Hầu đồng biến tướng

Thảo luận trong 'Bài viết nghiên cứu Đạo Mẫu' bắt đầu bởi ConNhangDeTu, 5/3/13.

Lượt xem: 1,691

  1. ConNhangDeTu

    ConNhangDeTu New Member

    [HR][/HR] [TABLE="align: right"]
    <tbody>[TR]
    [TD] [TABLE]
    <tbody>[TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: pic_explain"]
    [/TD]
    [/TR]
    </tbody>[/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    </tbody>[/TABLE]
    Hầu đồng, một nghi thức tín ngưỡng trong tâm linh người Việt hay còn là một loại hình diễn xướng dân gian độc đáo đã có từ cả trăm năm nay sau một thời gian “thất truyền” thì nay đang ngày càng trở nên đắc địa, lan tỏa thành phong trào “mọi người cùng vui”. Nhất là sau mỗi độ tết đến, xuân về, hòa lẫn với mùi nhang khói, văng vẳng tiếng chuông chùa, bên ban thờ Thánh mẫu hay ban công đồng Tứ phủ dìu dặt tiếng đàn thánh thót, tiếng sáo vi vu và tiếng hát văn ngọt ngào đưa đẩy, thanh đồng hưng phấn nhập vào các giá lúc là quan Hoàng Bảy bầu rượu túi thơ, phong lưu đa tình, lúc lại là ông Mười đĩnh đạc, uy nghiêm, oai phong lẫm liệt, lúc lại là cô Chín sắc sảo, mặn mà, khi lại là cô Bơ sầu muộn, hoặc cô Bé nhí nhảnh, yêu kiều…
    Hầu đồng, nét văn hóa độc đáo chốn tâm linh đang được bung ra, nở rộ vào những ngày đầu năm mới.
    1001 lý do ra hầu đồng
    Trước đây, hầu đồng vẫn được xem là một món ăn tinh thần có phần xa xỉ vì không phải thanh đồng nào cũng được "thánh nhập" và người xem không phải dễ gì để thưởng thức nghi lễ văn hóa đặc biệt này. Hầu đồng cũng đa đoan, thăng trầm cùng với sự biến thiên của xã hội, đã có thời gian bị coi là "mê tín dị đoan" nhưng ngày nay được xem là văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn, phát huy. Trong những năm gần đây đã có nhiều cuộc hội thảo xung quanh chủ đề này với không ít những ý kiến trái chiều về hầu đồng, nhưng tựu trung theo các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu văn hóa thì hầu đồng là nét đẹp văn hóa tâm linh riêng biệt của dân tộc cần được trân trọng và giữ gìn.

    Điều đó hẳn không có gì để bàn cãi, nhưng về sau hầu đồng được bung ra nở rộ đến độ "người người hầu đồng, nhà nhà hầu đồng" thì nét đẹp văn hóa của dân tộc ít nhiều bị biến tướng. Rồi bên đồng thật còn có những "đồng giả" hay "giả đồng" và trục lợi từ chuyện "buôn thần bán thánh". Hay trong khung cảnh linh thiêng chốn đền phủ thì lại thấy một không gian hỗn độn, nhốn nháo về việc các thanh đồng lẫn lộn, chồng chéo khi nhập đồng mỗi người một phách.
    Phủ Dày, TP Nam Định được coi là "đại bản doanh" của các thanh đồng hay "Công Đồng Bắc Lệ" ở Lạng Sơn cũng được coi là thủ phủ của những người hầu đồng. Đồng được phân chia đẳng cấp và thứ bậc. Đồng sang (đồng giàu) và đồng nát (đồng nghèo). Nhiều tiền chưa chắc đã sang, mặc dù bỏ ra cả hàng trăm triệu vào một lễ khóa hầu nhưng cô đồng Bích Vân vẫn bị chê là cứng, là thô và chỉ biết khoe của cho oai chứ trí tuệ của cô thì còn cạn lắm. Người xem cô hầu buông ngay cho một câu rằng: "Cô chẳng hiểu gì về văn" (bài hát văn cho mỗi giá đồng). Có khi cô cứ nhảy tưng tưng mà đáng lý là lúc đấy phải thế này, thế nọ…".
    Câu chuyện về các thanh đồng bén duyên với cửa thánh, cửa quan, cửa mẫu lại là những câu chuyện khác nhau. Người thì bị thánh gọi phải ra theo hầu không thì thánh vật cho dở điên dở dại, ốm đau lay lắt. Người thì theo phong trào sau mấy buổi dự hầu thấy vui quá, loanh quanh bạn bè nhìn đâu cũng thấy bạn mình đi theo cửa quan, cửa thánh nên "con gà tức nhau tiếng gáy" kém miếng khó chịu muốn gia nhập hội đồng để cho bằng bạn, bằng bè. Người lại nghe nói hầu đồng thì được thánh, được mẫu ban cho tài lộc phú quý, liền sắm sanh xiêm y lễ vật rồi mời thầy dạy để tập tọe ra nhập đồng.
    Hai vợ chồng nhà Nga - Lâm kinh tế khá giả nhưng ngặt nỗi ấm ức vì nhà chỉ có ba đứa con gái nay có người mách nước ra hầu thế nào cũng được lộc Mẫu ban kiểu gì cũng sẽ sinh hoàng tử. Thế là cả hai vợ chồng hí hửng, tay bắt mặt mừng chuẩn bị ra hầu. Hai vợ chồng nhà Quân - Thủy lấy nhau cả chục năm trời mà vẫn chưa có con, đã không dưới 6, 7 lần đi chữa vô sinh từ các bệnh viện lớn từ C trung ương đến Bệnh viện Từ Dũ - TP HCM nhưng kết quả vẫn không như mong đợi. Nghe người ta mách nước ra hầu thế nào cũng sẽ có con, nên sau một hồi suy tính thì cả hai đều vui vẻ gật đầu đồng ý, Thủy bảo: "Có bệnh thì vái tứ phương. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, mình thành kính với các cụ, các cụ sẽ độ cho mình, chẳng đi đâu mà thiệt…".

