cậu bé Cửa Ông
    những giá hay hầu em đã đánh màu đỏ
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/6/11
  11. mrduy_88namdinh

    mrduy_88namdinh New Member

    thì cũng đã có thanh đồng nào hầu được cả đâu bạn...!nếu không được hầu mà cố tung khăn phủ diện thì ..........................................mệt!!!
     
  12. phucyen

    phucyen Công thần

    Mời quý vị đọc bài viết SƠ LƯỢC VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VÀ TAM, TỨ PHỦ ở đây

    Tín ngưỡng tam tứ phủ dưới ảnh hưởng của Phật giáo và đạo giáo (Trung Hoa) tôn thờ chư Phật , Bồ Tát... và rất nhiều vị thần như Vua Đế Thích, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thập Điện Minh Vương, Bát Hải Long Vương….Các vị thần được nhắc đến khá đầy đủ trong bản văn Công Đồng.Tuy nhiên với tín ngưỡng bản địa thờ các vị thần nước Nam thì các vị thần của đạo giáo cũng khá mờ nhạt, đa số người ta chỉ biết tới Ngọc Hoàng Thượng Đế (Vua Cha Ngọc Hoàng) và Bát Hải Long Vương (Vua Cha Động Đình).Còn lại các vị thánh đa số là các vị thần bản địa và được chia làm các hàng bậc rõ rệt như sau:
    *Chư Phật, Bồ Tát ... :
    Tín ngưỡng thờ tứ phủ trọng tâm là tôn sùng Thánh Mẫu, tuy nhiên Chư Phật, Bồ Tát... lại được quan niệm là quyền phép cao siêu hơn chư Thánh. Huyền tích về Mẫu Liễu Hạnh đã ghi lại : sau khi đại chiến tại Sòng Sơn và thất thế, Đức Phật Như Lai ( Có nơi cho là ngài Quán Thế Âm) đã cưỡi mây xuống giải cứu và truyền tam quy ngũ giới cho Thánh Mẫu. Sau khi thọ giới Thánh Mẫu là một đệ tử của Phật môn, ngài mở lòng nhân từ cứu vớt sinh linh và được tôn sùng là Mã Hoàng Bồ Tát. Có lẽ vì vậy mà việc tôn thờ Phật - Mẫu được kết hợp ở nhiều đền, chùa... Các chùa miền Bắc thường thờ tự theo lối "tiền Phật, hậu Mẫu" : Đại điện thờ Phật, hậu điện hay nhà ngang thờ Mẫu. Tại các đền, phủ, điện thường thờ theo lối "thượng Phật, hậu Mẫu" : Chư Phật, Bồ Tát được thờ phía trên, hệ thống chư Thánh thờ phía dưới, thấp hơn. Ở đó thường thờ Quán Âm Bồ Tát (Chuẩn đề bồ tát) làm đại diện. Ngài Quán Âm hiện nữ thân để giáo hóa chúng sinh, đó là hình tượng một người mẹ từ bi, phúc hậu luôn thấu hiểu chúng sinh. Vì vậy nên hình tượng ngài Quán Âm được đưa vào thờ tự phổ biến trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam, tứ phủ. Trong dân gian người ta tôn danh hiệu ngài là giáo chủ như: Đô Đàn Giáo Chủ , Viên Thông Giáo Chủ, Bạch Y Giáo Chủ. Các tranh thờ tam phủ, tứ phủ (tranh hàng Trống) đều đưa hình tượng Quán Âm Bồ Tát ở ngôi vị cao nhất.

    [​IMG]

    *TỨ PHỦ THÁNH ĐẾ :
    Tứ phủ Thánh đế là các vị vua cai quản tứ phủ. Danh hiệu chung khi cung thỉnh các vị thánh đế là: Tam Giới Thiên Chúa Tứ Phủ Vạn Linh Công Đồng Đại Đế - Ngọc Bệ Hạ. Các vị thánh đế trong tín ngưỡng tứ phủ ở Việt Nam ảnh hưởng sâu sắc từ đạo giáo Trung Hoa. Danh hiệu các vị thánh đế được ghi chép đầy đủ trong các khoa cúng nhưng lại it được biết đến thực tế. Trong đó, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế và Vua Cha Bát Hải là được biết đến nhiều hơn cả.

