Dòng chảy nghi lễ hầu bóng từ Bắc vào Nam < Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam
Đồng cốt Nghiên cứu tín ngưỡng

Dòng chảy nghi lễ hầu bóng từ Bắc vào Nam

Các tín đồ theo nghi lễ hầu bóng và các cung văn đều khẳng định cái nôi của hầu bóng nằm ở miền Bắc Việt Nam , với trung tâm tín ngưỡng chính quan trọng đó là Hà Nội , Hải Phòng , Nam Định . Nhưng sau nhiều đợt di cư , ở đâu có nhiều người miền Bắc định cư là hầu bóng được mang theo tới đó . Các dòng di cư hay dòng chảy tín ngưỡng có liên quan chặt chè tới quá trình di cư của người miền Bắc và người Việt đương đại

Ngoài khu vực đồng bằng Bắc Bộ , một trong những trung tâm nổi tiếng có lên đồng là ở Huế . Tuy nhiên phong cách hầu đồng ở Huế có nhiều khác biệt nhất so với cách hầu cổ truyền . Bác Bùi Trọng Đang có đề cập đến một hiện tượng lan truyền tự nhiên từ cuối thế kỷ XIX với những người Bắc vào Huế làm ăn và mang theo hầu bóng vào theo . Tiếp theo đó là tiếp thu và hội nhập nghi lễ tín ngưỡng và lấy nhiều nhân tố địa phương cho vào nghi lễ hầu bóng , tạo thành một trường phái riêng của Huế như chúng ta dễ thấy là nghi lễ hầu bóng ở điện Hòn Chén hiện nay . Họ vẫn giữ nguyên điện thần , nhưng không có hầu dâng để giúp lên khăn áo . Họ hầu dứng , khi nào phát lộc mới ngồi . Trong những buổi hầu , thường xuyên có con nhang đệ tự trong công chúng bị ốp đồng . Cách hầu của họ theo như một số đệ tử miêu tả thường lẫm liệt hơn so với đồng ngoài Bắc

Trong một số nghiên cứu giáo sư Tô Ngọc Thanh có đặt câu hỏi vậy còn hầu bóng hay bóng rỗi từ vùng Khánh Hòa đổ vào An Giang có dính dáng gì tới chủ đề hầu bóng mà chúng ta đang đề cập hay không ? Cũng như tín ngưỡng Mẹ xứ sở của người Chăm thông qua mẹ Pô Inu Nagra ( Tiếng việt gọi Thánh mẫu Thiên Y a Na ) có góp gì cho việc hình thành chầu văn hay tín ngưỡng tứ phủ ở vùng đất miền Nam này hay không ? – Hiện tại chúng tôi chỉ mới dám nêu câu hỏi mà không tìm cách trả lời vì chúng tôi chưa có nghiên cứu nào sâu và khía cạnh này

Các làn sóng di cư khác mang theo hầu bóng vào miền Nam đầu thế kỷ XX , mặc dù thêm khía cạnh hào nhoáng nhưng vẫn theo nền cơ bản của ngoài Bắc . Nguyễn Chí Bền và Hồ Tường quan sát rằng có thể phân biệt hai dòng khác nhau giữa của những bà đồng đi qua miền Trung rồi vào miền Nam va cách hầu của những người từ miền Bắc đi thẳng vào Nam sau năm 1954 . mà họ cho rằng gần truyền thống ngoài Bắc hơn

Năm 1954 , một số bà đồng , chủ yếu ở Hà nội , mang hầu bóng sang Pháp , sang Lào , sang Miên

Và sau năm 1975 , những bà đồng va cung văn từ Sài gòn đi tiếp tục sang Pháp , sang Mỹ và sang Canada

Ở nước ngoài , lúc hầu thường là phải dùng nhạc thu bằng băng cassetter , có vài người cung văn hoặc bà đồng biết hát thường hát thêm vào , hoặc chơi các loại nhạc cụ bộ gõ trong những lúc thật cần thiết . Các bà đồng ở Saint – Livrade Pháp , tự hát một số bài và chơi phách , cảnh và trống

Công trình nghiên cứu của chúng tôi được giới hạn tại cái nôi của hầu bóng Hà Nội và Nam định . Các tài liệu thu thập được trong giai đoạn vô cùng quan trọng từ năm 1986 tới năm 1989 . Đó là những năm cuối cùng trước khi hầu bóng chuyển hóa để biến thành bộ mặt như hiện nay

Trích bài viết : CUng văn và điện thần – Tác giả Lê Y Linh

Photo : Buổi hầu đồng Nghĩa Lập Bảo Điện

Bài viết liên quan

Về tục thờ Bà Thiên Hậu của người Hoa ở Nam Bộ

Cuối Mùa Rơm

Lệ thi Đồng Quan Xưa Trong Tín Ngưỡng Tứ Phủ

admin

THANH ĐỒNG SƯỚNG HAY KHỔ ?

admin

Bình luận

Để lại Bình luận