Tìm hiểu thần tích Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai

Thảo luận trong 'Thần tích vị Thánh Tứ Phủ' bắt đầu bởi mantico, 19/5/18.

Lượt xem: 4,681

  1. mantico

    mantico Quản Trị Website

    denchaude4.jpg

    Bà giáng thế hạ trần (có sách nói rằng bà giáng vào nhà họ Lí, tên là Lí Thị Ngọc Ba), sinh quán ở đất Quý Hương, An Thái, Vụ Bản, Nam Định, sau đó trở thành vị nữ tướng, tương truyền chầu là người khảng khái, chính trực, ra trận nếu có kẻ nào làm sai phép quân thì “tiền trảm hậu tấu” (chém đầu kẻ đó trước sau rồi mới về tâu với vua), nhưng đã có công giúp vua ra dẹp giặc và trấn giữ ở vùng Hà Trung, Thanh Hóa nên được sắc phong là Chiêu Dung Công Chúa. Sau này khi trở về Thiên Đình, bà được giao quyền khâm sai Tứ Phủ (từ Thủy Phủ cho tới Thiên Cung), Tam Tòa, biên chép sổ Thiên Đình, quyền cai bản mệnh gia trung (vậy nên có khi người ta còn gọi là Bà Thủ Bản Mệnh). Có khi chầu lại được coi là vị chầu bà giữ sổ Tứ Phủ, coi kho ngân xuyến, kề cận bên Mẫu Liễu Hạnh ở đất Phủ Dày. Đôi khi thanh nhàn, chầu truyền các tiên nàng dạo chơi khắp chốn, từ quê hương ra kinh thành, vân du khắp mọi nơi.

    Chầu Đệ Tứ cũng ít khi về ngự đồng. Người ta thường hay hầu chầu khi về đền thờ chầu hoặc đất Nam Định (là nơi chầu kề cận Mẫu). Thường thì khi có đàn mở phủ mà đồng tân dâng bốn tòa Sơn Trang thì thỉnh chầu về chứng tòa màu vàng. Khi chầu ngự về mặc áo màu vàng, cầm quạt khai cuông rồi thường múa kiếm và cờ lệnh (chầu ra trận hoặc cầm cờ hiệu khâm sai), cũng có nơi hầu Chầu về múa quạt, múa mồi hoặc chỉ khai cuông rồi an tọa (điều này là do tập tục từng nơi).

    Đền Chầu Đệ Tứ cũng được lập ở ba nơi: đầu tiên là Phủ Bà _Chầu Đệ Tứ nằm trong quần thể Phủ Dày (vì coi là chầu cận Mẫu) thuộc Vụ Bản, Nam Định (đồng thời là nơi quê nhà của chầu), tiếp theo là Đền Cây Thị_Đền Chầu Đệ Tứ thuộc Hà Trung, Thanh Hóa (là nơi chầu dẹp giặc) và ngoài ra ở Hà Nội còn có ngôi đền thờ vọng chầu ở bên bờ sông Hồng, gần cầu Chương Dương, Gia Lâm gọi là Đền Duyên Trường_Đền Chầu. Theo một tài liệu ghi lại thì ngày chính tiệc của Chầu Đệ Tứ là ngày 14/3 âm lịch.

    Quan điểm khác về Chầu

    Theo thần tích còn ghi tại gia phả họ Lê , thôn An Thái Tiên Hương phủ Giày thì : tổ tiên Chầu vốn người Thanh Hoá , chuyển cư ra An Thái Tiên Hương , được bốn đời . Trước cửa nhà thờ họ có một cây mai ko bao giờ ra hoa , khi Chầu giáng sinh thì cây mai bỗng nở rộ hoa trắng , trên thân cây có hiện bốn chữ Mai huê công chúa . Nhân đó đặt làm tên . Năm 18 tuổi , lấy chồng bên thôn Vân Cát . Năm 21 tuổi , không bệnh mà hoá . Trong ngày đưa tang , trời làm cơn mưa to , mọi người đi đưa bỏ về thu thóc lúa đồ đạc phơi , khi ra đến nơi lại thì mối đùn thành gò mộ . Kì lạ là những ai bỏ về thì mưa ướt sạch sân nhà đó , những ai ở lại thì sân tạnh đồ đạc ko bị hư hao gì . Dân Tiên Hương An Thái bèn rước về thờ làm Bà Cô tổ dòng họ Lê , sau Vân Cát thấy linh hiển nên cũng xin thờ

    Chầu Bà giáng sinh sau Thánh Mẫu 70 năm , gọi Thánh Mẫu bằng bà cô , cùng họ Lê . Sau khi lập thành đạo lên đồng, Bà được tôn vào vị trí Chầu Đệ Tự , khâm sai bốn phủ , quyền cai bản mệnh , giữ kho bốn phủ , trực tiếp cận Mẫu phủ Giày . Vì lẽ đó nên văn hát , quý hương là Làng An Thái , rồi lại hát ” trong nghĩa thân lại ngoài nghĩa dưỡng ” là lấy cái ý thân tộc vậy

    Khi hiển hoá , bà thường linh ứng khắp mọi nơi , đâu có cảnh thanh lịch sự , khi thì kinh đô thành thị , lúc lại thác gió vợt trăng , giả biến nam nữ trêu đùa trấn gian . Dân lập các đền Cây Thị , Duyên Trường … và các đền làm thủ đền để thờ Bà

    Xưa Mộ phần chầu đặt cùng cánh đồng với lăng Mẫu , nay chính là vị trí trường tiểu học An Thái . Trong những năm cầm đoán , phá mộ Chầu lấy đất xây trường , mộ bằng gạch , phá ra đủ xây một cái cống nước . Chầu báo mộng cho các cụ đồng già trong làng , Mộ có lọ tro và con rắn vàng . Khi khai quan thì quả nhiên như thế , con rắn bỏ đi mất , lọ tro thì được ông cụ thủ lễ đền Mẫu thượng núi tiên hương đem chôn đâu trên núi . Nay không tìm lại được.

    Sưu tầm
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này