    1.Thiên phủ Thánh đế: Đức Vua Cha Ngọc Hoàng, Danh hiệu viết: Thiên Phủ Chí Tôn Kim Khuyết Vân Cung Ngọc Hoàng Đại Đế hay gọi tắt là Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đó là vị Vua được tôn sùng và được biết đến nhiều nhất, tương truyền Đức Ngọc Hoàng ngự tại Kim Khuyết Vân Cung, quyền chủ quản tam giới. Người Trung Quốc gọi Ngọc Hoàng là thiên công, ở nước ta gọi là ông trời (ông giời). Đức Ngọc Đế ngự áo long bào, đội mũ bình thiên tay cầm hốt ngọc. Ngài quản thiên phủ nên sắc phục màu đỏ, tuy nhiên cũng nhiều nơi dùng sắc phục vàng. Màu vàng là màu của hoàng đế xưa và là màu phổ biến trong y phục Ngọc Hoàng ở Trung Quốc.
    2.Địa phủ Thánh đế: Danh hiệu viết: Địa Phủ Chí Tôn Bắc Âm Phong Đô Đại Đế, hay Địa Phủ Diêm La Thiên Tử, Thập Điện Minh Vương, Bắc Âm Phong Đô Đại Đế, hay gọi tắt là Phong Đô Đại Đế. Sở dĩ gọi như vậy là quan niệm địa phủ là thế giới của người đã chết (âm phủ, u minh giới...). Tương truyền trong địa phủ có thành gọi là Phong Đô thành, vì vậy gọi địa phủ là cõi Phong Đô, gọi vua quản Địa Phủ là Phong Đô Đại Đế.Có mười vị vua cai quản mười điện địa phủ là thập điện minh vương. Đó là mười vị vua cai quản địa phủ. Thập điện minh vương thường được thờ trong chùa nhiều hơn là trong hệ thống đền, phủ... thờ tứ phủ. Quan điểm địa phủ là cõi âm- cõi của người đã chết là quan điểm theo Phật giáo, Đạo giáo Trung Hoa. Ngoài ra, còn quan điểm đặc trưng của tứ phủ, đó là quan điểm địa phủ là cõi đất trên dương thế, trong đó nổi danh là Đức Địa Tiên Thánh Mẫu Liễu Hạnh Công Chúa.
    Ghi chú: Có nơi quan niệm Âm Phong Đại Đế là vị vua cao hơn,trên quyền của thập điện Diêm Vương. Lại cũng có quan điểm coi Địa Phủ Thánh Đế là một trong thập điện minh vương và đây là vị vua quyền cao hơn cả.
    3.Thủy phủ Thánh đế: Danh hiệu viết: Thủy Phủ Chí Tôn Phù Tang Cam Lâm Đại Đế hay Thủy Phủ Đại Thiên Long Chúa, Bát Hải Long Vương, Thủy Phủ Phù Tang Cam Lâm Đại Đế hay thường gọi là Vua Cha Bát Hải. Quan niệm về Vua thủy phủ cũng nhiều. Có nơi gọi Bát Hải Long Vương là Vua quản tám cửa bể. Có nơi gọi Bắc Hải Long Vương, vị Vua thủy phủ có nguồn gốc từ Bắc quốc (Trung Hoa).Còn có quan niệm về tứ hải Long Vương: Đông Hải Long Vương, Tây Hải Long Vương, Nam Hải Long Vương, Bắc Hải Long Vương. Vua Bát Hải Động Đình có nguồn gốc từ Hồ Động Đình, Trung Hoa, Trong tín ngưỡng tứ phủ Việt Nam, Vua Động Đình được Việt hóa với nhân vật lịch sử Vĩnh Công - người có công lớn trong việc giữ yên bờ cõi và chiêu dân lập ấp xây dựng giang sơn xã tắc từ buổi sơ khai. Sau khi hiển thánh, Ngài cai quản tám cửa bể trong cõi nước Nam. Đền thờ ngài chính ngôi tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
    4.Nhạc phủ Thánh đế: Danh hiệu viết: Nhạc Phủ Chí Tôn Đông Nhạc Thái Sơn Đại Đế . Đạo giáo Trung Hoa tôn thờ năm vị vua cai quản năm ngọn núi nổi tiếng. Đó là Đông Nhạc Đại Đế quản Thái Sơn. Tây Nhạc Đại Đế quản Hoa Sơn. Nam Nhạc Đại Đế quản Hành Sơn. Bắc Nhạc Đại Đế quản Hằng Sơn. Trong đó Đông Nhạc Đại Đế được coi là cha của tứ nhạc còn lại, là núi chủ quan trọng nhất. Trong tâm linh người Việt, Đức Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh Đại Vương), được tôn thờ là thánh cả, là cha của Bà Chúa Thượng Ngàn La Bình Công Chúa. Ngài có thể coi là Nhạc Phủ Thánh Đế theo quan điểm bản địa Việt Nam.