    [TABLE="width: 20, align: center"]
    <tbody> [TR]
    [TD][​IMG] [/TD]
    [/TR]
    </tbody>[/TABLE]
    Câu chuyện khó tin nhất, một em 9X thuộc hàng hotgirl xinh đẹp sau khi dự một lễ khóa hầu của chị đứa bạn thân, chị thanh đồng sau tan khóa lễ chỉ vào em hotgirl phán ngay một câu: "Em xinh như mộng thế này nhưng nếu có vào hầu thì múa cứng như ngậm bút chì chứ không dẻo, không đẹp bằng chị đâu". Sau cái nhìn giận dữ của hotgirl, thêm một cái nguýt dài, thời gian sau em hotgirl ra hầu. Ý nghĩa của việc em bỏ cả vài chục triệu để đổ vào vấn hầu là “làm ra cho nó biết mặt”. Nghe nói để có dăm chục triệu em đã phải có cuộc tình chớp nhoáng với ba anh, mỗi người góp vốn một tí để cho em mát mặt.
    Mọi người bảo Mai Liên hồng nhan bạc phận, mặt hoa da phấn, mình hạc lưng ong, cán bộ văn phòng thường xuyên giao lưu với đối tác thế mà mãi đến ngoài 30 tuổi vẫn một mình lẻ bóng. Đi xem thì thầy phán rằng, cao số ra hầu may ra có lộc, Mẫu thương cho đổi số. Liên đã ra hầu được hai năm. Loay hoay thế nào, sau một lần hầu chẳng hiểu Mẫu thương ra sao lại yêu ngay một anh cung văn kém nàng vài tuổi. Hiện nay, tình đang đậm, lửa đang nồng. Hôm vừa rồi gặp, Liên thỏ thẻ: "Đấy là phước duyên được Mẫu se duyên…".
    Nhà ông Lãm ở Quảng Ninh có thằng con trai 8 tuổi bị bệnh tự kỷ. Cả gia đình cứ rầu rĩ, day dứt mãi vì thằng bé có năng khiếu đặc biệt về đàn mà lại mắc bệnh tự kỷ. Đi xem cho nó, ông thầy phán bảo nó căn ông Hoàng Bảy, đàn hát thơ phú. Bà thầy xem lại phán bảo nó căn cô Chín giếng đền Sòng thích đàn ca sáo nhị. Người khác lại bảo nó có căn cô Bơ vì mặt mày lúc nào cũng buồn rười rượi.
    Mỗi người một phách nên gia đình hoang mang không biết nó căn của ai. Cả gia đình họp lại đi đến kết luận cuối cùng cả bố, mẹ đều ra hầu để đem lộc về cho con. Ra hầu đã được hai năm thằng bé lại có vẻ ổn ổn. Không biết do bố mẹ thằng bé thành kính có tâm nên được Mẫu, Thánh chứng tâm cho hay do nhà mấy lần đưa sang Mỹ chữa bệnh bằng khoa học hiện đại đã đẩy lùi ít nhiều bệnh của nó?!

