Bất cập trong vấn đề quản lý khu di tích Phủ Dầy

Thảo luận trong 'Tin tức Đạo Mẫu' bắt đầu bởi mantico, 28/11/16.

Lượt xem: 1,228

Tags:
  1. mantico

    mantico Quản Trị Website

    ( ANTV) -Phủ Dày là một quần thể di tích gồm ba di tích chính: phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng bà Chúa Liễu. Mới đây, Quy chế Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị quần thể Di tích Lịch sử - Văn hóa Phủ Dầy vừa được UBND huyện Vụ Bản, Nam Định ban hành đã vấp phản sự phản ứng dữ dội của hàng trăm người dân.

    Hàng trăm người dân có mặt tại Phủ Tiên Hương trong ngày Kỵ Mẫu vô cùng bức xúc trước nội dung quy chế Quản lý Phủ Dầy vừa được UBND huyện Vụ Bản, Nam Định ban hành.

    Một người dân xã Kim Thái, Vụ Bản cho biết: "Tôi rất bức xúc việc bắt bỏ biển chỉ dẫn: Phủ chính, phủ chính Linh từ. Từ bé, người dân đã biết phủ này, cớ sao bây giờ lại xóa bỏ."

    Bà Trần Thị Quyền, 93 tuổi ở Kim Thái, Vụ Bản cho biết: "Với chính sách quản lý đền phủ của chúng tôi, chúng tôi không nhất trí vì đây là việc tâm linh không chỉ của người dân ở Kim Thái, Vụ Bản mà là của người dân cả nước."

    [​IMG]

    Nhiều người dân có mặt tại phủ Tiên Hương bức xúc với quy định mới
    Anh Trần Lê Hiến, người dân xã Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định cũng bức xúc: "Lịch sử Phủ chính này có từ đời xưa đến đời nay, huyện bắt bỏ đi, dứt khoát chúng tôi không đồng ý. Thứ hai, không thể đưa chuyện kinh doanh, đưa vào quy chế các ban bệ. Phải để một người lo, nhiều người lo thì không bao giờ được việc."

    Người dân ở Kim Thái cho rằng, quy chế này là hoàn toàn bất ngờ đối với họ; những người gắn bó với Phủ hàng chục năm nay không được đưa ý kiến của mình. Và họ chỉ được tiếp xúc, nghiên cứu quy chế trong 30 phút.

    Mặt khác, quy chế yêu cầu bắt tháo dỡ biển phủ chính Tiên Hương để thay tên mới Lăng Mẫu là không hiểu giá trị tâm linh của người dân. Đặc biệt tại Điều 13, Chương IV của Quy chế quy định Thủ nhang phải chọn cử, ký hợp đồng quản lý di tích với thời hạn 5 năm.

    [​IMG]
    Việc tháo gỡ biển hiệu tại Phủ Dầy không được người dân đồng tình
    Một người dân xã Kim Thái, Vụ Bản Nam Định cũng cho biết: "7 ban quản lý thì không ông nào làm được gì, đến ông bà Đức ra xây dựng Đền Phủ khang trang, xây dựng đường giao thông trong thôn xóm. Bây giờ thay lại thủ nhang là chúng tôi rất bức xúc."

    Tìm hiểu, chúng tôi được biết, trước năm 1988, hoạt động nghi lễ chầu văn bị hạn chế, tất cả các di tích trong quần thể Phủ Dầy đều không được quản lý, bị bỏ hoang, bị xâm hại, hư hỏng nghiêm trọng.

    Nhiều người tâm đức ở đây như ông bà Đức, bà Duyên hay thủ nhang họ Lê đã đi kêu gọi từng hạt lúa, yến khoai để tôn tạo Phủ Dày ngày nay. Vì vậy, việc để người khác ứng cử làm thủ nhang đã gây bức xúc cho hàng nghìn người dân ở xã Kim Thái.

    [​IMG]

    Những người dân đã có nhiều đóng góp trong việc tôn tạo Phủ Dầy
    Ông Nguyễn Hồng Niên, Chủ tịch UBND xã Kim Thái, vụ Bản, Nam Định cho biết: "Ý tôi là nâng cao trách nhiệm, hiệu lực quản lý và để Chính phủ công nhận Phủ Dày là Di tích Quốc gia đặc biệt."

    Trao đổi với ông Mậu, Phó chủ tịch UBND huyện Vụ Bản cho biết, không phủ nhận công sức của các thủ nhang, của người dân đối với việc tôn tạo. Nhưng cần có ban quản lý Phủ dày để đảm bảo chủ trương chung. Mặc dù nội dung quy chế không lấy ý kiến người dân, nhưng có lấy ý kiến của đại diện các ban ngành địa phương.

    Ông Phạm Đình Mậu, Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: "Hội nghị đó phát cho mỗi người một phiếu, trong đó có phần đồng ý và không đồng ý, thậm chí thêm ý kiến. Và hội nghị đó chỉ có 5 người không đồng ý với dự thảo quy chế này."

    Thực tế, việc ban hành Quy chế quản lý là cần thiết, và người dân cũng đồng tình. Song, nội dung, cách làm ở Vụ Bản lại không nhận được sự đồng thuận của người dân.

    [​IMG]

    Cần có những chính sách thực sự phù hợp cho việc bảo tồn di tích
    Trước đây, nhiều bài học nhãn tiền cho thấy, việc bảo tồn các di tích tách ra khỏi văn hóa làng xã, phủi tay công sức của người dân thì công việc phát huy giá trị di tích sẽ khó thành, nhất lại gắn với lợi ích xã hội. Bởi nhân dân là người xây đắp, không cớ gì, họ lại không được góp ý trong việc ban hành quy chế quản lý; nhất là đối với Phủ Dày, không chỉ gắn với giá trị tâm linh văn hóa hàng trăm năm nay mà còn gắn với tục thờ mẫu dòng họ từ ngàn đời nay ở đây.

    Câu chuyện thay thế các thủ nhang ở Phủ Dày thực sự đang không nhận được sự đồng thuận của người dân địa phương, nhất là trước đó, địa phương đã 7 lần thành lập Ban quản lý đều hư hại đến Đền phủ, ảnh hưởng đến tín ngưỡng thờ cúng của người dân.

    Hy vọng, chính quyền địa phương Vụ Bản, Nam định sẽ có những chính sách phù hợp nhằm bảo tồn các di tích gắn với văn hóa làng xã và nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân, chứ không chỉ đơn thuần là chạy theo khẩu chữ “Di tích quốc gia đặc biệt” mà xa dần người dân, gây xaó trộn trong đời sống nhân dân.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này