    *TỨ PHỦ THÁNH MẪu - TAM TÒA THÁNH MẪU :
    Tam tòa Thánh Mẫu được coi là ba vị Thánh Mẫu quyền năng tối cao,tương ứng với tam phủ và tứ phủ như vừa trình bày . Xét quan điểm thứ nhất, trong các khoa cúng thưởng thỉnh danh hiệu các vị Thánh Mẫu như sau:
    1. Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên ,Cửu Trùng Thanh Vân Công Chúa
    2. Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên, Liễu Hạnh Công Chúa
    3. Mẫu Đệ Tam Thuỷ Cung, Xích Lân Công Chúa
    4. Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên, Sơn Lâm Công Chúa

    Có bốn vị thánh Mẫu tương ứng với bốn phủ nhưng tam tòa Thánh Mẫu thì chỉ nói về ba trong số bốn vị Thánh Mẫu mà thôi. Chính vì vậy nên có nhiều quan điểm về thứ bậc trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Ta thường gặp 2 quan điểm sau:
    [​IMG]
    Hai quan điểm này dường như giống trong quan điểm về tam phủ đã nói ở trên (thiên - địa- thoải và thiên - nhạc -thủy). Có điều Mẫu Liễu Hạnh được coi là thần chủ là khởi nguồn của tín ngưỡng này nên cả trong hai quan điểm đều có nói đến ngài. Quan điểm thứ nhất thường thấy trong các bản văn cúng, các bản chầu văn. Quan điểm thứ hai lại rất thường gặp trong việc thờ tự. Mẫu Liễu Hạnh vừa là Mẫu Địa Tiên vừa được coi là Thiên Tiên Thánh Mẫu .Thần tượng của ngài thường được tôn trí với trang phục màu đỏ và ngự bên trái là Mẫu Thượng Ngàn ( trang phục màu xanh) và bên phải là Mẫu Thoải ( trang phục màu trắng):

    Nhiều nơi thờ tam tòa Thánh Mẫu là tam thế giáng sinh của Mẫu Vân Hương ( Mẫu Liễu Hạnh) ứng với ba lâng giáng trần của ngài : lần đầu ở Vỉ Nhuế, Đại Yên, Nam Định lần thứ hai ở Phủ Giày, Nam Định và lần thứ ba ở Đông Thành, Kẻ Sóc, Nghệ An ( có ý kiến cho rằng lần thứ ba Mẫu giáng là ở Nga Sơn Thanh Hóa).Cụ thể như cung Mẫu trong phủ chính Tiên Hương, cung Mẫu đền Dâu ( Ninh Bình)... đều thờ tam thế Vân Hương Thánh Mẫu.

    (còn nữa)
     
  13. conchudangyeu

    conchudangyeu Thành viên Bị cấm

    bạn ơi chúa ba Nàng và chúa then là 1 bạn ạ , còn chúa tiên thì thờ ở đâu ạ . Chúa đá đen là chúa địa phương k được xếp và hàng chúa bói đâu .
     
  14. người đưa ra bì viết đầu tiên nói nhiều chỗ ko có căn cứ rõ ràng. Như về hàng chầu thì chúa(chầu) thác bờ ko thuộc tứ phủ. Nên ko thể coi là thuộc thoải phủ đc. Chúa bà có công vs dân vs nước đc nhân dân lập đền ở vùng trung du hòa bình. Và ở dưới có hàng chúa vs những phủ gắn đằng sau đều ko pải: các chúa đều ko thuộc tứ phủ chỉ có công vì đời cứu dân thôi.
     