    [TABLE="width: 20, align: center"]
    <tbody> [TR]
    [TD][​IMG] [/TD]
    [/TR]
    </tbody>[/TABLE]
    Đồng sang - đồng nát
    Dân theo hầu, không còn lạ gì thuật ngữ chỉ người hầu được coi là giàu nứt đố đổ vách, hay là đồng nghèo xơ nghèo xác. Đồng giàu có những giá lên tới bạc tỉ, hoặc xèng xèng cũng vài trăm triệu. Đồng nghèo chỉ có dăm triệu gọi là. Đồng giàu cầu kỳ, kỹ tính chọn cung văn phải là anh văn nức tiếng xa gần. Đồng nghèo chẳng có tiền mời cung văn liền mang xập xình ra bỏ đĩa ra hát hầu. Thanh đồng rất đa dạng. Có cả trình độ đại học, cao học, thạc sĩ, tiến sĩ, hay văn hóa cấp 1 trường làng. Có người là cán bộ nhà nước lại có người là dân buôn bán kinh doanh địa ốc, chứng khoán, ngân hàng… có khi là mấy chị bán vải, mấy cô bán thịt ở chợ Đồng Xuân…
    Người ra nhập đồng phong phú về lứa tuổi: đồng lão, đồng trung niên, đồng thanh niên, đồng thiếu niên, đồng thiếu nhi. Không quan trọng về xuất thân gia đình dòng tộc của thanh đồng, đồng giàu chưa chắc đã sang, đồng nghèo không hẳn đã hèn.
    Đạt - một cung văn đi hát hầu đã 3 năm cho biết, một bà cụ ngoài 70 tuổi ở Lạng Sơn ngày ngày kiếm sống bằng mở quán nước chè thu nhập cả ngày được dăm chục đến một trăm ngàn đồng, bà tiết kiệm để mỗi năm bà hai lần vấn hầu, đầu năm và giữa năm. Đạt bảo: "Bà lão tuy nghèo nhưng hát để cho bà hầu rất thích vì bà rất am tường lời thơ trong văn hầu các giá. Bà lại múa dẻo và hưng phấn nên những người hát văn như Đạt gặp người hầu như thế như bị cuốn đi, cảm thấy vô cùng hứng thú…".
    Có những anh đồng giàu nhưng yêu sách lại vô cùng kỳ quái, đòi hỏi mấy anh hát văn đưa đẩy thêm tí quan họ cho sôi nổi. Hay giá cô Bơ buồn lại mong cô có tí đoạn hát vui cho cô đỡ sầu, đỡ tủi. Với khổ chủ như vậy thì những cung văn như Đạt đôi lúc phải bó tay. Đồng giàu vung tiền không tiếc, gọi là cơn mưa lộc lá, những tờ tiền mệnh giá 200 nghìn, 500 nghìn vung ra không tiếc tay. Đồng nghèo 500 đồng, còn cả những tờ tiền cũ mới lẫn lộn được ném lên một cách dè xẻn. Đồng giàu ngút ngát vàng mã hương hoa đẳng vật linh đình. Đồng nghèo tùng tiệm, giản đơn. Đồng giàu trang phục gấm vóc lụa là thêu chỉ vàng óng ánh. Đồng nghèo áo quần đi mượn hoặc qua loa đại khái.

    [TABLE="width: 20, align: center"]
    <tbody> [TR]
    [TD][​IMG] [/TD]
    [/TR]
    </tbody>[/TABLE]
    Hầu đồng nét đẹp truyền thống của văn hóa Việt
    Cái gì cũng có hai mặt, tích cực và tiêu cực, thẩm mỹ và phi thẩm mỹ, chân thành và thực dụng. 36 giá đồng là 36 câu chuyện mang tính nhân văn của các vị thánh mẫu, tiên cô và các quan hoàng, quan quận… Hầu đồng trong xã hội Việt Nam phong kiến khi xưa đã xác lập bất di bất dịch là ca ngợi công ơn của các vị Thánh, Mẫu, và các vị tiên thánh có công với đất nước đồng thời con người giao hòa với thần linh gửi niềm tin vào một thế giới siêu thực để con người có thêm niềm tin và sự lạc quan. Một đất nước từng trải qua chiến tranh liên miên và xã hội phong kiến trước đây đã làm cho con người cảm thấy bị tù túng, khi hầu đồng là đã thoát ra khỏi thế giới thực để bước vào thế giới ảo ở đó được "bay" được hóa thân hay "nhập đồng" và "thoát tục".
    Khi bước chân vào thế giới siêu thực các thanh đồng được nâng niu, được trân trọng, được "say" trong các giá được thăng hoa và giảm stress phần nào. Dù sao, hầu đồng vẫn là nét văn hóa cần được bảo tồn, và trân trọng. Theo dòng chảy tự nhiên, hầu đồng vẫn còn nguyên giá, trị về tính nhân văn, thẩm mỹ trong xã hội hiện đại nếu được phát huy đúng cách, đồng thời nó là nét chấm phá, tô điểm cho một bức tranh đặc sắc của văn hóa truyền thống người Việt.
    * Ảnh trong bài: Các thanh đồng trong một số giá hầu[​IMG]

     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này