cảm tác đi lễ đền cô chín thượng (gần chúa bói nguyệt hồ)

Thảo luận trong 'Thơ văn quán' bắt đầu bởi a.k.h, 16/3/12.

Lượt xem: 10,315

  1. thanhthuy6

    thanhthuy6 New Member

    Xin phép có vài ý kiến lạm bàn về Cô 9 như thế này:
    Thứ nhất: Không phải bất cứ chư tiên thánh nào trong 4 phủ đều giáng sinh xuống dương trần, để lại thần tích rõ ràng để nhân sinh tôn cấp lập thờ. Vì thế có những bóng tiên thánh trong thế giới siêu hình chưa hoặc k giáng sinh vẫn được tôn cấp lập thờ để muôn dân đảo cầu.
    Thứ 2: vì một lý do nào đó, khi được Ngọc Đế giao nhiệm vụ hành sai xuống nhân gian. Các chư tiên thánh sẽ giáng sinh cõi nhân gian có thể 1,2 . . n lần tùy theo tuế luật luân hồi của thiên quy. Những mốc thời gian và địa danh mà các chư tiên giáng sinh ấy sẽ lưu ân, đương nhiên được nhân dân tôn cấp lập thờ, khi ấy nơi tôn cấp lập thờ thông thường sẽ gắn các địa danh ấy (ví dụ: mẫu giáng sinh: Sòng Sơn, Phủ Giày - - > mẫu Sòng, Mẫu Phủ Giày . .).
    Thứ 3: Trong khi giáng sinh các Chư tiên thánh vẫn thường xuyên về tham dự hội đồng tiên thánh để ngự chầu, để có thể "điều chỉnh" nhiệm vụ sao cho phù hợp với tình hình thực tế, để đạt hiệu quả của nhiệm vụ được giao. Khi mãn hạn hành sai, các Chư tiên Thánh đều phải quy chầu Ngọc Đế. Như vậy dù trong bất cứ bối cảnh nào, thì nơi giá ngự của các Chư tiên thánh vẫn là cõi siêu hình, cõi trời nơi Ngọc Đế ngồi ở ngôi vị cao nhất.
    Thứ 4: Để tôn vinh sự cao quý của Thánh Mẫu, nên người ta mới dùng từ "hầu cận". Nói Cô 9 và Cô bé gọi là hầu cận Mẫu mẹ, nên hiểu là: Các cô được "hầu cận" như vai trò là người "trợ lý" giúp việc hành sai, chứ không phải là chỉ chăm lo bưng bê hầu cận. Những việc hầu cận tiểu tiết ấy các cô chỉ đảm nhiệm và giao cho quân quyền của mình làm, trách nhiệm là đôn đốc, kiểm tra việc thực thi ra sao. Nếu các cô mà phải làm những "tiểu tiết" ấy, thì làm sao cô 9 có thời gian đi thị sát muôn cõi nhân gian để mà chấp chính cầm cân nảy mực, làm quan anh linh trong triều thần 4 phủ được? hiểu như vậy, chúng ta có thể thấy: Cô chín có thể "hầu cận" hay nói cách khác là làm "trợ lý" thực thi nhiều hành sai khác nhau cùng 1 lúc, "hầu cận" nhiều mẫu cùng một chốn, đồng nghĩa là không cần nhiều Cô 9 để đứng kè kè "hầu cận" bên Mẫu. Việc đứng bên Mẫu mẹ và được vào cửa Cha ra cửa Mẹ, chỉ là nói về "ngôi vị" đã được Cha Mẹ "đặc cách" mà thôi.
    Thứ 5: Các chư tiên thánh ngoài khả năng lục trí thần thông, luôn có người giao việc kế bên, cô 9 cũng vậy. Nên khi cô giao việc cho những người này hoặc "ủy quyền" cho chư tiên thánh khác, thì nhiệm vụ ấy vẫn là do cô làm, và phải chịu trách nhiệm với Cha Mẹ, với Hội đồng chư tiên thánh trong 4 phủ.
    Từ những luận điểm trên, mình lược bỏ những "rườm già" không cần thiết, suy nghĩ thoáng hơn, sẽ thấy Cô 9 chỉ có 1. Những người được "ủy quyền" thay mặt, sẽ đảm nhiệm hành sai các nhiệm vụ, phép luyện khác nhau (phép cứu, phép chữa, lộc soi, lộc bói . . .) dưới sự điều hành cô. Việc các cái tên: cô chín cửu tỉnh sòng sơn, cô chín giếng, cô chín cứu, cô chín chữa, cô chín thượng ngàn . . . là gắn với các hành sai được ủy quyền và các địa danh mà cô đã giáng sinh mà thôi.
     
  2. hungthang999

    hungthang999 Member

    Bạn ơi, thế bạn cho mình hỏi thế cô Đệ Nhất và Cô Cả Núi Dùm có phải cùng là một cô không nhỉ?
    Hai cô về đồng ăn mặc có giống nhau không?
    Cô đệ nhất về đồng có múa như cô cả núi dùm không?
    Tại sao đã có cô đệ nhất rồi lại còn có cô cả núi dùm nữa?
    :D

    Tiện thể cho mình hỏi thêm câu nữa: Trong các tiên nàng xung quanh Mẫu Thượng Ngàn ở hình dưới đây, có Cô Chín Giếng không, nếu có thì là cô nào vậy?

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/3/14
  3. linh_cu_teo

    linh_cu_teo New Member

    Bác này am hiểu và trả lời logic thật. Theo tôi nghĩ trong cõi siêu hình tồn tại 1 triều đình có cơ chế hoạt động với giống với chính quyền của chúng ta. những vị lãnh đạo Đảng và Nhà Nước (Vua Cha, Thánh Mẫu)sẽ đứng đầu điều hành, các bộ ban ngành phía dưới( quan, chúa chầu,cô cậu..) hoạt động tùy theo chức trách và nhiệm vụ của mình. Ta có thẻ hình dung triều đình có quân đội chính quy và quân đội địa phương. Những giá nằm trong văn thỉnh là những vị thuộc quân chính quy. Còn tất cả nh̃ững vị còn lại dc thờ trong đền, điện, miếu mạo,...đều là những vị thần bản cảnh thuộc quân địa phương. Tất cả đều là lực lượng của triều đình trung ương hết. Cho nên nếu nói vị này thuộc Tứ Phủ, vị kia ko thuộc Tứ Phủ tôi thấy ko hợp lý cho lắm. Cõi tâm linh thi luôn huyền bí nên có những việc khó mà khẳng định chắc chắn dc. Cô 9 Sòng và Cô 9 Thượng có thể là 1 cô mà cũng có thể là 2 cô. Chả sao. Ng ta đã dc xây đền lập miếu, phong Thần hiển Thánh thì dù là thuộc chính quy hay là địa phương thì cũng đều thuộc triều đình trung ương của cõi tâm linh, muôn dân vẫn có thể đảo cầu. Đừng có đến cửa Cô kêu cầu đã trúng đề lại trúng tiếp lô là dc. Ở trên Đồng Mỏ_Chi Lăng lối qua Chầu 10 cũng có 1 đền Cô 9 Thượng. Đây là ý kiến riêng của tôi. mong mọi ng hoan hỷ!
     
  4. Lãng

    Lãng New Member

    Cô Cả về múa quạt chứ ko múa mồi như Cô ở núi Dùm

    Nhận đồng má phấn lưng ong
    Cô Cả chấm đồng tiến Mẫu Sòng Sơn
     
  5. hai301

    hai301 New Member

    a di đà phật.thêm đc kiến thức.cảm ơn mọi ng
     

Chia sẻ trang này