  15. conchudangyeu

    conchudangyeu Thành viên Bị cấm

    hihi ai bảo chúa không thuộc tứ phủ bạn . chúa = chầu , thật ra đó chỉ là âm đọc lệch đi thôi .
    Người ta vẫn thường nói là chúa đệ nhị , chúa sơn trang thay cho chầu đệ nhị , mẫu đệ nhị . Hay có người nói là chùa bà đông cuông , chúa bà lục cung = chầu lục , .... . Đó chỉ là âm đọc thôi . Còn có chúa thuộc tứ phủ , có chúa được cai là thánh địa phương (= thành hoàng của bản sứ đó ) .
    Còn chúa thác bờ nhiều người vẫn coi bà hiển thân của mẫu đệ tam đó .



    Cả bài viết của anh trường chưa đủ đâu
    về hàng đế còn thiếu : trung thiên tinh chúa , nam cực trường sinh , thừa thiên hiệu pháp , hiệu thiên chí tôn , tam quan đại đế . Đề là các vị ngọc đế được thỉnh trước khi hầu , hoặc mở phủ .
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/6/11
  16. ko bạn ạ. Theo mình tứ phủ chỉ có tứ phủ thánh mẫu cai quản 4 phủ tối cao nhất. xong đến ngũ vị tôn ông=> tứ phủ chầu bà, hoàng, cô và cậu thôi. còn nhà trần hay hàng chúa đều ko thuộc tứ phủ. Vì các ngài có công vs đất nc vs dân nên dân nhớ công ơn lập đền thờ phụng, bắc ghế hầu thui. đây là ý kiến của mình còn mọi người cứ bàn luận thoải mái nha
     
  17. Feng

    Feng Member

    Chúa then là 1 vị Chúa người tày còn Chúa Ba Nàng chính là 3 bà Chúa có cả tích và đền thờ tại Lạng Sơn, hầu Chúa Ba Nàng người ta hay hầu Bà chị cả bị mù. Đây là theo ý của boo. Nói như bạn Chúa Ngũ Phương Bản Cảnh cũng là Chúa địa phương. Về tâm linh có rất nhiều ý kiến khác nhau chứ
     
  18. o0oatmo0o

    o0oatmo0o Công thần

    tất cả mình dã giải thích rùi. do tín ngưỡng tứ phủ là tín ngưỡng mở (tứ phủ vạn linh), nên hòn đá cũng có thế đưa vào tứ phủ được, còn bài viết mình đề cập ở đây là những vị thường trực trong hệ thống tứ phủ, như bạn haianh1995 đã nói đúng là chầu là từ đọc chệch đi của chúa, cũng như ba thành bơ đó. Theo quan niệm tín ngưỡng tứ phủ là tín ngưỡng mở nên bà chầu thứ 11 nhiều người dân xếp vào là bà chầu bản đền, nhưng theo mình lại là bà chúa thác bờ, Mọi người quan niệm là hầu chầu tam buồn nên hầu chúa thác vào giá chầu tam, nhưng như vậy theo mình là không hợp lí vì gia đình tứ phủ phải có lúc vui lúc buồn, cũng như thánh mẫu hiện thân ra các chầu các hoàng các cô các cậu cho cuộc sống thêm phần sinh động hơn thôi
     
  19. dạ vâng. Cũng hok sao mà. Ở đây ko có đúng sai mà chỉ có sự muôn màu muôn vẻ sự sinh động trong tâm linh nói chúng và tín ngưỡng thờ mẫu nói riêng. hjhj Còn cũng tùy ai muốn bắc ghế hầu ai thì là do thanh đồng mà. Có thờ có thiêng dù là thánh bản địa hay thánh tứ phủ nhưng ta có lòng tin vào thì tất sẽ đc sở nguyện như ý sở cầu tòng tâm. hjhj đây chỉ là ý kiến của em nếu có sự ko pải nào xin đc hoan hỉ. :)
     
  20. o0oatmo0o

    o0oatmo0o Công thần

    rất cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến. theo mình thì là do thanh đồng thật nhưng tất cả các vị thánh có liên quan thì chúng ta hẵng hầu ví dụ quê hương bản địa hoặc là ăn lộc bói hay lộc cúng,... hãy nên hầu. Đừng nên thấy người ta hầu mình cũng bắt trước theo như vậy là không tốt không tốt hj
     

Chia sẻ trang này